Methadone – Phương pháp điều trị “tiêu chuẩn vàng” đối với bệnh nhân nghiện chất dạng thuốc phiện

Hiện nay, tệ nạn ma túy diễn biến phức tạp, xuất hiện ở mọi lứa tuổi, mọi thành phần xã hội, chủ yếu ở lớp trẻ. Riêng tại Bến Tre, đến cuối năm 2015 số người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý trên địa bàn tỉnh Bến Tre là 1.229 người, trong đó có 572 người nghiện heroin. Toàn tỉnh có 122/164 xã, phường, thị trấn có người sử dụng ma túy.

 

Việc điều trị nghiện ma túy là một chiến lược quan trọng nhằm giải quyết các hậu quả về xã hội và sức khỏe do việc nghiện ma túy gây ra ở cấp độ cá nhân và xã hội. Nếu không điều trị nghiện ma túy đến nơi đến chốn sẽ tạo ra lãng phí lớn cho y tế và cho cộng đồng. Methadone hiện được coi là phương pháp điều trị “tiêu chuẩn vàng” đối với bệnh nhân nghiện chất dạng thuốc phiện và được áp dụng rất phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

 

image

Họp Hội đồng KH&CN chuyên ngành tỉnh

nghiệm thu đề tài.


Nhằm tăng số lượng người tham gia điều trị và nâng cao hiệu quả điều trị methadone, Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS Bến Tre đã thực hiện đề tài “Điều  tra đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả điều trị methadone cho người nghiện chích ma túy tại tỉnh Bến Tre”.

 

Đề tài thực hiện với mục tiêu đánh giá thực trạng điều trị methadone và các yếu tố liên quan đến việc bỏ điều trị methadone ở người nghiện chích ma túy tại Bến Tre từ năm 2014-2017; Đánh giá kết quả chương trình can thiệp tăng số lượng bệnh nhân tiếp cận dịch vụ và duy trì điều trị methadone cho đến hết cơn nghiện để tái hòa nhập vào cộng đồng sau 18 tháng can thiệp.

 

Kết quả đề tài cho thấy, nghiên cứu thực trạng điều trị methadone và các yếu tố liên quan đến việc bỏ điều trị methadone ở người nghiện chích ma túy tại tỉnh Bến Tre 2014-2017 tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có sử dụng chất dạng thuốc phiện trong 1 tháng qua chiếm 18%, dưới 10 ngày chiếm 62,2%, trên 10 ngày là 37,8%. Sử dụng qua đường tiêm chiếm 91,1%; qua đường hút, hít chiếm 8,9%. Liều uống methadone cao nhất là 22,5ml và thấp nhất là 0,5ml, trung bình là 8,1ml. Nhóm đối tượng nghiên cứu có liều uống methadone 0,5-5,9 ml chiếm 31,6%, 6-11,9 ml chiếm 52,4%, 12-22,5% ml chiếm 16%. Tác dụng phụ đối với các đối tượng nghiên cứu người nghiện chích ma túy gặp phải khi điều trị methadone là táo bón, răng miệng, tiết mồ hôi, giảm khả năng tình dục, ăn không ngon miệng, đau bụng, buồn nôn, mất ngủ,… Đối tượng nghiên cứu tiếp cận thông tin về điều trị methadone qua các kênh: báo, đài, truyền hình, bạn bè, công an, nhân viên y tế,… phần lớn người thân trong gia đình vận động người nghiện chích ma túy tham gia điều trị methadone chiếm 94%.

