Giải pháp nào để ứng phó với dịch hại ve sầu

Những năm gần đây ve sầu đang tăng nhanh về mật độ cũng như tầng suất xuất hiện. Hiện nay, ở mọi ngõ ngách làng quê, tiếng kêu inh ỏi của ve sầu từ sáng sớm đến tận khuya làm cho không gian vùng thôn quê vốn yên ả ngày nào trở nên xáo trộn. Ngoài tiếng ve rỉ rả suốt ngày tạo cho âm thanh khó chịu còn phải chứng kiến những tia nước phả vào mặt khi đi qua những nơi chúng trú ở.

Qua tìm hiểu và khảo sát thực tiễn, sau khi giao phối, ve cái đào những rãnh nhỏ lên vỏ các cành cây và đẻ trứng vào đó, một con ve cái có thể đẻ vài trăm trứng, đây là nguyên nhân làm cho một số nhánh cây bị chết héo. Khi trứng nở, ấu trùng ve rơi xuống và đào sâu vào trong đất. Ấu trùng ve sữa hút nhựa từ rễ cây để cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể. Khi đến giai đoạn chuyển tiếp cuối cùng để kết thúc thời kỳ ấu trùng, những ấu trùng ve đào một đường hầm chui lên mặt đất và bò lên gốc cây. Sau đó, chúng lột xác lần cuối để trở thành ve sầu. Vỏ xác ve vẫn còn nằm đó và gắn vào vỏ cây. Sau khi lột xác, việc đầu tiên là hút nhựa cây để bổ sung chất dinh dưỡng, tiếp đó là bắt đầu ca hát để thu hút con cái.

 



Khác với các loài côn trùng khác, ve sầu đực tạo âm thanh bằng cách rung hai cái “loa” làm bằng màng mỏng, phát triển từ lồng ngực, có sườn bên trong. Những vòng sườn được co giãn thật nhanh, làm rung màng mỏng, tạo sóng âm thanh. Bên cạnh đó, bụng ve rỗng nên có thể khuếch đại thành tiếng ve kêu rất to. Ve lắc mình và dùng cánh để tạo nhịp lên xuống cho “bài hát” của mình. Đặc biệt hơn, trong quá trình ca hát chúng còn bắn ra liên tục những tia nước kéo dài từ 3-4 giây và cách khoảng nhau cũng độ 3-4 giây làm ướt đẫm cả khu vực bên dưới khi chúng tập trung thành bầy đàn trên cây.

 


Với đặt tính chích hút nhựa từ rễ đến thân cây trong suốt vòng đời nên nguy cơ gây hại đến đời sống sinh trưởng, phát triển cây trồng là rất cao và thực tiễn cho thấy những vườn chôm chôm, nhãn trở nên sơ xác, trơ cành khi chúng tập trung nhiều với mật số cao. 


Nhiều nông dân cũng đã dùng thuốc hóa học để xua đuổi và trị chúng nhưng vẫn chưa có kết quả. Thiết nghĩ các ngành chuyên môn, trong gốc độ nào đó cũng cần quan tâm hơn đối với hiện tượng ve sầu hiện nay. Nếu không có được những giải pháp căn cơ để ứng phó thì nguy cơ trở thành dịch hại của ve sầu đối với cây trồng và ô nhiễm tiếng ồn đối với làng quê là không tránh khỏi.

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Nâng cao năng suất nuôi tôm rừng và tôm quảng canh
• Bến Tre nỗ lực thực hiện sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia
• Công nghệ khí hậu-xu hướng công nghệ trong năm 2024
• Thành quả của Trung tâm điều hành thông minh sau một năm vận hành
• Bến Tre tập trung đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong xây dựng nông thôn mới
• Tiêu sợi huyết - phương pháp vàng trong cấp cứu đột quỵ
• Hoa hậu chuyên nuôi tôm công nghệ cao Phan Thị Mỹ Linh
• Hiệu quả từ mô hình phục hồi vườn dừa bị thiệt hại do dịch hại sâu đầu đen
• Quy trình phòng chống hạn mặn trong chăn nuôi
• Đẩy mạnh phát triển vườn dừa hữu cơ, kinh tế hợp tác trong ngành dừa trên địa bàn tỉnh
• Các chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp huyện Thạnh Phú đạt nhiều thành quả nổi bật
• Giồng Trôm xây dựng vùng sản xuất tập trung gắn với hoàn thiện chuỗi giá trị dừa
• Mỏ Cày Nam ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo trong chuyển đổi số và đào tạo nhân lực trong nông nghiệp, nông thôn
• Tăng thu nhập nhờ mạnh dạn đa dạng hóa đối tượng nuôi
• Quản lý bệnh héo xanh trên cúc mâm xôi