Lê Quang Trắc – “Ông vua” nuôi chim cút ở Lương Quới

Quá trình đi lên
Hai mươi năm trước, anh Lê Quang Trắc, ở ấp Đồng Nhơn, xã Lương Quới, Giồng Trôm (Bến Tre) cải tạo 6 công vườn tạp để trồng cây có múi. Không có tiền đầu tư mua phân chăm bón, ngày ngày vợ chồng anh lầm lũi trên chiếc xe đạp, gom phân heo của hàng xóm nuôi nhỏ lẻ cho, chở về bón cây. Nhu cầu bón phân thì nhiều nhưng bà con cho chẳng là bao. Vậy là anh liền nghĩ ra cách nuôi cút để lấy phân. Chăn nuôi thì anh mù tịt. Nên anh phải  mất nhiều thời gian đi học tập mô hình của nhiều trang trại. Đồng thời anh tìm hiểu qua sách báo, tài liệu về phương pháp chăn nuôi cũng như chăm sóc và những điều kiện khác. Là người luôn cẩn trọng, nên ban đầu anh chỉ nuôi thử một hai ngàn con. Chủ yếu là để lấy phân bón cho cây. Nhiều năm, thu hoạch từ tiền bán trái cây vườn, dành dụm dần, có vốn lên, rồi vay ngân hàng, làm ăn phát triển mỗi ngày. Vậy là năm 2012, anh quyết định mở ra ba trại, hiện anh đang nuôi 34 ngàn con cút đang đẻ. Sở dĩ anh quyết định mở rộng với qui mô đó vì anh có thêm thế mạnh là con trai anh là kỹ sư tin học. Bên cạnh anh có mướn ba anh công nhân, nhưng có hai anh có bằng cử nhân cũng ở chuyên ngành này. Hiện gia đình anh có hai chiếc máy vi tính, nối mạng Internet. Vậy là ngoài kinh nghiệm lâu nay, rồi học từ sách báo, dự lớp tập huấn… Giờ con anh và công nhân hỗ trợ, tư vấn cho anh tha hồ nghiên cứu tài liệu trên mạng để ứng dụng.

 

Qui trình sản xuất

Nhằm tận dụng triệt để các nguồn thu, anh mở ra mô hình khép kín. Ngoài lấy phân bón cho cây, anh còn nuôi nhiều ao tôm, cá, cho ăn trứng bể, phân cút tươi. Đồng thời, nhà anh có một con chó becgie và hai con chó rottweiler cái. Hàng ngày thức ăn cho chó cũng là trứng cút bể. Ngoài việc canh giữ chuồng trại, tám chín tháng, chó đẻ một lứa cũng giúp cho anh có vài chục triệu đồng. Nguồn phân lặng lẽ nhưng mỗi ngày đến chừng trên 20 bao (đã phơi khô). Hiện nay giá mỗi bao phân cút khô 25.000đ/bao. Mỗi ngày anh xuất trên dưới 20 bao, thu vào 400.000 đến 500.000đ. Số tiến ấy đủ trả lương cho ba công nhân. Tương đương với 1/5 phần tiền mua thức ăn. Lâu nay anh chỉ cung ứng trứng lộn, trứng lạt cho thị trường. Gần đây anh mua lò ấp trứng về để ấp lấy con nuôi. Vì theo anh con giống bây giờ mua “trôi nổi” không bảo đảm, dễ thoái hóa. Lò ấp của anh sức chứa tới 40.000 trứng. Nên ngoài giữ lại nuôi anh còn bán ra thị trường mỗi ngày một nhiều lên. Sở dĩ khách hàng của anh ở khắp các huyện, rồi Tp Bến Tre vì trứng cút của anh rất đạt chuẩn, vỏ cứng, khi chuyên chở tỉ lệ hao hụt rất thấp. Và lòng trứng to và màu lòng trứng màu đỏ cam (nếu theo dõi  thấy khác đi là anh liền điều chỉnh ngay các khâu). Nếu trứng giống đạt như vậy, mua về ấp, ắt con giống sẽ to, khỏe và đẻ sai. Đây là bí quyết từ khâu thức ăn, chăm sóc, thậm chí cả vệ sinh chuồng trại, góp phần giữ cho cút không dịch bệnh, nhằm hạn chế tỉ lệ hao hụt. Qua quá trình chăn nuôi, anh rút ra kinh nghiệm, soạn công thức riêng. Loại thức ăn nào, thuốc gì giá rẻ, đề kháng tốt để trứng đạt chất lượng, bán giá được cao. Ngoài ra tỉ lệ đẻ trứng 90% là đạt so với các trang trại khác. Tuy nhiên, có giai đoạn cơ sở của anh, cút cho trứng đến 94-95%. Nếu đạt như thế tất nhiên phải tính tới cả việc xử lý nhiệt độ. Nóc chuồng trại chỉ lợp bằng lá. Vách thì bằng tấm bạc. Vì như vậy để khi trời nắng nóng, nhiệt độ cao, anh giở ra. Còn khi mưa dầm, vào mùa lạnh thì anh giăng lại. Tám tháng, khi cút đẻ số lượng giảm, anh cho xuất chuồng, bán thịt. Do nghiên cứu, cập nhật thông tin trên mạng thường xuyên, nên khâu này anh cũng đạt khá cao. Từ đó đàn cút của anh trung bình chừng 4 đến 5con/1kg. Có một bí quyết mà anh cho biết: Đó là nên xây dựng chiều ngang trại vừa phải, chỉ nên đặt hai hàng chuồng. Vì như vậy cút sẽ được thoáng mát, dễ làm vệ sinh, dễ đi lại theo dõi và chăm sóc hay cho ăn uống. Anh đã rất chặt chẽ trong các khâu, nên việc làm ăn của anh luôn đạt lãi ròng trung bình 20% so với đồng vốn đầu tư.

