Tổ hoa kiểng ấp Lân Tây nơi trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất mai vàng

Trao đổi kinh nghiệm, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc mai vàng trổ hoa đúng tết, liên kết tìm kiếm thị trường tiêu thụ,... là những vấn đề trọng tâm được thành viên tổ hợp tác hoa kiểng ấp Lân Tây xã Phú Sơn huyện Chợ Lách chia sẻ kể từ khi đi vào hoạt động đến nay.

Tuy ra đời cách nay không lâu, chỉ mới được hơn 4 năm nhưng tổ hợp tác hoa kiểng ấp Lân Tây xã Phú Sơn phần nào phát huy hiệu quả, thành viên tham gia vào tổ đúc kết được nhiều kinh nghiệm trong việc sản xuất mai vàng. Tổ có 15 thành viên tham gia là những hộ chuyên sản xuất mai vàng. Hàng năm cung cấp ra thị trường khoảng 5 ngàn sản phẩm. Trong đó hộ sản xuất nhiều nhất khoảng 700-800 cây và hộ ít nhất khoảng 200 cây. Hàng tháng tổ sinh hoạt định kỳ vào ngày 15 âm lịch. Tại đây ngoài tuyên truyền các chủ trương đường lối của Đảng, pháp luật Nhà nước, chuyên đề Hội nông dân các cấp, thành viên trong tổ hợp tác hoa kiểng ấp Lân Tây còn trao đổi kinh nghiệm trong việc sản xuất mai vàng. Đây được xem là chủ đề chính tại các kỳ sinh hoạt. Những vấn đề khó khăn trong các khâu chăm sóc mai vàng như: chọn thời điểm cho cây trổ hoa đúng tết, cách sử dụng phân bón thích hợp cho mai vàng... đều được các thành viên trong tổ đem ra bàn bạc, chia sẻ giúp đỡ lẫn nhau.

 
 Ngoài chú trọng tạo dáng cho mai vàng, người sản xuất mai vàng
còn quan tâm thiết kế chậu trồng cho phù hợp

 

 

Ông Nguyễn Văn Phước, tổ trưởng tổ hợp tác hoa kiểng ấp Lân Tây cho biết: “Kể từ khi thành lập tổ đến nay, kinh nghiệm trong việc chăm sóc mai vàng được bà con trao đổi nhiệt tình, nắm bắt được nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật mới... từ đó vận dụng vào sản xuất đạt hiệu quả cao. Tôi thấy hầu như các hộ tham gia vào tổ mai vàng đều có đời sống ổn định.”

 
 Một số cây ăn trái đang được người chơi kiểng
          tạo dáng bon sai rất đẹp mắt

 

 

Sản xuất hoa kiểng mai vàng được xem là nghề truyền thống của người dân ấp Lân Tây, mai vàng có mặt tại vùng đất này từ khá lâu. Để đáp ứng nhu cầu thị trường mang tính  cạnh tranh ngày càng gay gắt, nếu như trước đây khách hàng chỉ quan tâm lựa chọn những cây mai trổ hoa vào dịp tết thì ngày nay có phần khắt khe hơn. Sản phẩm mai vàng họ hướng tới ngoài trổ hoa đúng tết, cây phải có dáng hình đẹp... Từ đó người sản xuất có phần trau chuốt hơn đối với sản phẩm mai vàng. Tại ấp Lân Tây, một số hộ có nhiều kinh nghiệm gắn bó lâu năm với cây mai vàng thì chọn những cây khỏe đẹp tạo dáng hình riêng và thiết kế chậu trồng cũng có nhiều nét khác biệt.

Bên cạnh dòng sản phẩm mai vàng chủ lực, thành viên trong tổ hợp tác hoa kiểng mai vàng ấp Lân Tây còn sưu tầm nhiều loại cây độc đáo khác. Họ thường hướng đến xu thế dùng cây ăn trái như: cây me, vú sữa, cây khế ...tạo dáng kiểng bon sai. Mục đích tạo ra nét mới và kích thích thị hiếu khách hàng.

Ông Nguyễn Văn Phước - Tổ trưởng tổ hợp tác hoa kiểng mai vàng ấp Lân Tây, cũng là người có nhiều năm gắn bó với cây mai vàng cho biết: “Sản xuất mai vàng là nghề chính của tôi, tôi gắn bó với nó nay hơn 15 năm. Ban đầu chưa có kinh nghiệm nên sản xuất nhỏ lẻ, riêng tết 2014 đến nay sản xuất nhiều hơn. Hiện tại với diện tích 1.500 mét vuông tôi đầu tư sản xuất hơn 700 cây mai vàng lớn nhỏ, trong đó cây thành phẩm để bán tết 2016 ước khoảng 500 cây. Ngoài ra tôi có chuẩn bị hơn 10 cây kiểng từ me, khế để bán tết. Tôi thấy thời tiết năm nay đến giờ thuận lợi, hy vọng mai vàng sẽ trúng. Riêng về khâu chăm sóc vào thời điểm này thời tiết nắng gió nhiều, cây mai vàng lá nhiều rễ mạnh nên cần phải cung cấp cho đủ nước, mỗi ngày tôi tưới nước 2 lần”.

Được biết để chuẩn bị cho mùa hoa kiểng tết Bính Thân năm 2016, xã Phú Sơn có khỏang một ngàn hộ tham gia làm hoa kiểng, ước hơn 1,5 triệu sản phẩm. Tập trung nhiều ở sản phẩm bông giấy, hoa cúc, vạn thọ, kiểng tắc, mai vàng.... Tại đây có 5/6 ấp được công nhận làng nghề, có 3 tổ liên kết và 5 tổ hợp tác theo Nghị định 151. Thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới, xã Phú Sơn được đầu tư xây dựng nhiều công trình trọng điểm, hệ thống giao thông thuận lợi các tuyến đường liên xóm ấp đều được pê tông nhựa hóa thuận tiện trong việc vận chuyển, lưu thông hàng hóa, từ đó góp phần cho kinh tế xã Phú Sơn phát triển. /.

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Tập huấn nâng cao chất lượng tham gia Hội thi sáng tạo kỹ thuật, sáng kiến dành cho cán bộ quản lý, giáo viên cấp trung học
• GII 2023: Việt Nam tăng 2 bậc, xếp thứ 46/132 nền kinh tế
• Xu hướng tự chủ về Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo trong thời kỳ cạnh tranh chiến lược hiện nay
• Mỏ Cày Nam tập trung phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững
• Tổng kết hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Bến Tre lần thứ IX năm 2022-2023
• Thành phố Bến Tre: Khơi dậy sự sáng tạo, nghiên cứu khoa học của học sinh
• Chỉ đẫn địa lý – một trong các yêu cầu của nông nghiệp bền vững
• ChatGPT dùng để làm gì và mối đe dọa của nó đến một số ngành nghề
• Chương trình phát triển tài sản trí tuệ - công cụ quan trọng góp phần nâng cao giá trị, vị thế của sản phẩm địa phương
• Bến Tre triển khai thực hiện chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030
• Thu nhập khá nhờ trồng hoa kiểng
• Trương Văn Dương – Gương mặt trẻ thành đạt
• Gạo giống nàng keo góp phần xây dựng thương hiệu gạo Bến Tre
• Đổi mới sáng tạo và các đặc tính của nó
• Bến Tre có 02 mã vùng trồng và 03 cơ sở đóng gói sầu riêng được xuất khẩu sang Trung Quốc