Năm dậu nói chuyện nuôi gà an toàn sinh học

Từ xa xưa, trong mỗi gia đình đều nuôi dăm ba con gà để ăn cơm đổ. Tuy nhiêu, ngày nay, nuôi gà đã trở thành một hướng đi mới, giúp nhiều nông dân làm giàu. Nuôi gà không chỉ đơn thuần cung cấp thức ăn trong gia đình mà đã trở thành một ngành kinh tế chủ lực của địa phương với những vùng nuôi tập trung; hướng đến chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu khắc khe của thị trường.

Những năm gần đây, chăn nuôi gia cầm trên địa bàn huyện Mỏ Cày Bắc phát triển mạnh, nhất là nuôi gà theo hướng an toàn sinh học. Không còn quy mô nhỏ lẽ vài ba chục con trong gia đình mà hộ nào nuôi cũng từ vài trăm đến vài ngàn con mỗi vụ. Chăn nuôi đã tập trung thành từng vùng, nhiều tại Tân Phú Tây, Phú Mỹ và Thạnh Ngãi. Đến cuối năm 2016, đàn gia cầm toàn huyện trên 700.000 con, sản lượng xuất chuồng 1.585 tấn.

 

 Ông Nguyễn Thanh Liêm chăm sóc gà trên 1 tháng tuổi

Tại Tân Phú Tây với thế mạnh là chăn nuôi gia súc gia cầm. Trong đó, đàn gia cầm khoảng 174.550 con. Sản lượng thu hoạch trên 822 tấn/năm. Đàn gà khoảng 145.000 con được nuôi với quy mô lớn từ 1.000/hộ trở lên.  Tổ hợp tác nuôi gà hiện có 33 thành viên, được thành lập năm 2012. qua 6 năm hoạt động, Tổ luôn đạt hiệu quả cao. Trong hai năm trở lại đây, mỗi năm, tổ có lợi nhuận trên 2 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Thanh Liêm ấp Tân Thuận Ngoài, xã Tân Phú Tây có thâm niên gần 10 năm nuôi gà theo hướng an toàn sinh học. 3 công đất vườn trồng dừa ông tận dụng để nuôi gà. Khi tham gia vào tổ hợp tác, mỗi vụ, ông Liêm nuôi trung bình từ 1.000-2.000 con. Ông tuân thủ nghiêm ngặt lịch tiêm phòng; chủ yếu vẫn là tiêm cúm A H5N1. Ông Liêm cho biết: nuôi gà chú trọng nhất là khâu chăm sóc. Đến bao nhiêu ngày phải tiêm phòng loại vắcxin nào, bao nhiêu ngày thì cho gà ra đất, bao nhiêu ngày phải cắt mỏ, ông luôn làm đúng theo lịch hướng dẫn của thú y. Thức ăn cho gà chủ yếu là thức ăn công nghiệp, kết hợp với men tiêu hóa pha vào trong nước cho gà uống. Nguồn nước cũng phải được xử lý sạch để gà ít dịch bệnh. Ông Liêm nuôi hầu như quanh năm, nhưng thời điểm “thuận” nhất là tháng tám âm lịch. Đây là gà bán tết nên có giá cao hơn.

Sau mỗi vụ nuôi, ông Liêm phải để chuồng trống khoảng 1 tháng để vệ sinh khử trùng chuồng. Ông Liêm khẳng định “Nếu gà sống đạt tỷ lệ từ 90% trở lên thì trung bình một vụ nuôi (4 -4,5 tháng) 1.000 con gà tôi có lãi khoảng 50 triệu đồng”.

Nuôi gà thả vườn là mô hình đang được nhiều nông dân áp dụng và đạt hiệu quả cao. Ông Cao Văn Dũng, tổ trưởng tổ hợp tác nuôi gà ấp Tân Thuận Ngoài, xã Tân Phú Tây cho biết: trung bình mỗi vụ, các thành viên nuôi khoảng 40.000 con. Mỗi hộ ít nhất cũng nuôi khoảng 1.000 con. Nuôi gà vốn đầu tư chuồng trại không nhiều, chủ yếu là công chăm sóc. Các hộ nuôi chỉ làm chuồng bằng cây lá, xử lý men vi sinh nền chuồng. Lúc nhỏ thì úm gà trên lồng kết hợp đốt đèn cho gà đủ ấm. Khoảng 1 tháng thì cho gà xuống đất từ từ. Những năm gần đây, giá gà thịt dao động không nhiều, khoảng 70.000/kg nên hầu hết người nuôi có lời. Ông Dũng cho biết: “điều thuận lợi là các thành viên trong tổ dần đổi công với nhau nên giảm chi phí thuê mướn các công đoạn thường xuyên như tiêm phòng và cắt mỏ. Trong các cuộc họp, tổ viên chia sẻ kinh nghiệm thực tế của gia đình mình để mọi người cùng thảo luận và áp dụng”.

Tại Thạnh Ngãi cũng đã nhen nhóm thành lập được 2 tổ hợp tác nuôi gà. Các hộ điều tham gia theo hướng an toàn sinh học. Anh Lê Thanh Quân ở ấp Chợ Củ cho biết anh nuôi gà khoảng 5 năm nay. Lúc đầu là tự phát của gia đình, nhưng khi tham gia vào tổ hợp tác anh rất phấn khởi. Khi đó, các tổ viên được tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, được hỗ trợ máy phun thuốc khử trùng chuồng trại. Anh Quân nói “Lúc mới nuôi thì thấy khó, nhưng qua vài vụ thì lại dễ. nuôi gà chủ yếu là công chăm sóc và tuân thủ lịch tiêm phòng. Mỗi năm gia đình tôi nuôi hai vụ, mỗi vụ khoảng 1.000 con; trừ mọi chi phí tôi cũng thu lãi khoảng 50 triệu đồng.”

Mô hình nuôi gà an toàn sinh học không chỉ làm tăng nhanh tổng đàn gia cầm trong huyện, mà đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều nông dân. Không dừng lại ở đó, nhiều hộ đang tiến hành nuôi theo hướng chất lượng cao để xây dựng thương hiệu cho con gà của địa phương.

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Tập huấn nâng cao chất lượng tham gia Hội thi sáng tạo kỹ thuật, sáng kiến dành cho cán bộ quản lý, giáo viên cấp trung học
• GII 2023: Việt Nam tăng 2 bậc, xếp thứ 46/132 nền kinh tế
• Xu hướng tự chủ về Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo trong thời kỳ cạnh tranh chiến lược hiện nay
• Mỏ Cày Nam tập trung phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững
• Tổng kết hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Bến Tre lần thứ IX năm 2022-2023
• Thành phố Bến Tre: Khơi dậy sự sáng tạo, nghiên cứu khoa học của học sinh
• Chỉ đẫn địa lý – một trong các yêu cầu của nông nghiệp bền vững
• ChatGPT dùng để làm gì và mối đe dọa của nó đến một số ngành nghề
• Chương trình phát triển tài sản trí tuệ - công cụ quan trọng góp phần nâng cao giá trị, vị thế của sản phẩm địa phương
• Bến Tre triển khai thực hiện chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030
• Thu nhập khá nhờ trồng hoa kiểng
• Trương Văn Dương – Gương mặt trẻ thành đạt
• Gạo giống nàng keo góp phần xây dựng thương hiệu gạo Bến Tre
• Đổi mới sáng tạo và các đặc tính của nó
• Bến Tre có 02 mã vùng trồng và 03 cơ sở đóng gói sầu riêng được xuất khẩu sang Trung Quốc