Nghiệm thu dự án “Đào tạo, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật (Từ dự án cây có múi Jica) nhằm nâng cao năng suất, chất lượng bưởi da xanh tỉnh Bến Tre”

Ngày 15/8/2019, Hội đồng Khoa học và Công nghệ đã tổ chức nghiệm thu dự án “Đào tạo, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật (Từ dự án cây có múi Jica) nhằm nâng cao năng suất, chất lượng bưởi da xanh tỉnh Bến Tre”. Đến dự có ông Lâm Văn Tân-Giám đốc Sở KH&CN-Chủ tịch hội đồng, cùng các phản biện, ủy viên hội đồng và các vị khách mời.

 

image
Quang cảnh buổi nghiệm thu.

 

Dự án do ông Nguyễn Phúc Hiệp-Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật làm chủ nhiệm với mục tiêu nhằm chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật (Từ dự án cây có múi Jica) nhằm nâng cao năng suất, chất lượng bưởi da xanh tỉnh Bến Tre đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn của thị trường trong nước và xuất khẩu.

 

Để triển khai dự án, nhóm thực hiện đã tiến hành khảo sát và chọn lọc những hộ đủ tiêu chuẩn để tham gia, quy mô thực hiện tại 4 huyện Châu Thành, Giồng Trôm, Mỏ Cày Bắc, Bình Đại và Thành Phố Bến Tre.

 

Những hộ tham gia đều thực hiện đúng những tiêu chuẩn kỹ thuật do nhóm nghiên cứu đề ra như: 100% vườn trồng bưởi da xanh đều lên liếp và đắp mô với chiều cao và rộng từ 50-80cm; các cây được trồng theo khoảng cách khuyến cáo là 5x6m, có hộ trồng khoảng cách hàng cây 7m theo liếp đơn trồng một hàng; Tất cả mô hình đều có thực hiện biện pháp tỉa cành tạo tán thường xuyên, bón phân theo đúng quy trình. Các hộ đã được tập huấn và quan sát thực tế nhắm nhận diện được các đối tượng dịch hại chính trên cây bưởi da xanh, điều kiện phát sinh, phát triển và các biện pháp quản lý.  

 

Sau thời gian nghiên cứu, nhóm thực hiện đã xây dựng thành công 28,8 ha trồng bưởi da xanh theo kỹ thuật của Jica, tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật cho nông dân và các tổ hợp tác trong vùng thực hiện dự án, từ đó từng bước thay đổi tập quán canh tác cũ từ trồng dày, sử dụng nhiều phân bón hóa học, thuốc hóa học sang trồng thưa, tăng cường bón phân hữu cơ, tỉa cành tạo tán giúp vườn thông thoáng, đủ ánh sáng để cây phát triển tốt và hạn chế các điều kiện phát sinh, phát triển của sâu bệnh hại.

 

Dự án đã đạt mục tiêu, nội dung đề ra, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao được Hội đồng nghiệm thu. Để hoàn thiện hơn, Hội đồng cũng đề nghị nhóm tác giả chỉnh sửa bố cục trình bày cho hợp lý, bổ sung hình ảnh minh họa để càng hoàn thiện hơn.

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Nghiệm thu đề tài “Khảo sát sự lưu hành của virus và đánh giá đáp ứng miễn dịch sau khi tiêm phòng vaccine viêm da nổi cục trên bò tại Bến Tre”
• Hội thảo “Một số giải pháp xây dựng sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu quy trình công nghệ và hệ thống thiết bị sơ chế, xử lý và bảo quản quả bưởi tươi phục vụ nội tiêu và xuất khẩu”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của kênh, rạch, mương trong chăn nuôi heo tại huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre”
• Công bố quy hoạch mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ công lập thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
• Khác biệt chưa biết về chỉ dẫn địa lý “Bến Tre” cho sản phẩm xoài Tứ Quý
• Phát hành hóa đơn điện tử ngay sau từng lần bán hàng xăng dầu
• Bến Tre: Tập huấn về cơ chế chi trả dựa vào kết quả - RBF và hướng dẫn nghiệm thu công trình khí sinh học trong chăn nuôi cho cán bộ kiểm tra chất lượng và thợ xây, thợ lắp đặt tại địa phương
• Hội thảo “Giải pháp khai thác hiệu quả các bãi bồi, cồn nổi ven sông trên địa bàn tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo “Nghiên cứu thực trạng sụt lún, ngập úng và đề xuất giải pháp thích ứng tại xã đảo Hưng Phong, huyện Giồng Trôm”
• Sản phẩm gạo “Thạnh Phú” được bảo hộ chỉ dẫn địa lý
• Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức Sở Khoa học và Công nghệ năm 2024
• Nhiệm vụ khoa học và công nghệ gắn kinh tế tuần hoàn địa phương
• Hội thảo “Nghiên cứu công nghệ xử lý nước thải ao nuôi tôm siêu thâm canh”
• “Điểm nghẽn” cần tháo gỡ thị trường khoa học và công nghệ