Sa sâm Việt – Hành trình khởi nghiệp sáng tạo

Vốn dĩ không có chuyên môn về lĩnh vực nông nghiệp, nhưng với đam mê và lòng nhiệt huyết, đã đưa anh Phù Tường Nguyên Dũng - chủ một gara, đến với vùng đất Thạnh Phú như một cơ duyên, để rồi hơn 03 năm không ngừng tìm tòi, học hỏi, cùng nghiên cứu với các chuyên gia, nhà khoa học, anh đã thành công với các dòng sản phẩm mỹ phẩm và thực phẩm chức năng từ Sa Sâm Việt.

 

Năm 2016, anh Dũng tình cờ biết được một loại rau mọc tự nhiên trên giồng cát huyện biển Thạnh Phú, người dân nơi đây thu hái chủ yếu để sử dụng. Đó là rau sâm cát vốn rất quen thuộc với những người dân làm nghề biển nhưng trên thị trường chưa xuất hiện nhiều và anh chọn cây sâm cát của Thạnh Phú để nghiên cứu, bắt đầu hành trình khởi nghiệp.

 

Bước đầu tiên anh đã tìm đến vùng đất này và nghiên cứu về văn hóa, khả năng phát triển du lịch, nhưng vấn đề anh quan tâm vẫn là tập trung nghiên cứu các dược tính của loài sâm cát. Sâm cát hay tên gọi theo Đông y là Sa sâm nam, có tên khoa học là Launaea Sarmentosa. Sa sâm nam là loại cây có xuất xứ từ các tỉnh ven biển miền Trung và một số tỉnh ven biển miền Nam, đặc biệt xuất hiện rất sớm ở vùng ven biển huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre. Theo y học cổ truyền thì Sa sâm nam có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, tác động vào kinh phế, vị có công dụng dưỡng âm thanh phế, tả hỏa, chỉ thấu, ích vị sinh tân. Sa sâm nam có thể trực tiếp ăn sống hoặc chế biến như món rau thông thường, phần lá Sa sâm nam có chứa nhiều chất diệp lục và các chất quan trọng khác, giúp bồi bổ sức khỏe và điều trị bệnh rất tốt. Sa sâm nam với thành phần diệp lục tố chứa lượng lớn chất chống oxy hóa, có rất nhiều công dụng tuyệt vời như ổn định đường huyết, chống viêm, tăng cường miễn dịch, loại bỏ độc tố gây ung thư, phòng bệnh về xương khớp, giúp vết thương mau lành, hỗ trợ tiêu hóa, chống nhiễm trùng nấm, ức chế tế bào ung thư. Ngoài ra, Sa sâm nam còn có tác dụng tăng cường sinh lý nam, bồi bổ cơ thể và làm đẹp.

 

Và thật bất ngờ, khi anh Dũng lấy mẫu để nghiên cứu và thử nghiệm, cho thấy Sa sâm nam là loại cây có giá trị cao về y-dược, được dùng nhiều trong y học cổ truyền, toàn bộ thân, rễ, lá của cây đều được sử dụng, nhưng chủ yếu vẫn là lá Sa sâm nam, vì trong lá Sa sâm nam có một dược chất quý đó là Saponin. Đặc biệt, qua phương pháp nghiên cứu “thử hoạt tính bắt gốc tự do DPPH và năng lực khử”, lá Sa sâm nam trong mẫu nghiên cứu thể hiện hoạt tính kháng oxy hóa mạnh nhất so với rễ và thân. Ngoài ra, còn chứa nhiều hợp chất quý như tinh dầu, acid triterpenic, β-sitosterol, polysaccharid, nhiều dẫn chất coumarin, dẫn chất của psoralen và scopoletin… có tác dụng giãn mạch, tăng trương lực cơ tim, trừ đàm và kháng trực khuẩn. Từ đó, tháng 5/2016, anh Dũng đăng ký thành lập Công ty Cổ phần Sa Sâm Việt và bắt tay vào công việc nghiên cứu nhân giống, trồng thử nghiệm và đánh giá các hoạt chất trong trong cây Sa sâm nam, đồng thời, nghiên cứu chuyên sâu và đã sản xuất, thương mại hóa một số sản phẩm từ Sa sâm nam. Công Ty Cổ Phần Sa Sâm Việt đã mạnh dạn đầu tư máy móc, thiết bị, công nghệ để nghiên cứu và đã có được kết quả nghiên cứu nhất định về Sa sâm nam như: Bảo tồn, nhân giống và hoàn thiện quy trình trồng Sa sâm nam theo hướng hữu cơ (VietGAP), hoàn thiện các dòng sản phẩm mới từ Sa sâm nam có giá trị gia tăng cao như bột sâm Việt, Sâm 3 trong 1 (3 in 1) và trà sâm túi lọc.

