Giải pháp hạn chế rụng lá trên hoa giấy vào mùa mưa

Ngày 28/5/2019, Trạm Khuyến Nông huyện Chợ Lách tổ chức hội thảo kết quả thực hiện đề tài “Xây dựng mô hình thử nghiệm hạn chế rụng lá trên hoa giấy vào mùa mưa” tại xã Phú Sơn, huyện Chợ Lách. Đến dự hội thảo có đại diện Trung tâm Khuyến nông tỉnh, Sở Khoa học và Công nghệ, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chợ Lách, Hội Nông dân huyện Chợ Lách, Trạm Bảo vệ thực vật huyện Chợ Lách, UBND xã Phú Sơn và bà con nông dân đại diện cho các hộ trồng hoa giấy trên địa bàn xã Phú Sơn, huyện Chợ Lách.

 Ông Nguyễn Huỳnh Thiên, Trưởng trạm Khuyến nông

phát biểu khai mạc hội thảo.


Xã Phú Sơn là một trong những xã có quy mô trồng hoa giấy lớn nhất huyện Chợ Lách. Làng nghề hoa giấy được hình thành trên 30 năm, số hộ tham gia trồng hoa giấy đến nay khoảng 300 hộ (chủ yếu ở ấp Lân Đông). Ước tính tết nguyên đáng 2019 vừa qua, sản lượng hoa giấy trên địa bàn huyện cung cấp cho thị trường khoảng 1.534.868 sản phẩm hoa giấy các loại, với giá dao động từ 80.000 - 600.000 đồng/cây.

Để hoa giấy ra hoa đúng dịp Tết, vào khoảng đầu đến giữa tháng 10 (âm lịch) tiến hành lãi bỏ toàn bộ lá để làm hoa. Tuy nhiên, nếu trước đó vào khoảng cuối tháng 8, tháng 9 xảy ra những cơn mưa dầm làm hoa giấy rụng lá hoàng loạt, cây sẽ ra đọt non làm cho hoa giấy trổ hoa muộn không kịp dịp tết. Nếu mỗi cây hoa giấy, lá rụng khoảng 50% tại thời điểm này, cây hoa giấy sẽ không còn giá trị làm hoa tết.
Hiện tượng rụng lá hoa giấy này dẫn đến chu kỳ hoa không rơi vào dịp Tết. Đây là vấn đề đáng lo ngại cho người làm hoa giấy. Xuất phát từ vấn đề trên, Trạm Khuyến nông huyện Chợ Lách thực hiện đề tài: “Xây dựng mô hình thử nghiệm hạn chế rụng lá trên hoa giấy vào mùa mưa”, do ông Đinh Tấn Thừa làm chủ nhiệm.

 Ông Đinh Tấn Thừa, trình bày kết quả tại hội thảo.


Tại hội thảo, các đại biểu được nghe trình bày 3 bài tham luận về tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa giấy trên địa bàn huyện Chợ Lách; tình hình dịch hại trên cây hoa giấy và kết quả của đề tài. Ban chủ nhiệm đề tài đã đề xuất biện pháp quản lý tổng hợp trên hoa giấy để hạn chế rụng lá như sau: giá thể phối trộn gồm mụn dừa, trấu, phân chuồng với tỉ lệ 3-1-1 (lưu ý: mụn dừa được xử lý nước vôi 10% trước khi vào bầu), bổ sung vi sinh vật BT1 60 gram/chậu đối với chậu có đường kính 40 cm; phân bón cần phải bón cân đối đạm và kali theo từng thời điểm, đặc biệt giai đoạn lá không nên bón toàn đạm, nên bổ sung thêm kali (N:K tỉ lệ 2:1 hoặc 3:1). Khi gặp thời tiết bất lợi như (mưa đêm, mưa dầm) phun KNO3(30 gram/8 lít) để hạn chế rụng lá; bón phân và thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc 4 đúng.

Ông Trần Thanh Phương, đại diện hộ nông dân tham gia mô hình đề tài cho biết: vườn của ông thực hiện thí nghiệm 100 chậu hoa giấy với 5 nghiệm thức (cây trồng 2 năm, chiều cao cây 0,8-1m, đường kính gốc 4-5 cm). Qua kết quả thí nghiệm ông nhận thấy nghiệm thức 3 cho kết quả cao nhất, cây ra hoa đẹp tán đều, bán giá cao hơn so với chậu đối chứng là 30.000 đồng. Cứ mỗi trăm chậu sau khi trừ chi phí (vôi, vi sinh vật chức năng BT1 và KNO3) lợi nhuận thêm được khoảng 2.600.000 đồng. Bên cạnh đó các đại biểu cũng thảo luận và góp ý xoay quanh các vấn đề về sổ tay hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc cây hoa giấy: quy trình nhân giống, bón phân, quản lý sâu bệnh…

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Nghiệm thu đề tài “Tạo lập, quản lý, và phát triển chỉ dẫn địa lý “Thạnh Phú” cho sản phẩm gạo của huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo “Góp ý Quy trình kỹ thuật ương thuần dưỡng và nuôi thương phẩm cá bông lau trong ao đất tại Bến Tre”
• Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu thực trạng sụt lún, ngập úng và đề xuất giải pháp thích ứng tại xã đảo Hưng Phong, huyện Giồng Trôm”
• Quy định quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa
• Nghiệm thu đề tài “Khảo sát sự lưu hành của virus và đánh giá đáp ứng miễn dịch sau khi tiêm phòng vaccine viêm da nổi cục trên bò tại Bến Tre”
• Hội thảo “Một số giải pháp xây dựng sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu quy trình công nghệ và hệ thống thiết bị sơ chế, xử lý và bảo quản quả bưởi tươi phục vụ nội tiêu và xuất khẩu”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của kênh, rạch, mương trong chăn nuôi heo tại huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre”
• Công bố quy hoạch mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ công lập thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
• Khác biệt chưa biết về chỉ dẫn địa lý “Bến Tre” cho sản phẩm xoài Tứ Quý
• Phát hành hóa đơn điện tử ngay sau từng lần bán hàng xăng dầu
• Bến Tre: Tập huấn về cơ chế chi trả dựa vào kết quả - RBF và hướng dẫn nghiệm thu công trình khí sinh học trong chăn nuôi cho cán bộ kiểm tra chất lượng và thợ xây, thợ lắp đặt tại địa phương
• Hội thảo “Giải pháp khai thác hiệu quả các bãi bồi, cồn nổi ven sông trên địa bàn tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo “Nghiên cứu thực trạng sụt lún, ngập úng và đề xuất giải pháp thích ứng tại xã đảo Hưng Phong, huyện Giồng Trôm”
• Sản phẩm gạo “Thạnh Phú” được bảo hộ chỉ dẫn địa lý