Đánh giá thực trạng nhóm ngành chế biến các sản phẩm từ tinh bột trên địa bàn tỉnh Bến Tre và đề xuất các giải pháp quản lý

Nghề sản xuất chế biến các sản phẩm từ tinh bột trên địa bàn tỉnh Bến Tre hiện đang từng bước phát triển đa dạng các loại sản phẩm cung cấp cho thị trường, đáp ứng được nhu cầu người tiêu dùng, tạo công ăn việc làm cho người lao động, góp phần phát triển kinh tế xã hội tỉnh. Bên cạnh hiệu quả kinh tế thì vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm là yếu tố cần thiết để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.

 

Do đó để nâng cao hiệu quả công tác quản lý an toàn thực phẩm, Sở Công Thương Bến Tre đã thực hiện đề tài cấp cơ sở “Đánh giá thực trạng của nhóm ngành chế biến sản phẩm từ tinh bột trên địa bàn tỉnh Bến Tre, đề xuất các giải pháp quản lý nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm” và được Hội đồng KH&CN cấp cơ sở nghiệm thu.

 

image
Bánh mì-một trong những sản phẩm chế biến từ tinh bột.


 

Thông qua đề tài nhóm thực hiện đề tài đã khảo sát các cơ sở sản xuất các sản phẩm từ tinh bột như cơ sở sản xuất bánh mì, bún, bánh hỏi... có sử dụng phụ gia trong qua trình chế biến. Kiến thức về phụ gia của người sản xuất thực phẩm nhóm ngành này còn tương đối thấp, trong 200 chủ cơ sở được phỏng vấn chỉ có 47% các chủ cơ sở nắm rõ danh mục phụ gia được sử dụng. Việc sử dụng phụ gia phần lớn các chủ cơ sở dựa vào kinh nghiệm bản thân và đọc trên bao bì, chỉ có 8,5% các cơ sở xác nhận được cán bộ chuyên môn hướng dẫn sử dụng phụ gia.

 

Phần lớn các cơ sở này hoạt động ở quy mô nhỏ lẻ, hộ gia đình,… nên việc quản lý, sử dụng phụ gia thực phẩm rất khó kiểm soát, tình trạng vi phạm các quy định về sử dụng phụ gia trong chế biến thực phẩm, kể cả sử dụng phẩm màu công nghiệp cũng như các phụ gia ngoài danh mục Bộ Y tế cho phép diễn ra khá phổ biến. Việc sử dụng phụ gia trong chế biến, bảo quản thực phẩm là việc cần thiết tuy nhiên, nếu sử dụng phụ gia không đúng quy định có thể gây ngộ độc cấp tính nếu liều lượng dùng quá giới hạn cho phép nhiều lần; gây ngộ độc mạn tính nếu dùng với thời gian dài, liên tục… Với liều thấp nguy cơ gây ung thư, đột biến gen,… chính vì vậy sử dụng phụ gia phải tuân thủ các quy định hiện hành. Mặc dù công tác xây dựng ban hành văn bản quản lý phụ gia thực phẩm đã được các cơ quan từ Trung ương đến địa phương quan tâm thực hiện, tạo hành lang pháp lý rõ ràng để các cơ sở và doanh nghiệp thực hiện. Bên cạnh đó công tác tuyên truyền và thanh tra, kiểm tra, kiểm soát cũng được chú trọng.

 

 image
Họp Hội đồng KH&CN cấp cơ sở nghiệm thu đề tài.


 

Qua đó, nhóm thực hiện đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm. Cụ thể, nhà nước tiếp tục nghiên cứu xây dựng hoàn thiện hơn nữa hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến ATVSTP, khắc phục tình trạng chồng chéo; tăng cường công tác tham tra, kiểm tra, giám sát ATTP của các cơ quan chuyên môn; đổi mới nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền ATTP; Các cơ sở sản xuất kinh doanh tuân thủ nghiêm các quy định đảm bảo ATTP, đề cao đạo đức trong sản xuất vì sự an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng; người tiêu dùng quan tâm đến chất lượng hàng hóa, thận trọng trong lựa chọn sản phẩm, chỉ mua sản phẩm rõ nguồn gốc, tẩy chay những cơ sở sản xuất kinh doanh không đảm bảo ATTP,…

 

Theo đánh giá của Hội đồng KH&CN cấp cơ sở, đề tài đạt mục tiêu, sản phẩm đề ra, kết quả của đề tài sẽ phục vụ công tác quản lý nhà nước về ngành chế biến các sản phẩm từ tinh bột. Bên cạnh đó, Hội đồng cũng đề nghị nhóm thực hiện chỉnh sửa lỗi chính tả, hình thức trình bày văn bản; bổ sung bảng đồ bố trí các cơ sở nghiên cứu, phiếu điều tra, đề xuất quy trình sản xuất, bảng chất phụ gia được cho phép…

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Nghiệm thu đề tài “Tạo lập, quản lý, và phát triển chỉ dẫn địa lý “Thạnh Phú” cho sản phẩm gạo của huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo “Góp ý Quy trình kỹ thuật ương thuần dưỡng và nuôi thương phẩm cá bông lau trong ao đất tại Bến Tre”
• Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu thực trạng sụt lún, ngập úng và đề xuất giải pháp thích ứng tại xã đảo Hưng Phong, huyện Giồng Trôm”
• Quy định quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa
• Nghiệm thu đề tài “Khảo sát sự lưu hành của virus và đánh giá đáp ứng miễn dịch sau khi tiêm phòng vaccine viêm da nổi cục trên bò tại Bến Tre”
• Hội thảo “Một số giải pháp xây dựng sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu quy trình công nghệ và hệ thống thiết bị sơ chế, xử lý và bảo quản quả bưởi tươi phục vụ nội tiêu và xuất khẩu”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của kênh, rạch, mương trong chăn nuôi heo tại huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre”
• Công bố quy hoạch mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ công lập thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
• Khác biệt chưa biết về chỉ dẫn địa lý “Bến Tre” cho sản phẩm xoài Tứ Quý
• Phát hành hóa đơn điện tử ngay sau từng lần bán hàng xăng dầu
• Bến Tre: Tập huấn về cơ chế chi trả dựa vào kết quả - RBF và hướng dẫn nghiệm thu công trình khí sinh học trong chăn nuôi cho cán bộ kiểm tra chất lượng và thợ xây, thợ lắp đặt tại địa phương
• Hội thảo “Giải pháp khai thác hiệu quả các bãi bồi, cồn nổi ven sông trên địa bàn tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo “Nghiên cứu thực trạng sụt lún, ngập úng và đề xuất giải pháp thích ứng tại xã đảo Hưng Phong, huyện Giồng Trôm”
• Sản phẩm gạo “Thạnh Phú” được bảo hộ chỉ dẫn địa lý