Anh Mai Hữu Truyền với nghề sản xuất cây giống - cây chanh không hạt

Dựa vào nhu cầu tiêu thụ của khách hàng và ưu thế dễ trồng, dễ chăm sóc, giá thành ổn định và thời gian ươm ghép bán nhánh khá nhanh, anh Mai Hữu Truyền ấp Tây Lộc xã Vĩnh Thành huyện Chợ Lách đã lựa chọn dòng sản phẩm cây có múi, đặc biệt là cây chanh không hạt để đầu tư phát triển.

39 tuổi đời nhưng anh Truyền lại có hơn 20 năm kinh nghiệm trong nghề làm cây giống, là nghề cha truyền con nối. Cũng như nhiều hộ làm cây giống tại địa phương xã Vĩnh Thành, anh Truyền sản xuất cây giống thường theo nhu cầu khách hàng. Trước đây là cây xoài nhưng khoảng 03 năm nay anh tập trung vào dòng sản phẩm của loại cây có múi như: cây bưởi da xanh, cam mật, chanh không hạt, cây tắc, ...Trong đó cây chanh không hạt ghép được anh Truyền chú trọng nhiều hơn và xem ra cũng là người có bề dày kinh nghiệm đối với loại cây này. Mỗi năm cơ sở cây giống anh Truyền sản xuất và cung ứng ra thị trường hơn 700 ngàn cây giống các loại, trong đó cây chanh không hạt ghép sản xuất khoảng 400 ngàn cây, 03 năm qua giá cây chanh không hạt luôn ổn định bình quân khoảng 10 ngàn đồng/cây, giúp cho gia đình anh có cuộc sống khá.

 
 Anh Truyền có thu nhập khá từ vườn chanh không hạt

 

Anh Truyền cho biết đối với cây chanh không hạt việc nhân giống rất dễ, từ  khi ươm hột đến bán nhánh khoảng 9 tháng. Về quy trình khi mua hột về chà rửa cho sạch phơi ráo nước song mang ra giàn ươm, thời gian khoảng 1,5 tháng cây ra mầm phát triển tốt lá xanh đều nhổ ra cấy, đến khoảng 4,5 tháng sau là bắt đầu ghép, thời gian từ khi ghép đến bán mất khoảng 03 tháng. Không như các loại cây giống khác, cây chanh không hạt ghép khi cấy, ghép...đều để ngoài trời nắng không cần thiết phải vô mùng để trong mát. Về nước tưới bình thường, tưới mỗi ngày và rải phân định kỳ hàng tháng. Giai đoạn nuôi cây sử dụng phân hữu cơ kết hợp với phân hóa học NPK 16-16-8 giúp chồi mập. ....Với cách làm này không chỉ giúp cho vườn chanh không hạt của anh Truyền tươi tốt, lá xanh đều, hạn chế sâu bệnh mà còn đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Bỡi lẽ nhu cầu về giống cây sạch bệnh luôn là tiêu chuẩn hàng đầu để khách hàng lựa chọn.

"Ngoài những kinh nghiệm nêu trên đối với người sản xuất cây giống song vẫn chưa đủ, hiện nay không chỉ có địa phương xã Vĩnh Thành phát triển mạnh nghề sản xuất cây giống mà các xã lân cận hay những địa phương khác cũng có nghề làm cây giống do đó để đứng vững trên thị trường đòi hỏi người làm cây giống phải quan tâm về chữ tín, sản phẩm chất lượng đặt lên hàng đầu, giá thành phải ổn định". Anh Truyền chia sẽ.  

Riêng đối với cây chanh không hạt sỡ dĩ thời gian qua được thị trường ưa chuộng có nhiều hộ tham gia sản xuất xuất phát từ nhiều nguyên nhân: thời gian ươm ghép bán ra thị trường khá nhanh, cây ít sâu bệnh, tỷ lệ cắt ghép đạt khá cao, khi khách hàng mua về trồng cây mau cho trái( khoảng 12 tháng) vào mùa nắng giá mỗi kg chanh vài chục ngàn đồng/kg, cao điểm có lúc khoảng 40 ngàn đồng/kg. Về kỹ thuật chăm sóc đơn giản, nhẹ công, chi phí đầu tư như: phân bón, thuốc trừ sâu ít...

Có thể thấy rằng, nghề sản xuất cây giống tại huyện Chợ Lách đã có mặt từ khá lâu, tuy nhiên việc lựa chọn giống cây trồng hợp lí để đầu tư sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao đòi hỏi có sự nhạy bén. Riêng cơ sở sản xuất cây giống của anh Mai Hữu Truyền thời gian qua có sự nhại bén trong kinh doanh từ đó giúp cho gia đình anh có sự vươn lên từ hộ khó khăn vươn lên khá giả và cũng chính từ nghề sản xuất cây giống, cơ sở anh Truyền đã góp phần giải quyết việc làm thường xuyên cho 7 lao động, với mức thu nhập bình quân hơn 3 triệu đồng/người/tháng. /.

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Nâng cao năng suất nuôi tôm rừng và tôm quảng canh
• Bến Tre nỗ lực thực hiện sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia
• Công nghệ khí hậu-xu hướng công nghệ trong năm 2024
• Thành quả của Trung tâm điều hành thông minh sau một năm vận hành
• Bến Tre tập trung đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong xây dựng nông thôn mới
• Tiêu sợi huyết - phương pháp vàng trong cấp cứu đột quỵ
• Hoa hậu chuyên nuôi tôm công nghệ cao Phan Thị Mỹ Linh
• Hiệu quả từ mô hình phục hồi vườn dừa bị thiệt hại do dịch hại sâu đầu đen
• Quy trình phòng chống hạn mặn trong chăn nuôi
• Đẩy mạnh phát triển vườn dừa hữu cơ, kinh tế hợp tác trong ngành dừa trên địa bàn tỉnh
• Các chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp huyện Thạnh Phú đạt nhiều thành quả nổi bật
• Giồng Trôm xây dựng vùng sản xuất tập trung gắn với hoàn thiện chuỗi giá trị dừa
• Mỏ Cày Nam ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo trong chuyển đổi số và đào tạo nhân lực trong nông nghiệp, nông thôn
• Tăng thu nhập nhờ mạnh dạn đa dạng hóa đối tượng nuôi
• Quản lý bệnh héo xanh trên cúc mâm xôi