Nghiệm thu đề tài khoa học “Quản trị rủi ro trong chuỗi cung ứng các doanh nghiệp thủy sản tỉnh Bến Tre”

Hội đồng KH&CN Bến Tre vừa tổ chức nghiệm thu đề tài khoa học “Quản trị rủi ro trong chuỗi cung ứng các doanh nghiệp thủy sản tỉnh Bến Tre”. Đề tài do Phó Giáo sư-Tiến sĩ Nguyễn Thành Hiếu làm chủ nhiệm.

 

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm xác định các loại rủi ro có thể xảy ra đối với các doanh nghiệp nuôi trồng và chế biến thủy sản tại tỉnh Bến Tre và sự tác động của nó đến mức độ liên kết giữa các thành viên của chuỗi cung ứng cũng như kết quả kinh doanh của các thành viên này.

 

image
Quang cảnh buổi nghiệm thu.

 

 

Kết quả nghiên cứu chỉ rõ có 5 nhóm loại rủi ro khác nhau tồn tại trong chuỗi cung ứng thủy sản bao gồm: Rủ ro từ nguồn cung; Rủi ro từ thị trường; Rủi ro từ môi trường; Rủi ro từ thông tin và rủi ro vận hành tổ chức sản xuất kinh doanh. Trong đó, bốn nhóm đầu có tác động đáng kể, trong khi rủi ro vận hành không thật sự đáng lo ngại đối với các doanh nghiệp nuôi, chế biến và xuất khẩu thủy sản ở tỉnh Bến Tre. Rủi ro cũng được xác định có sự tác động đáng kể đến mối quan hệ liên kết giữa các tổ chức/doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng, từ đó cũng có ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng.

 

Dựa trên các kết quả nghiên cứu trên, nhóm tác giả đã đề xuất được một số giải pháp quản trị rủi ro hiệu quả hơn, nhằm giảm các rủi ro có thể xảy ra trong chuỗi cung ứng thủy sản tại tỉnh Bến Tre như:

 

- Định hướng phát triển chuỗi cung ứng thủy sản tỉnh Bến Tre trên cơ sở phát triển 3 khía cạnh chính gồm: Bền vững về kinh tế, bền vững về xã hội và bền vững về môi trường sinh thái với mục tiêu góp phần đảm bảo phát triển kinh tế ngành thủy sản nhanh, hiệu quả, bền vững, bảo vệ môi trường.

 

- Đề xuất các giải pháp đối với doanh nghiệp/tổ chức nuôi trồng và chế biến, xuất khẩu thủy sản tại tỉnh Bến Tre gồm có:

 

+ Để giảm rủi ro về nguồn cung, doanh nghiệp cần chủ động xây dựng mô hình sản xuất, kinh doanh giống thủy sản đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, nhu cầu số lượng, chi phí giá thành hợp lý.

 

+ Đối với rủi ro từ thị trường, doanh nghiệp cần ổn định thị trường truyền thống, đồng thời đa dạng hoá sản phẩm xuất khẩu hướng đến mở rộng thị trường mới, cần sớm xây dựng và đăng ký thương hiệu sản phẩm, tập thể, chỉ dẫn địa lý xuất xứ đối với các sản phẩm thủy sản chế biến chủ lực, gia tăng năng lực cạnh tranh về giá.

 

+ Đối với rủi ro từ thông tin, doanh nghiệp và tổ chức nuôi trồng không nên hoạt động riêng lẻ mà nên tham gia vào các hợp tác xã để có được sự hỗ trợ từ các thành viên, cần khai thác thông tin từ nhiều nguồn khác nhau một cách chủ động và tích cực.

 

+ Đối với rủi ro từ môi trường, các doanh nghiệp và tổ chức nuôi trồng phải chấp hành nghiêm Luật Môi trường, các Nghị định, Thông tư hướng dẫn về môi trường, đây là giải pháp lâu dài và bền vững cho môi trường nói chung và môi trường nuôi trồng thuỷ sản nói riêng.

 

+ Đối với Cơ quan quản lý nhà nước, nhóm tác giả đề xuất cần phải nâng cao năng lực quản lý nhà nước về giống, đảm bảo kiểm soát được giống thủy sản cả về chủng loại, số lượng, chất lượng.

 

Đề tại đã đạt mục tiêu, nội dung đề ra, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao được Hội đồng nghiệm thu. Để hoàn thiện hơn, Hội đồng cũng đề nghị nhóm nghiên cứu chỉnh sửa bố cục trình bày cho hợp lý, bổ sung hình ảnh minh họa để càng hoàn thiện hơn.

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Nâng cao năng suất nuôi tôm rừng và tôm quảng canh
• Bến Tre nỗ lực thực hiện sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia
• Công nghệ khí hậu-xu hướng công nghệ trong năm 2024
• Thành quả của Trung tâm điều hành thông minh sau một năm vận hành
• Bến Tre tập trung đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong xây dựng nông thôn mới
• Tiêu sợi huyết - phương pháp vàng trong cấp cứu đột quỵ
• Hoa hậu chuyên nuôi tôm công nghệ cao Phan Thị Mỹ Linh
• Hiệu quả từ mô hình phục hồi vườn dừa bị thiệt hại do dịch hại sâu đầu đen
• Quy trình phòng chống hạn mặn trong chăn nuôi
• Đẩy mạnh phát triển vườn dừa hữu cơ, kinh tế hợp tác trong ngành dừa trên địa bàn tỉnh
• Các chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp huyện Thạnh Phú đạt nhiều thành quả nổi bật
• Giồng Trôm xây dựng vùng sản xuất tập trung gắn với hoàn thiện chuỗi giá trị dừa
• Mỏ Cày Nam ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo trong chuyển đổi số và đào tạo nhân lực trong nông nghiệp, nông thôn
• Tăng thu nhập nhờ mạnh dạn đa dạng hóa đối tượng nuôi
• Quản lý bệnh héo xanh trên cúc mâm xôi