 

Trong năm 2017 tỷ lệ đối tượng nghiên cứu người nghiện chích ma túy bỏ trị methadone là 14,8% do phải đến cơ sở mỗi ngày, đường đi xa, bị bạn bè lôi kéo, rủ rê sử dụng ma túy, thiếu ý chí, quyết tâm điều trị,… Năm 2019 đối tượng nghiên cứu bỏ trị là 5,8% (thấp hơn năm 2017 là 9%), liều uống methadone trung bình ở nghiên cứu đánh giá kết quả can thiệp tăng số lượng bệnh nhân tiếp cận dịch vụ và duy trì điều trị methadone cho đến hết cơn nghiện để tái hòa nhập cộng đồng sau 18 tháng thấp hơn liều uống methadone trung bình ở nghiên cứu thực trạng điều trị methadone và các yếu tố liên quan đến việc bỏ điều trị methadone ở người nghiện chích ma túy tại tỉnh Bến Tre 2014-2017 là 1,25 ml.

 

Từ kết quả nghiên cứu nhóm thực hiện đề tài cũng đưa ra các khuyến nghị như cần đào tạo nghề và giới thiệu việc làm phù hợp cho người nghiện chất ma túy tham gia điều trị methadone; duy trì và thường xuyên cung cấp thông tin về điều trị methadone cho bệnh nhân; giữ mối liên lạc giữa gia đình, địa phương và cơ sở điều trị; cần có các nghiên cứu tiếp theo về các dịch vụ hỗ trợ, can thiệp dựa vào cộng đồng cho nhóm nghiện chích ma túy tham gia điều trị,…

Hội đồng khoa học và công nghệ chuyên ngành tỉnh đã đánh giá cao kết quả của đề tài, đề tài có tính khoa học, thực tiễn đáp ứng được yêu cầu xã hội. Qua đó hội đồng cũng đề nghị nhóm nghiên cứu chỉnh sửa bố cục cho hợp lý, phương pháp nghiên cứu cần xác định rõ cách chọn mẫu; số liệu phân tích cụ thể hơn, phần kết luận viết cô đọng và có so sánh với kết quả nghiên cứu của tác giả khác. Nội dung đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả điều trị methadone cho người nghiện chích ma túy tại tỉnh Bến Tre cần đưa ra giải pháp có lộ trình, có tập huấn cho người nghiện, có chương trình hỗ trợ cho người nghiện nhất là những người không có điều kiện,…

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Nghiệm thu đề tài “Tạo lập, quản lý, và phát triển chỉ dẫn địa lý “Thạnh Phú” cho sản phẩm gạo của huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo “Góp ý Quy trình kỹ thuật ương thuần dưỡng và nuôi thương phẩm cá bông lau trong ao đất tại Bến Tre”
• Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu thực trạng sụt lún, ngập úng và đề xuất giải pháp thích ứng tại xã đảo Hưng Phong, huyện Giồng Trôm”
• Quy định quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa
• Nghiệm thu đề tài “Khảo sát sự lưu hành của virus và đánh giá đáp ứng miễn dịch sau khi tiêm phòng vaccine viêm da nổi cục trên bò tại Bến Tre”
• Hội thảo “Một số giải pháp xây dựng sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu quy trình công nghệ và hệ thống thiết bị sơ chế, xử lý và bảo quản quả bưởi tươi phục vụ nội tiêu và xuất khẩu”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của kênh, rạch, mương trong chăn nuôi heo tại huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre”
• Công bố quy hoạch mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ công lập thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
• Khác biệt chưa biết về chỉ dẫn địa lý “Bến Tre” cho sản phẩm xoài Tứ Quý
• Phát hành hóa đơn điện tử ngay sau từng lần bán hàng xăng dầu
• Bến Tre: Tập huấn về cơ chế chi trả dựa vào kết quả - RBF và hướng dẫn nghiệm thu công trình khí sinh học trong chăn nuôi cho cán bộ kiểm tra chất lượng và thợ xây, thợ lắp đặt tại địa phương
• Hội thảo “Giải pháp khai thác hiệu quả các bãi bồi, cồn nổi ven sông trên địa bàn tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo “Nghiên cứu thực trạng sụt lún, ngập úng và đề xuất giải pháp thích ứng tại xã đảo Hưng Phong, huyện Giồng Trôm”
• Sản phẩm gạo “Thạnh Phú” được bảo hộ chỉ dẫn địa lý