Nghiên cứu điều trị gãy thân xương chày bằng đinh nội tuỷ có chốt đóng kín dưới màn hình tăng sáng tại tỉnh Bến Tre

Sở Y tế Bến Tre vừa nghiên cứu thành công đề tài “Nghiên cứu điều trị gãy thân xương chày bằng đinh nội tủy có chốt đóng kín dưới màn hình tăng sáng tại tỉnh Bến Tre” và đã được Hội đồng KH&CN chuyên ngành tỉnh nghiệm thu.

 

image

Xương cẳng chân. Ảnh: bvtamtridongthap.com.vn

 

Gãy thân xương chày là loại gãy xương thường gặp ở chi dưới. Đặc điểm giải phẫu đặc biệt ở cẳng chân mặt trước xương chày không có cơ che phủ, nằm ngay dưới da, máu nuôi dưỡng kém, nhiều biến chứng xảy ra khi gãy chân xương chày. Thời gian qua đã có nhiều nghiên cứu trong việc điều trị gãy thân xương chày nhưng đến nay vẫn còn là vấn đề khó khăn bởi có nhiều phương pháp điều trị khác nhau. Mỗi phương pháp có những ưu, nhược điểm riêng và chỉ định cho một số trường hợp cụ thể, không có phương pháp nào là hoàn hảo tuyệt đối.

 

 image

 Họp Hội đồng KH&CN chuyên ngành tỉnh

nghiệm thu đề tài.

 

Theo nhóm thực hiện đề tài, phương pháp điều trị bảo tồn chỉ áp dụng trong trường hợp gãy xương đơn giản, gãy ngang hoặc chéo ngắn nhưng có nhiều biến chứng do bất động lâu, dễ di lệch thứ phát. Phương pháp kết hợp xương bằng nẹp vít cần phải bộc lộ ổ gãy rộng rãi làm cho nuôi dưỡng xương chày vốn đã yếu kém lại càng bị giảm hơn nên dễ bị nhiễm trùng. Đinh Kuntscher kinh điển chỉ hiệu quả với những trường hợp gãy vững ở 1/3 giữa thân xương,…

 

Ở Việt Nam phương pháp đóng đinh nội tủy được sử dụng đầu tiên năm 1998 nhờ sự tài trợ của tổ chức SIGN (Surgical Implant Generation Network) với khung ngắm chỉ có ở đầu gần muốn đặt vít đầu xa cần phải có Xquang màn tăng sáng. Sau đó có nhiều bệnh viện, nhà khoa học nghiên cứu để cải tiến phương pháp này trong đó có Sở Y tế Bến Tre. Qua quá trình thực hiện, đề tài đã đánh giá kết quả điều trị gãy thân xương chày bằng đinh nội tủy có chốt (SIGN) đóng kín dưới màn tăng sáng dựa trên sự liền xương, phục hồi chức năng của chi gãy của 37 bệnh nhân được điều trị tại bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu. Từ đó rút ra nhận xét về kinh nghiệm chỉ định và kỹ thuật của phương pháp này để phổ biến cho các bệnh viện khu vực và huyện có điều kiện.

 

Kết quả trong 37 bệnh nhân thỏa các tiêu chí đưa vào nghiên cứu, điều trị tại bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu có 7 trường hợp gãy hở độ I, II và 30 trường hợp gãy kín. Tùy vào từng trường hợp cụ thể bác sĩ chỉ định thời gian mổ phù hợp. Kết quả nắn kín thành công 35 ca, có 02 trường hợp nắn kín thất bại phải mổ kết hợp xương tối thiểu. Thời gian liền xương trung bình 15,5 tuần, sớm nhất là 14 tuần, các trường hợp đều phục hồi chức năng khớp cổ chân rất tốt, không có trường hợp nào đau khớp khi vận động. Ngoài ra, không có bệnh nhân bị nhiễm trùng, chèn ép khoang sau mổ cũng như tắc mạch máu do mỡ.

 

Kết quả điều trị cho thấy có 16 trường hợp rất tốt, 18 trường hợp tốt, trung bình 3 trường hợp, không có trường hợp kém. Việc điều trị gãy thân xương chày bằng đinh nội tủy kín là một kết hợp xương sinh học, không mở ổ gãy đế nắn xương, không bóc tách màng xương, giảm tỷ lệ nhiễm trùng, mất ít máu, rút ngắn thời gian phẫu thuật, xuất viện sớm, liền xương nhanh do bảo tốn được ổ máu tụ là nguyên liệu giúp cho quá trình liền xương.

 

Theo Hội đồng KH&CN nghiệm thu, đề tài đạt mục tiêu, nội dung đề ra. Kết quả đề tài áp dụng bệnh viện tuyến huyện, đa khoa khu vực.

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Nghiệm thu đề tài “Tạo lập, quản lý, và phát triển chỉ dẫn địa lý “Thạnh Phú” cho sản phẩm gạo của huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo “Góp ý Quy trình kỹ thuật ương thuần dưỡng và nuôi thương phẩm cá bông lau trong ao đất tại Bến Tre”
• Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu thực trạng sụt lún, ngập úng và đề xuất giải pháp thích ứng tại xã đảo Hưng Phong, huyện Giồng Trôm”
• Quy định quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa
• Nghiệm thu đề tài “Khảo sát sự lưu hành của virus và đánh giá đáp ứng miễn dịch sau khi tiêm phòng vaccine viêm da nổi cục trên bò tại Bến Tre”
• Hội thảo “Một số giải pháp xây dựng sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu quy trình công nghệ và hệ thống thiết bị sơ chế, xử lý và bảo quản quả bưởi tươi phục vụ nội tiêu và xuất khẩu”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của kênh, rạch, mương trong chăn nuôi heo tại huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre”
• Công bố quy hoạch mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ công lập thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
• Khác biệt chưa biết về chỉ dẫn địa lý “Bến Tre” cho sản phẩm xoài Tứ Quý
• Phát hành hóa đơn điện tử ngay sau từng lần bán hàng xăng dầu
• Bến Tre: Tập huấn về cơ chế chi trả dựa vào kết quả - RBF và hướng dẫn nghiệm thu công trình khí sinh học trong chăn nuôi cho cán bộ kiểm tra chất lượng và thợ xây, thợ lắp đặt tại địa phương
• Hội thảo “Giải pháp khai thác hiệu quả các bãi bồi, cồn nổi ven sông trên địa bàn tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo “Nghiên cứu thực trạng sụt lún, ngập úng và đề xuất giải pháp thích ứng tại xã đảo Hưng Phong, huyện Giồng Trôm”
• Sản phẩm gạo “Thạnh Phú” được bảo hộ chỉ dẫn địa lý