Giải pháp thúc đẩy hợp tác bền vững giữa doanh nghiệp và nông dân

Nó quyết định sự phát triển bền vững cho sản xuất nông nghiệp tỉnh Bến Tre nói riêng và khu vực đồng bằng sông Cửu Long nói chung. Thời gian qua, câu chuyện hợp tác giữa 2 nhà đã được bàn luận, chia sẻ tại rất nhiều cuộc hội thảo ở cấp tỉnh, cấp khu vực. Tại cuộc hội thảo mới đây, vào cuối tuần qua, câu chuyện này được tiếp tục các chuyên gia kinh tế và nông nghiệp có uy tín tại Việt Nam đưa ra với những giải pháp mang tính hành động cụ thể.

 Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bến Tre Phan Văn Mãi tặng hoa

cho các chuyên gia hội thảo.

 

Tạo lập niềm tin-yếu tố cốt lõi

 

Ông Tom Kompier - Bí thư thứ nhất, Đại sứ quán Hà Lan, phụ trách vấn đề nước và biến đổi khí hậu cho rằng, các vấn đề về nước và biến đổi khí hậu đã và đang ngày càng diễn biến gay gắt, phức tạp đối với nền sản xuất nông nghiệp. Các vấn đề đang đặt ra là thủy lợi, đê bao, cống đập, nguồn nước đáp ứng nhu cầu sản xuất, các vấn đề về thích ứng như cây giống, con giống, chuyển đổi khoa học kỹ thuật sản xuất bằng cách ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất… Giải quyết vấn đề này bằng cách thu hút sự tham gia của khối doanh nghiệp vào đầu tư, gắn kết với nông dân để đảm bảo ổn định và phát triển sản xuất nông nghiệp.

Khi bàn sâu về việc hợp tác giữa nông dân và doanh nghiệp, câu chuyện niềm tin là vấn đề trước tiên được nêu ra. Đây cũng là thực tế của Bến Tre nói riêng và khu vực nói chung. TS. Lê Đăng Doanh nhấn mạnh: để có niềm tin giữa 2 nhà là cả quá trình tạo lập, duy trì và phát triển. Trong đó, lợi ích được quan tâm nhiều nhất. Nếu nông dân gắn với doanh nghiệp mà lợi ích thỏa đáng, có việc làm và thu nhập tốt cho họ, cho con cái, người thân của họ và các lợi ích khác thì sẽ tạo lập được mối quan hệ bền chặt hơn hiện nay. Khi đã có niềm tin, nông dân sẽ thay đổi cách ứng xử, đó là quyết định lựa chọn và trung thành. Hay nói cách khác, có lợi ích lớn thì nông dân sẽ có trách nhiệm cao hơn đối với doanh nghiệp. Ngược lại, nếu giữa họ chỉ gắn với nhau qua hợp đồng trong một mối liên kết lỏng lẻo thì khi có phát sinh lợi ích bên ngoài do tác nhân khác tác động, người nông dân sẽ dễ dàng quay lưng. TS. Lê Đăng Doanh nói thêm về vấn đề này, để đảm bảo hạn chế tính rủi ro cho người nông dân, cũng như có sự phân chia đồng đều về lợi ích giữa hai bên, thì phải có sự vào cuộc và quan tâm sâu sát của chính quyền địa phương, các hiệp hội.

 Tọa đàm bàn tròn tại hội thảo xoay quanh giải pháp hợp tác

giữa doanh nghiệp và nông dân.

 

Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ

Vậy, cách nào để thu hút các doanh nghiệp lớn như Công ty VinEco tham gia vào chuỗi giá trị các sản phẩm nông nghiệp ở Bến Tre và khu vực. Đồng thời, nông dân có thể tham gia vào chuỗi giá trị hiệu quả hơn hau không?

TS. Hồ Quang Cua cho rằng, sắp tới cần có điều chỉnh trong chuyển giao khoa học công nghệ và kỹ thuật theo hướng sinh học. Bởi sinh học giúp an toàn cho cây trồng, sản phẩm, người sản xuất và người tiêu dùng. Đây là xu hướng tất yếu của thị trường mà người sản xuất nông nghiệp cần điều chỉnh để có thể phù hợp, đáp ứng. Đối với doanh nghiệp khi liên kết cần có kỹ thuật viên gần gũi và sâu sát với người dân bằng cách thường xuyên ở đồng ruộng cùng nông dân để hướng dẫn kỹ thuật, tạo dựng niềm tin.

