An tâm chất lượng vàng trang sức, mỹ nghệ lưu thông trên thị trường Bến Tre

Vàng là kim loại quý, được người tiêu dùng sử dụng làm trang sức để làm đẹp hoặc làm tài sản để dành. Đây là loại sản phẩm, hàng hóa có giá trị kinh tế cao, thường được trao đổi, mua bán tại các doanh nghiệp chuyên kinh doanh về vàng trang sức, mỹ nghệ.

 Đoàn kiểm tra đang kiểm tra tại Doanh nghiệp.


Theo số liệu thống kê, toàn tỉnh Bến Tre hiện có 245 doanh nghiệp chuyên mua bán vàng trang sức, mỹ nghệ. Đa số ở mỗi xã, phường đều có doanh nghiệp kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ tập trung các các chợ, khu phố. Nguồn hàng của các doanh nghiệp này chủ yếu lấy từ các công ty vàng bạc đá quý lớn có uy tín, thương hiệu như: PNJ, SJC hoặc các doanh nghiệp sản xuất vàng trang sức ở các tỉnh Long An, Tiền Giang, Trà Vinh… Hầu hết doanh nghiệp trong tỉnh đều có sản xuất vàng trang sức. Tuy nhiên, các doanh nghiệp này chỉ sản xuất vài loại có kiểu dáng đơn giản như nhẫn trơn, nhẫn kiểu,… trừ vài doanh nghiệp lớn của tỉnh sản xuất lớn, có nhiều chủng loại sản phẩm, đa dạng về mẫu mã, kiểu dáng, các doanh nghiệp này sản xuất và cung ứng cho các doanh nghiệp khác trong tỉnh.

Sở Khoa học và Công nghệ là cơ quan được phân công nhiệm vụ quản lý về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng vàng trang sức, mỹ nghệ. Từ năm 2015 đến nay, Sở đã chỉ đạo các đơn vị có liên quan thực hiện thanh, kiểm tra về tiêu chuẩn đo lường chất lượng vàng trang sức, mỹ nghệ tại 186 lượt doanh nghiệp, mượn 18 mẫu vàng trang sức để thử nghiệm về chất lượng. Kết quả tất cả các mẫu đều đạt chất lượng so với công bố, các doanh nghiệp đã trang bị cân đúng quy định, khối lượng vàng đúng như công bố trên nhãn hàng hóa; chứng chỉ kiểm định cân, quả cân còn hiệu lực; có xây dựng và công bố tiêu chuẩn cơ sở cho những sản phẩm mà doanh nghiệp tự sản xuất. Đồng thời, trong quá trình thanh/kiểm tra đã tuyên truyền hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện đúng các quy định. Bên cạnh đó, vẫn còn một số doanh nghiệp đã hướng dẫn nhưng vẫn vi phạm, Thanh tra Sở đã ra quyết định xử phạt 05 doanh nghiệp vi phạm về nhãn hàng hóa với tổng số tiền xử phạt là 25.000.000 đồng.

Có thể nói, nếu trước đây chưa có Thông tư 22/2013/TT-BKHCN quy định về quản lý đo lường trong kinh doanh vàng và quản lý chất lượng vàng trang sức, mỹ nghệ lưu thông trên thị trường thì chất lượng vàng trang sức thả nổi, hàm lượng vàng chưa đúng so với công bố của nhà sản sản dẫn đến tình trạng vàng mua đâu phải bán đó; chưa phân định rõ cơ quan chức năng quản lý. Nay, Thông tư 22/2013/TT-BKHCN có hiệu lực và đi vào cuộc sống, vàng trang sức, mỹ nghệ lưu thông trên thị trường Bến Tre được quản lý về khối lượng, chất lượng nên người tiêu dùng có thể an tâm khi trao đổi mua bán.

Cùng với sự quan tâm thực hiện của doanh nghiệp kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ về lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng và sự vào cuộc của các cơ quan chức năng trong công tác tuyên truyền, phổ biến những quy định của pháp luật. Hy vọng, trong thời gian tới, vàng trang sức, mỹ nghệ lưu thông tại Bến Tre sẽ tạo được lòng tin với tiêu tiêu dùng trong tỉnh nói chung và ngoài tỉnh nói riêng.

Tin tức khác cùng chuyên mục
• EU thông qua dự luật mới giảm rác thải bao bì, cấm đồ nhựa dùng một lần
• Chanh leo Việt Nam đang tiến gần hơn đến thị trường Australia
• Thông tin về Giấy Chứng thư khi xuất khẩu thủy sản sang Israel
• Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bến xe hàng
• Dụng cụ, hộp đựng và bao bì thực phẩm
• Công nghệ thực phẩm
• Thức ăn thủy sản
• Các chất khử trùng dùng để làm sạch thực phẩm
• EU thay đổi quy định về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật đối với nông sản
• Xuất khẩu nông sản sang Hàn Quốc cần lưu ý quy định mới
• Trung Quốc đồng ý xem xét hồ sơ cho Việt Nam xuất khẩu thịt gia cầm
• Quy định mới về kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường của Bộ Khoa học và Công nghệ
• Sản phẩm thịt chế biến
• Thực phẩm đóng gói sẵn
• Sản phẩm thực phẩm