 

Dự án sản xuất các sản phẩm từ Sa sâm nam là quá trình nghiên cứu hoàn thiện giải pháp “Bảo tồn, nhân rộng, phát triển và thương mại hóa Sa Sâm Việt tại tỉnh Bến Tre”, được công ty đầu tư, nghiên cứu từ 09/2016 – 06/2018. Dự án của công ty đã đạt giải Nhì vòng chung kết Cuộc thi Dự án khởi nghiệp nông nghiệp cấp quốc gia năm 2018 do Trung tâm nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp (BSA) tổ chức. Dự án được Ban Giám khảo đánh giá cao và được chọn tham dự bán kết cuộc thi khởi nghiệp 4.0 trong Ngày hội khởi nghiệp quốc tế tại Đà Nẵng do Bộ khoa học tổ chức từ ngày 29/11 đến ngày 01/12/2018. Được Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định chấp nhận đơn hợp lệ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa “Sa Sâm Việt” (Quyết định số 30185/QĐ-SHTT và 30186/QĐ-SHTT ngày 04 tháng 5 năm 2018). Năm 2018, Công ty Cổ phần Sa Sâm Việt được cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ.

 

Không dừng lại, Công ty cổ phần Sa Sâm Việt lựa chọn cho mình hướng đi khởi nghiệp đổi mới sáng sáng tạo, với phương châm làm những việc bình thường bằng ý chí và quyết tâm khác thường, Công ty Cổ phần Sa Sâm Việt mạnh dạn đầu tư thực hiện nhiệm vụ KH&CN Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ và quy trình sản xuất thực phẩm chức năng từ Sa Sâm Việt, với mong muốn xây dựng thí điểm mô hình nông nghiệp nông thôn, đa dạng hóa các sản phẩm nông nghiệp. Tạo ra sản phẩm thực phẩm chức năng từ Sa sâm nam chất lượng ổn định, có tác dụng tốt đối với sức khoẻ con người. Đồng thời, tạo đầu ra ổn định, thúc đẩy ngành trồng dược liệu ở địa phương phát triển, giải quyết việc làm nông thôn và tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân.

 

image
 
image
Một số sản phẩm. Ảnh: Công ty Cổ phần Sa Sâm Việt.

 

Nhiệm vụ KH&CN được Hội đồng KH&CN nghiệm thu và xác nhận kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN không sử dụng ngân sách nhà nước cho Công ty Cổ phần Sa Sâm Việt. Đây là tiền đề quan trọng để Công ty cổ phần Sa Sâm Việt tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ mới, hoàn thiện hệ thống quản lý, điều hành, sản xuất, nghiên cứu. Mở rộng, chuyển giao quy trình canh tác cho nông dân, xây dựng thành công Làng Sâm Việt gắn với phát triển du lịch cộng đồng tại Bến Tre. Xây dựng và phát triển hệ thống phân phối, nhượng quyền thương mại, tổ chức truyền thông theo phương thức tiếp cận mới của công nghệ 4.0, tăng cường kết nối với các đối tác, giới thiệu, liên kết đưa sản phẩm ra thị trường quốc tế.

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Nâng cao năng suất nuôi tôm rừng và tôm quảng canh
• Bến Tre nỗ lực thực hiện sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia
• Công nghệ khí hậu-xu hướng công nghệ trong năm 2024
• Thành quả của Trung tâm điều hành thông minh sau một năm vận hành
• Bến Tre tập trung đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong xây dựng nông thôn mới
• Tiêu sợi huyết - phương pháp vàng trong cấp cứu đột quỵ
• Hoa hậu chuyên nuôi tôm công nghệ cao Phan Thị Mỹ Linh
• Hiệu quả từ mô hình phục hồi vườn dừa bị thiệt hại do dịch hại sâu đầu đen
• Quy trình phòng chống hạn mặn trong chăn nuôi
• Đẩy mạnh phát triển vườn dừa hữu cơ, kinh tế hợp tác trong ngành dừa trên địa bàn tỉnh
• Các chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp huyện Thạnh Phú đạt nhiều thành quả nổi bật
• Giồng Trôm xây dựng vùng sản xuất tập trung gắn với hoàn thiện chuỗi giá trị dừa
• Mỏ Cày Nam ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo trong chuyển đổi số và đào tạo nhân lực trong nông nghiệp, nông thôn
• Tăng thu nhập nhờ mạnh dạn đa dạng hóa đối tượng nuôi
• Quản lý bệnh héo xanh trên cúc mâm xôi