Nghiên cứu trồng thử nghiệm giống Dừa Sáp trên đồng đất Mỏ Cày

Nằm trong kế hoạch cải thiện và nâng cao chất lượng các vườn dừa trên địa bàn huyện, năm 2006, cùng với triển khai dự án trồng mới 1.140 ha dừa giai đoạn 2006-2010, UBND huyện Mỏ Cày đã cử một đoàn cán bộ do ông Võ Văn Út, Phó Chủ tịch UBND kiêm Chủ tịch Hội đồng KH&CN huyện làm trưởng đoàn đã đến tìm hiểu giống dừa sáp ở huyện Cầu kè (Tỉnh Trà Vinh). Mục đích của chuyến đi  là tìm hiểu xem giống dừa đặc sản nầy có thể trồng được trên đồng đất Mỏ Cày hay không.

Dừa sáp là một loại dừa đặc ruột rất được du khách ưa chuộng hiện nay. Trung bình mỗi buồng dừa có từ 8 đến 10 trái, trong đó mỗi buồng dừa  chỉ có tối đa từ 40-50% số trái là dừa đặc ruột, số còn lại cũng giống như dừa bình thường. Giá mỗi trái dừa sáp hiện nay từ 50-60 ngàn đồng. Theo một nông dân trồng dừa sáp ở xã Hòa Tân cho biết, giống dừa nầy được trồng đầu tiên ở đây từ một vị sư mang về từ Thái Lan sau một lần đi hành hương lễ Phật, sau đó được nhân ra nhưng hiện nay số lượng chưa nhiều. Do nhu cầu của thị trường, huyện Cầu Kè đang có dự án hỗ trợ nông dân phát triển loại dừa đặc sản nầy nhằm xây dựng thương hiệu hàng hóa cho địa phương.

Cầu Kè là một huyện nước ngọt quanh năm, nhưng điều kiện thời tiết, thỗ nhưỡng cũng có nhiều điểm tương đồng như ở Mỏ Cày, nên khả năng trồng thí điểm giống dừa nầy hứa hẹn một kết quả khả quan.

Năm 2007, Hội đồng KH&CN huyện tiếp tục cử các bộ phận chuyên môn đến tìm hiểu kỹ thuật nhân giống dừa sáp ở Trung tâm Dừa giống Đồng Gò (huyện Giồng Trôm) trước khi xây dựng dự án trồng thí điểm trình Hội đồng KH&CN huyện xem xét chọn phương án phù hợp nhất.

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Nghiệm thu đề tài “Tạo lập, quản lý, và phát triển chỉ dẫn địa lý “Thạnh Phú” cho sản phẩm gạo của huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo “Góp ý Quy trình kỹ thuật ương thuần dưỡng và nuôi thương phẩm cá bông lau trong ao đất tại Bến Tre”
• Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu thực trạng sụt lún, ngập úng và đề xuất giải pháp thích ứng tại xã đảo Hưng Phong, huyện Giồng Trôm”
• Quy định quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa
• Nghiệm thu đề tài “Khảo sát sự lưu hành của virus và đánh giá đáp ứng miễn dịch sau khi tiêm phòng vaccine viêm da nổi cục trên bò tại Bến Tre”
• Hội thảo “Một số giải pháp xây dựng sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu quy trình công nghệ và hệ thống thiết bị sơ chế, xử lý và bảo quản quả bưởi tươi phục vụ nội tiêu và xuất khẩu”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của kênh, rạch, mương trong chăn nuôi heo tại huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre”
• Công bố quy hoạch mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ công lập thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
• Khác biệt chưa biết về chỉ dẫn địa lý “Bến Tre” cho sản phẩm xoài Tứ Quý
• Phát hành hóa đơn điện tử ngay sau từng lần bán hàng xăng dầu
• Bến Tre: Tập huấn về cơ chế chi trả dựa vào kết quả - RBF và hướng dẫn nghiệm thu công trình khí sinh học trong chăn nuôi cho cán bộ kiểm tra chất lượng và thợ xây, thợ lắp đặt tại địa phương
• Hội thảo “Giải pháp khai thác hiệu quả các bãi bồi, cồn nổi ven sông trên địa bàn tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo “Nghiên cứu thực trạng sụt lún, ngập úng và đề xuất giải pháp thích ứng tại xã đảo Hưng Phong, huyện Giồng Trôm”
• Sản phẩm gạo “Thạnh Phú” được bảo hộ chỉ dẫn địa lý