Xử lý môi trường

Anh là người đầu tiên trong tỉnh đăng ký trang trại nuôi cút được Chi cục Thú y tỉnh phê duyệt. Bởi anh đã từng làm Tổ trưởng Tổ liên kêt chăn nuôi của xã. Rồi được công nhận đạt mô hình trang trại theo tiêu chí xã nông thôn mới… Từ trang trại đến các khâu xử lý phân của anh rất qui củ. Anh cho cút uống nước hàng ngày, ngoài pha thuốc bổ xung vitamin, đều có pha thêm loại thuốc khi cút thải phân không có mùi và không có vi khuẩn có hại. Đồng thời, khi phơi phân anh còn rắc thuốc trừ khuẩn và khử mùi thêm lần nữa. Nên trang trại mỗi ngày ra từ 40 đến 50 bao phân tươi (còn lại hơn 20 bao phân khô) mà vẫn không dậy mùi hôi. Mỗi ngày anh cho công nhân quét dọn chuồng trại một lần. Bên cạnh anh rắc vôi bột, rải tro trấu dưới chuồng trại để khử, hút thêm mùi hôi còn lại. Dùng chế phẩm sinh học khử khí độc, diệt mùi hôi cấp tốc. Khi phân khô, chưa bán kịp, anh đều cho xuống hầm rất kỹ, đảm bảo về môi trường để không ảnh hưởng đến sức khỏe bà con các hộ xung quanh.

 

Ngoài việc chăn nuôi thành đạt, anh còn hướng dẫn qui trình chăm sóc cho nhiều người ở địa phương cùng nuôi cút đều có kết quả tốt. Như anh Trần Hoàng Công, anh Phan Thanh Sơn, anh Lê Minh Cường đều có trang trại nuôi năm bảy ngàn con. Theo anh Trắc, nếu ai chịu khó nuôi cút thì có cơ hội thoát nghèo. Tuy nhiên, vấn đề then chốt là mặt bằng, đồng vốn, đam mê cùng với kiến thức…
Hướng phát triển

Với hơn mười năm kinh qua nghề chăn nuôi chim cút, anh Trắc đã dày dặn kinh nghiệm và rất tự tin. Thường xuyên theo dõi cút từ bốn năm giờ sáng đến mười một giờ đêm. Nên khi nghe tiếng va chạm của trứng, nhìn bông nổi trên vỏ trứng, nhìn màu của lòng đỏ, anh biết được nó đạt đến mức độ nào. Đồng thời, anh đã tích lũy được một số vốn. Từ đó anh đang san lắp thêm mặt bằng, mở rộng trang trại, chăn nuôi thêm. Tin rằng anh sẽ tiếp tục thành công.

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Tập huấn nâng cao chất lượng tham gia Hội thi sáng tạo kỹ thuật, sáng kiến dành cho cán bộ quản lý, giáo viên cấp trung học
• GII 2023: Việt Nam tăng 2 bậc, xếp thứ 46/132 nền kinh tế
• Xu hướng tự chủ về Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo trong thời kỳ cạnh tranh chiến lược hiện nay
• Mỏ Cày Nam tập trung phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững
• Tổng kết hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Bến Tre lần thứ IX năm 2022-2023
• Thành phố Bến Tre: Khơi dậy sự sáng tạo, nghiên cứu khoa học của học sinh
• Chỉ đẫn địa lý – một trong các yêu cầu của nông nghiệp bền vững
• ChatGPT dùng để làm gì và mối đe dọa của nó đến một số ngành nghề
• Chương trình phát triển tài sản trí tuệ - công cụ quan trọng góp phần nâng cao giá trị, vị thế của sản phẩm địa phương
• Bến Tre triển khai thực hiện chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030
• Thu nhập khá nhờ trồng hoa kiểng
• Trương Văn Dương – Gương mặt trẻ thành đạt
• Gạo giống nàng keo góp phần xây dựng thương hiệu gạo Bến Tre
• Đổi mới sáng tạo và các đặc tính của nó
• Bến Tre có 02 mã vùng trồng và 03 cơ sở đóng gói sầu riêng được xuất khẩu sang Trung Quốc