Hầu hết các chuyên gia đều cho rằng nông dân đồng bằng sông Cửu Long ngày nay có trình độ kỹ thuật sản xuất rất giỏi. Song, vấn đề khiến họ trở về với sản xuất đơn thuần là chỉ chạy theo năng suất, sản lượng mà không chú trọng theo hướng an toàn chất lượng, trước hết là vấn đề thị trường cho đầu ra sản phẩm. Nông dân tốn kém nhiều chi phí, công sức vào đầu tư sản xuất theo tiêu chuẩn cao rồi cuối cùng không tìm được đầu ra. Đã có nhiều trường hợp xây dựng liên kết giữa 2 bên nhưng cuối cùng gãy đỗ là vì tính lợi ích chưa được phân chia đồng đều, niềm tin bị phá vỡ.

TS. Hồ Văn Thiệt – Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Bến Tre cho rằng, doanh nghiệp luôn đóng vai trò trọng tâm trong mối liên kết vì họ nắm bắt nhu cầu thị trường, điều phối sản xuất. Như vậy, để có được mối liên kết bền vững thì cần phải thu hút được doanh nghiệp có tâm, có tầm.

Tiếp theo ý kiến của các chuyên gia về thu hút doanh nghiệp lớn cũng như để nông dân có thể tham gia vào chuỗi giá trị hiệu quả hơn, TS. Võ Trí Thành - Nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, nông dân trước hết cần liên kết với nhau, tích tụ đất điền, tạo ra sản phẩm lớn theo hướng ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật. Từ đó mới tạo sức hấp dẫn đối với doanh nghiệp và có quyền đàm phán, thương lượng sòng phẳng với doanh nghiệp.

Ngày 18/11/2016, Hội thảo “Giải pháp hợp tác bền vững giữa doanh nghiệp và nông dân-Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong nông nghiệp” do UBND tỉnh Bến Tre, tạp chí Tia Sáng và Trung tâm BSA phối hợp tổ chức thu hút đông đảo các doanh nghiệp kinh doanh nông nghiệp, hộ sản xuất nông nghiệp, chuyên gia, các nhóm khởi nghiệp. Tham dự hội thảo có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bến Tre Phan Văn Mãi, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Phạm Đại Dương, bà Vũ Kim Hạnh-Chủ tịch Hội Hàng Việt Nam chất lượng cao cùng lãnh đạo Đảng ủy, UBND và các sở ngành của các tỉnh ABCD Mekong.

Đặc biệt, hội thảo được sự góp mặt của các chuyên gia kinh tế và nông nghiệp có uy tín tại Việt Nam, gồm ông: Tom Kompier-Bí thứ thứ nhất Đại sứ quán Vương quốc Hà Lan, phụ trách các vấn đề về nước và biến đổi khí hậu; Giáo sư, Tiến sĩ (GS.TS) Trần Đức Viên-Học viện Nông nghiệp Việt Nam TS. Lê Đăng Doanh-Chuyên gia kinh tế; Bà Phạm Chi Lan-Chuyên gia kinh tế; TS. Hồ Quang Cua-Giám đốc doanh nghiệp tư nhân Hồ Quang…

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Trí tuệ nhân tạo tạo sinh
• Bến Tre triển khai thực hiện Chiến lược phát triển năng lượng hydrogen của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
• Công nghệ bán dẫn và ngành công nghiệp bán dẫn
• Công nghệ vũ trụ ảo-metaverse
• Các lĩnh vực công nghệ tối quan trọng, cuộc chạy đua giữa các cường quốc
• Công nghệ năng lượng xanh
• Công nghệ mới nổi: Hydro xanh
• Xu hướng các công nghệ mới nổi
• Tiềm năng phát triển nền kinh tế nông nghiệp tuần hoàn ở Bến Tre
• Tiềm lực ngành tôm năm 2022
• Phát triển nông nghiệp tích hợp đa giá trị từ vườn dừa
• Kinh tế sông gắn phát triển đô thị
• Cải tiến máy xay tàu lá dừa góp phần vào chuỗi liên kết nâng cao giá trị nông sản theo hướng hữu cơ bền vững
• Ba Tri Tổ chức Chương trình tuyên truyền thông điệp và Phát động hưởng ứng Ngày chuyển đổi số quốc gia năm 2022
• Thạnh Phú phát động hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số Quốc gia năm 2022