Hạn, mặn kéo dài gây thiệt hại trên 54 tỷ đồng

Từ đầu năm 2016 đến nay, hiện tượng El Nino đã gây ra khô hạn, tăng mặn và nước mặn xâm nhập sâu vào nội đồng, đã làm thiệt hại trên 54 tỉ đồng Trong đó, lĩnh vực nông nghiệp thiệt hại hơn 8 tỷ đồng (Trong báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết Huyện ủy Quý I và nhiệm vụ, giải pháp quý II năm 2016), lĩnh vực thủy sản thiệt hại hơn 45 tỉ đồng (Trong báo cáo phục vụ buổi làm việc của Lãnh đạo huyện ủy Bình Đại với Ủy ban nhân huyện và các thành viên Ban chỉ đạo vụ nuôi thủy sản huyện để bàn giải pháp hạn chế thiệt hại trên thủy sản từ đầu vụ đến tháng 3/2016). Riêng cây ăn trái tuy không bị ảnh hưởng trực tiếp như lúa, rau màu và thủy sản, nhưng hiện tượng kéo dài đã làm giảm năng suất sau thu hoạch, cây bị khô lá, rụng trái non. 3 tháng đầu năm, sản lượng cây ăn trái thu hoạch đã giảm 3,5% so với cùng kì năm 2015.

Ngoài ra, hạn, mặn còn làm cho đàn vật nuôi và nhiều hộ dân của huyện lâm vào tình trạng thiếu nước sạch để uống và sử dụng

Các địa phương bị ảnh hưởng nặng gồm: Long Hòa, Long Định, Phú Thuận, Châu Hưng, Vang Quới Đông, Vang quới Tây, Thới Lai, Thạnh Trị. Trong đó, xã Châu Hưng có đến 127ha lúa đông xuân và 13ha rau màu bị thiệt hại trên 70%, các xã còn lại đa phần năng suất lúa bị giảm. Riêng xã Thừa Đức và Thới Thuận, diện tích nuôi hàu bị mất trắng do độ mặn cao hàu không thích nghi nên chết.

Điển hình có gia đình anh Nguyễn Văn Phe, ngụ ấp Hưng Thạnh, xã Châu Hưng, có 4 công đất trồng dừa kém hiệu quả, tháng 5/2015, anh đã mạnh dạng chuyển sang trồng 250 gốc mít Thái xen bưởi da xanh và quýt đường. Anh Phe chia sẻ: “Khi cây mít đang trong giai đoạn phát triển tốt, thì gặp hạn và mặn bao vây khắp vùng khiến các gốc mít khô lá, teo đọt, rụng trái và chết khô dân, ước thiệt hại khoảng 7 triệu đồng”.

Tạo xã Long Hòa, nếu như các năm trước thời điểm này, hầu hết các diện tích đất trồng rau màu của bà con nông dân đều xanh tốt, cho năng suất và lợi nhuận cao, bình quân 10 triệu đồng/1 công, thì thời điềm này các diện tích đất trồng đều bỏ hoang và theo các nông dân thì chờ mưa xuống mới có thể canh tác vụ mùa tiếp theo.

Trước những thiệt hại lớn do hạn, mặn xâm gây ra, Ủy ban nhân dân huyện Bình Đại đã tổ chức 4 cuộc kiểm tra, khảo sát về công tác phòng, chống hạn, mặn ở các xã tiểu vùng I và II. Tổ chức 13 lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật và sinh hoạt câu lạc bộ nông dân trên lĩnh vực canh tác cây trồng và chăm sóc vật nuôi trong điều kiện thiếu nước ngọt và nhiễm mặn, đặc biệt thông báo cho nhân dân nắm và biết rõ khả năng chống chịu mặn của một số cây trồng, vật nuôi, để nhân dân chủ động đề phòng mặn xâm nhập sâu hơn. Trong đó, khuyến cáo nông dân nên dùng cỏ tủ gốc và tăng cường bón phân kali cho cây trồng, giúp cây tăng khả năng chịu hạn.

 

 Tiếp tục nao vét kênh nội động tạo nguồn dẫn ngọt từ thượng nguồn về

Phối hợp với Ủy ban nhân dân các xã tiểu vùng I và II huy động hơn 500 ngày công lao động ra quân nạo vét, phát hoang khai thông kênh mương, gia cố đê bao, nâng cấp đập đã xuống cấp, với tổng chiều dài 38km, để chuẩn bị sẵn sàng lấy và tích trữ nguồn nước ngọt dùng cho cả thời kỳ sau đó đến tháng 6, tháng 7, khi có nguồn nước ngọt xả từ các hồ chứa thượng nguồn sông Mêkông về đến khu vực ĐBSCL. Đồng thời, vận động người dân không xả rác, chất thải xuống nguồn nước, nhằm tránh ngăn cản dòng chảy và gây ô nhiễm môi trường.

