Thực nghiệm đánh giá ảnh hưởng của gốc ghép trên cây có múi

Ngày 26/1/2007, Hội đồng khoa học công nghệ Chuyên ngành Tỉnh Bến Tre đã nghiệm thu đề tài: “Thực nghiệm đánh giá ảnh hưởng của gốc ghép đối với năng suất, phẩm chất cây có múi đang trồng trên địa bàn tỉnh Bến Tre (Giai đoạn 1)”. Đề tài đã chọn 8 giống cây có múi dùng làm mắt ghép: Cam sành, Cam xoàn, Quýt đường, Quýt Orlando, Bưởi da xanh, Bưởi năm roi, Chanh giấy, Chanh không hạt; Các giống này được ghép trên 4 loại gốc ghép: Cam mật, Bưởi, Volkameriara (Volka), Chanh. Qua theo dõi và đánh giá các chỉ tiêu sinh trưởng, sẽ tuyển chọn 1-2 gốc ghép cây có múi phù hợp với điều kiện sinh thái trong tỉnh, có tính kháng sâu bệnh, đạt năng suất và chất lượng cao.

Trong giai đoạn từ năm 2003-2006, đề tài đã tiến hành thực nghiệm các gốc ghép trên cây có múi tại 5 huyện: Chợ Lách, Mỏ Cày, Châu Thành, Giồng Trôm và Bình Đại. Qua quá trình thực nghiệm cho thấy, về khả năng tiếp hợp: các loại cây có múi đều tỏ ra tiếp hợp kém trên gốc cam 3 lá; gốc bưởi là gốc ghép triển vọng khi ghép với hầu hết các loại cây có múi, cây có khả năng sinh trưởng và phát triển khá tốt; Cam, chanh, quýt khi ghép trên gốc Volka cũng đạt kết quả tiếp hợp khá tốt. Về khả năng sinh trưởng: cây bưởi năm roi ghép trên gốc Volka và gốc bưởi, Bưởi da xanh ghép trên gốc bưởi, Cam sành và Cam xoàn ghép trên gốc Volka, Chanh giấy ghép trên gốc bưởi, Quýt Orlando ghép trên gốc Volka…đều có khả năng sinh trưởng mạnh.

Tuy nhiên, hầu hết các loại gốc ghép có khả năng chịu mặn và chịu hạn kém(ở độ mặn 2-3% các gốc ghép đều bị ảnh hưởng); không có gốc ghép nào giúp cây có múi tăng tính kháng sâu bệnh, cây ghép trên gốc bưởi và gốc Volka mẫn nhiễm với bệnh lở loét, cây ghép trên gốc Volka và cam mật dễ bị nhiễm vàng lá, thối rễ và chảy mủ thân. Từ kết quả thực nghiệm của đề tài qua theo dõi và đánh giá các chỉ tiêu về sinh trưởng, trong thời gian tới đề tài sẽ tiếp tục tiến hành thực nghiệm đánh giá về năng suất và chất lượng cây có múi trên các loại gốc ghép này, khi đó các loại gốc ghép có triển vọng về khả năng sinh trưởng và phát triển, cho năng suất và chất lượng trái cao sẽ được đưa vào sản xuất phục vụ nhu cầu của nhà vườn, các cá nhân, đơn vị kinh doanh giống cây có múi trên địa bàn tỉnh.

Tin & ảnh: Hiền Đức

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Nghiệm thu đề tài “Tạo lập, quản lý, và phát triển chỉ dẫn địa lý “Thạnh Phú” cho sản phẩm gạo của huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo “Góp ý Quy trình kỹ thuật ương thuần dưỡng và nuôi thương phẩm cá bông lau trong ao đất tại Bến Tre”
• Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu thực trạng sụt lún, ngập úng và đề xuất giải pháp thích ứng tại xã đảo Hưng Phong, huyện Giồng Trôm”
• Quy định quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa
• Nghiệm thu đề tài “Khảo sát sự lưu hành của virus và đánh giá đáp ứng miễn dịch sau khi tiêm phòng vaccine viêm da nổi cục trên bò tại Bến Tre”
• Hội thảo “Một số giải pháp xây dựng sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu quy trình công nghệ và hệ thống thiết bị sơ chế, xử lý và bảo quản quả bưởi tươi phục vụ nội tiêu và xuất khẩu”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của kênh, rạch, mương trong chăn nuôi heo tại huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre”
• Công bố quy hoạch mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ công lập thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
• Khác biệt chưa biết về chỉ dẫn địa lý “Bến Tre” cho sản phẩm xoài Tứ Quý
• Phát hành hóa đơn điện tử ngay sau từng lần bán hàng xăng dầu
• Bến Tre: Tập huấn về cơ chế chi trả dựa vào kết quả - RBF và hướng dẫn nghiệm thu công trình khí sinh học trong chăn nuôi cho cán bộ kiểm tra chất lượng và thợ xây, thợ lắp đặt tại địa phương
• Hội thảo “Giải pháp khai thác hiệu quả các bãi bồi, cồn nổi ven sông trên địa bàn tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo “Nghiên cứu thực trạng sụt lún, ngập úng và đề xuất giải pháp thích ứng tại xã đảo Hưng Phong, huyện Giồng Trôm”
• Sản phẩm gạo “Thạnh Phú” được bảo hộ chỉ dẫn địa lý