Gương thanh niên sản xuất, thành công với mô hình nuôi thỏ, nuôi dê tại xã Châu Hưng

Với sức trẻ, ham học hỏi và tính chịu thương chịu khó, anh thanh niên Trương Hoàng Phúc, ấp Hưng Thành, xã Châu Hưng, huyện Bình Đại không ngừng thi đua sản xuất, phát triển kinh tế gia đình từ hai mô hình nuôi thỏ và nuôi dê.

 

Anh Phúc cho biết, anh bén duyên nghề nuôi thỏ cách đây hơn 15 năm, do tình cờ nói chuyện với bạn bè, anh biết được nghề nuôi thỏ có thể đem lại lợi nhuận kinh tế. Còn khá mập mờ, do địa phương chưa có ai đầu tư để nuôi thỏ và nguồn thỏ giống không biết tìm mua ở đâu. Nhưng sau thời gian suy nghĩ, anh  Phúc quyết định chọn nghề nuôi thỏ này.

  Anh Phúc (áo xanh) đang chăm sóc đàn thỏ của mình.

 

Anh tìm mua được 5 con thỏ giống tại các cơ sở trong và ngoài tỉnh sau khi được giới thiệu qua người thân. Sau đó, anh về đầu tư xây cất chuồng trại để chăn nuôi. Về kỹ thuật, anh nghiên cứu qua sách tài liệu và tự mình đúc kết kinh nghiệm qua những năm tháng chăn nuôi thỏ. Nhờ anh siêng năng, chăm chút cho đàn thỏ của mình, mà đàn thỏ của anh lớn nhanh, đẻ say. Một năm, thỏ giống của anh Phúc đẻ từ 5-6 lứa, mỗi lứa từ 3 đến 6 con thỏ con. Sau 1 năm, đàn thỏ của anh Phúc nhân đàn hơn 100 con thỏ. Đến nay, đàn thỏ của anh Phúc đã đếm không xuể, lớn, nhỏ hơn 200 con thỏ. Thức ăn cho thỏ, anh Phúc chủ yếu sử dụng nguồn thức ăn thiên nhiên có trong vườn như: Chuối cây, cỏ xanh, rau lang, cơm,… ngoài ra còn bổ sung thức ăn công nghiệp.

 

Thịt thỏ trên thị trường rất được ưa chuộng, nên giá cả rất bình ổn, hàng tháng, anh chiết lấy thỏ thịt để bán ra thị trường, từ việc nuôi thỏ, hàng tháng, anh trung bình thu nhập hơn 5 triệu đồng.

 

Ngoài ra, để tăng thêm thu nhập, từ 1 công đất vườn gần nhà, anh Phúc đầu tư trồng cỏ để chăn nuôi thêm dê cái sinh sản vào cuối năm 2015 với 6 con dê sinh sản. Do lúc đầu còn chưa quen với chăn nuôi dê, nên việc nhân đàn dê còn khó khăn, nhưng chưa tròn 1 năm, anh bắt nhịp được nghề chăn nuôi dê sinh sản, vì vậy, đàn dê của anh to khỏe và cho ra lứa dê đầu tiên với 7 con dê. Anh vừa xuất bán dê thịt và để dành lại 6 con dê cái sinh sản để tiếp tục nhân đàn.

 

Anh Phúc chia sẻ: “Kỹ thuật nuôi thỏ và nuôi dê không hề khó, quan trọng là chịu học hỏi, tìm tòi, chia sẻ những kỹ thuật chăn nuôi từ những người nuôi với nhau để đúc kết kinh nghiệm. Chú trọng tất cả các khâu từ vệ sinh chuồng trại, thức ăn và tiêm phòng dịch bệnh đầy đủ. Đặc biệt, cần có sự cố gắng, không nản lòng khi gặp khó khăn, chăn nuôi khi bị thất bại. Tích lũy dần dần kinh nghiệm và nhân rộng đàn”.

 

Bằng hoài bão của tuổi trẻ, tích cực sản xuất, anh Phúc từng bước thay đổi cuộc đời mình, làm giàu cho bản thân mình, góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Anh Trương Hoàng Phúc là tấm gương sáng về tinh thần xung kích, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm. Anh Phúc được UBND huyện tặng giấy khen “Thanh niên sản xuất giỏi” năm 2013.

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Tập huấn nâng cao chất lượng tham gia Hội thi sáng tạo kỹ thuật, sáng kiến dành cho cán bộ quản lý, giáo viên cấp trung học
• GII 2023: Việt Nam tăng 2 bậc, xếp thứ 46/132 nền kinh tế
• Xu hướng tự chủ về Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo trong thời kỳ cạnh tranh chiến lược hiện nay
• Mỏ Cày Nam tập trung phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững
• Tổng kết hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Bến Tre lần thứ IX năm 2022-2023
• Thành phố Bến Tre: Khơi dậy sự sáng tạo, nghiên cứu khoa học của học sinh
• Chỉ đẫn địa lý – một trong các yêu cầu của nông nghiệp bền vững
• ChatGPT dùng để làm gì và mối đe dọa của nó đến một số ngành nghề
• Chương trình phát triển tài sản trí tuệ - công cụ quan trọng góp phần nâng cao giá trị, vị thế của sản phẩm địa phương
• Bến Tre triển khai thực hiện chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030
• Thu nhập khá nhờ trồng hoa kiểng
• Trương Văn Dương – Gương mặt trẻ thành đạt
• Gạo giống nàng keo góp phần xây dựng thương hiệu gạo Bến Tre
• Đổi mới sáng tạo và các đặc tính của nó
• Bến Tre có 02 mã vùng trồng và 03 cơ sở đóng gói sầu riêng được xuất khẩu sang Trung Quốc