Phối hợp với ngành thủy lợi của tỉnh và đơn vị quản lý khai thác, vận hành các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh tranh thủ kỳ nước ngọt lấy vào trong đồng phục vụ cho nhân dân sản xuất. Giải pháp vận hành, điều tiết cống thủy lợi đầu kênh, nạo vét kênh thủy lợi nội đồng bên trong được xem là giải pháp tối ưu để giữ ngọt, ngăn mặn kết hợp với những khuyến cáo về việc xuống giống mùa vụ hợp lý.

Nhưng đến thời điểm này, thì thiệt hại ảnh hưởng do thiếu nước vẫn là rất lớn, chủ yếu bị ảnh hưởng tập trung ở các xã tiểu vùng I, II và 1 phần khu vực ở ấp 5, ấp 6, xã Bình Thắng.
 
Thời gian tới khả năng xâm ngập mặn sẽ tiếp tục diễn biến gay gắt, nhất là từ thời điểm này trở đến hết tháng 6 là thời điểm gay gắt nhất của mùa khô năm 2016. Vì vậy, bên cạnh việc có chính sách hỗ trợ cho người dân đối với những vùng không thể khắc phục, thì huyện tập trung chú trọng tới công tác tuyên truyền giai đoạn nào lấy nước được kịp thời thông báo cho bà con. Lấy nước để rửa mặn, cung cấp nước ngọt để cây ăn trái phục hồi, đưa các giải pháp kỹ thuật phục hồi diện tích lúa thiệt hai, vận hành điều tiết cống để giữ ngọt, ngăn mặn.

Đầu tư 2 cống trên đê bao ven sông Ba Lai xã Thới Lai và Châu Hưng lấy nước trực tiếp từ sông Ba Lai, kinh phí 3,5 tỷ đồng. Dự kiến thi công công trình trong tháng 4/2016.

Phối hợp với Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh hỗ trợ đấu nối đường ống cung cấp phục vụ sinh hoạt cho nhân dân ở địa bàn khó khăn về nước tại các điểm xa như: ấp Thừa Mỹ, xã Thừa Đức, Nhà tránh trú bão xã Thới Thuận, khu vực ấp Phước Bình, xã Thạnh Phước. Đến nay, đã thi công hoàn thành và cung cấp trên 100m3 nước cho khu vực ấp Phước Bình, xã Thạnh Phước. thực hiện nạo vét xong 5 công trình thủy lợi, với chiều dài khoảng 6,5km.

Bên cạnh đó, Uỷ ban nhân dân huyện đã xuất nguồn vốn cấp bù thủy lợi để thi công nạo vét 22 tuyến kênh, với chiều dài 35km và tiếp tục khảo sát đắp gia cố đê bao ấp 1, xã Tam Hiệp từ ngân sách dự phòng năm 2016 của huyện, tạo nguồn dẫn ngọt từ thượng nguồn về đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu sản xuất của nông dân trong thời gian tới và những năm tiếp theo./.

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Nâng cao năng suất nuôi tôm rừng và tôm quảng canh
• Bến Tre nỗ lực thực hiện sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia
• Công nghệ khí hậu-xu hướng công nghệ trong năm 2024
• Thành quả của Trung tâm điều hành thông minh sau một năm vận hành
• Bến Tre tập trung đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong xây dựng nông thôn mới
• Tiêu sợi huyết - phương pháp vàng trong cấp cứu đột quỵ
• Hoa hậu chuyên nuôi tôm công nghệ cao Phan Thị Mỹ Linh
• Hiệu quả từ mô hình phục hồi vườn dừa bị thiệt hại do dịch hại sâu đầu đen
• Quy trình phòng chống hạn mặn trong chăn nuôi
• Đẩy mạnh phát triển vườn dừa hữu cơ, kinh tế hợp tác trong ngành dừa trên địa bàn tỉnh
• Các chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp huyện Thạnh Phú đạt nhiều thành quả nổi bật
• Giồng Trôm xây dựng vùng sản xuất tập trung gắn với hoàn thiện chuỗi giá trị dừa
• Mỏ Cày Nam ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo trong chuyển đổi số và đào tạo nhân lực trong nông nghiệp, nông thôn
• Tăng thu nhập nhờ mạnh dạn đa dạng hóa đối tượng nuôi
• Quản lý bệnh héo xanh trên cúc mâm xôi