Xây dựng chỉ tiêu kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo và thực nghiệm sản xuất sò huyết tại Bến Tre

TÓM TẮT

Báo cáo là một phần kết quả nghiên cứu của đề tài “Nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo sò huyết tại Bến Tre” do Viện Nghiên cứu NTTS III thực hiện trong thời gian từ 8/2015 – 8/2019. Báo cáo trình bày kết quả xác định các chỉ tiêu kỹ thuật trong nuôi vỗ, kích thích cho đẻ, nghiên cứu kỹ thuật ương nuôi ấu trùng nổi, hạ đáy đến con giống cấp 1. Thức ăn cho ấu trùng ở giai đoạn đầu (1-7 ngày) nên kết hợp tảo Nannochloropsis oculata, Isochrysis galbana, sau đó kết hợp thêm tảo Chaetoceros calcitrans để cho kết quả tốt nhất; Mật độ ương, độ mặn thích hợp cho ấu trùng tương ứng là 5 con/ml, 24-27‰, và 20-25‰ cho giai đoạn sống đáy. Thử nghiệm sản xuất thành công giống nhân tạo sò huyết tại 2 nơi: Nha Trang ương ấu trùng nổi và Bến Tre ương ấu trùng đáy và giống. Qua 3 đợt sản xuất, với các chỉ tiêu sinh sản đạt cao và tương đối ổn định, tỷ lệ sống từ ấu trùng chữ D đến ấu trùng điểm mắt là 41-43%, tỷ lệ sống từ spat đến giống cấp 1 là 20-28,78%, đã tạo ra 4,9 triệu con giống sò cám (0,5-1mm/con) và 1,159 triệu con giống sò cấp 1 (1-2mm/con) đáp ứng một phần nhu cầu con giống chất lượng cao cho nuôi tại Bến Tre.

 

1. MỞ ĐẦU


Sò huyết là một trong những loài động vật thân mềm hai mảnh vỏ có giá trị dinh dưỡng cao được ưa chuộng. Diện tích tiềm năng có thể nuôi sò huyết rất lớn nhưng nghề nuôi chưa được phát triển do nguồn sò giống cung cấp cho nuôi chưa đủ, nguồn giống chủ yếu thu từ tự nhiên chất lượng thấp, không ổn định và số lượng không đảm bảo. Trong khi đó nhu cầu tiêu thụ sò huyết ngày càng tăng cao nên nguồn lợi sò ngày càng được ngư dân khai thác triệt để.

 

Bến Tre là địa phương có tiềm năng lớn về kinh tế biển, có điều kiện thiên nhiên thuận lợi, là nơi lý tưởng để các loài hải sản có giá trị cao như sò huyết sinh sôi, phát triển. Hiện nay, đa số người dân ở các địa phương nuôi sò huyết chủ yếu sử dụng con giống khai thác từ tự nhiên. Con giống từ tự nhiên biểu hiện những hạn chế: chất lượng và số lượng không đảm bảo, giảm dần theo thời gian, kích cỡ không đồng đều. Người dân tại các vùng cửa sông ven biển tỉnh Bến Tre đã có kinh nghiệm trong việc nuôi sò huyết và các cơ quan chuyên ngành địa phương đã có nhiều nghiên cứu thử nghiệm nuôi sò huyết đã cho kết quả tốt, nhưng không thể ứng dụng và nhân rộng được vì thiếu con giống.

 

Mặt khác, vì không đủ giống cho nuôi nên nhiều hộ dân đã nhập con giống từ nhiều địa phương khác. Quá trình vận chuyển xa, tính chuyên biệt về môi trường nên con giống mang về nuôi không đạt yêu cầu. Phát triển nghề sản xuất giống nhân tạo sò huyết, phục vụ cho nuôi sò huyết tại Bến Tre là hướng đi đúng và chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả cao. Ở Việt Nam quy trình công nghệ sản xuất giống sò huyết mặc dù đã được nghiên cứu và bước đầu thành công từ năm 2001, mở ra triển vọng cho việc phát triển nghề nuôi. Tuy nhiên, quy trình công nghệ sản xuất giống trước đây chưa ổn định, còn những tồn tại và hạn chế cần có thêm đầu tư nghiên cứu hoàn thiện. Báo cáo trình bày kết quả nghiên cứu chăm sóc ấu trùng nổi, cho hạ đáy và ương con giống sò huyết.

 

2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Xác định các chỉ tiêu kỹ thuật trong sản xuất giống 

2.1.1. Kỹ thuật tuyển chọn, nuôi vỗ và kích thích cho đẻ sò huyết bố mẹ


Tuyển chọn những cá thể khỏe mạnh, kích thước chiều dài > 25 mm, trọng lượng 40-80 con/kg.

 

Có 2 phương pháp nuôi vỗ sò được tiến hành: PP1: Nuôi vỗ sò huyết được thực hiện trong đìa. Đìa có diện tích dao động từ 500-1000 m2. Trước khi thả sò bố mẹ cho nuôi vỗ, đìa được vệ sinh sạch sẽ và sau đó lấy nước gây màu tảo. Trường hợp tảo trong đìa ít thì có thể bón phân gây màu hay lấy nước mới đảm bảo thức ăn cho sò; PP2: Sò được cho vào các rổ nhựa đặt trong bể hoặc xô nhựa 220 lit, Mật độ sò 80-160 cá thể/rổ/xô. Tảo cho ăn là tảo đơn bào như Isochrysis galbana, Chaetoceros sp., Sketonema costatum ... với mật độ cho ăn 1.000.000 tb/ml và kết hợp với thức ăn tổng hợp Frippack, Lansy, No với liều lượng 1g/m3/ngày, vitamin B, C, caxium liều lượng 0,1 g/m3/ngày.

 

Với cả hai phương pháp nuôi vỗ, hàng tuần giải phẫu cá thể sò, kiểm tra cơ quan sinh sản xác định mức độ phát triển của tuyến sinh dục, tỷ lệ thành thục

 

Kỹ thuật kích thích sinh sản sò bố mẹ:


NT1: Phương pháp nâng và hạ nhiệt độ; NT2: Phương pháp kích thích bằng nhiệt phơi khô kết hợp tạo dòng chảy; NT3: Phương pháp ngâm sò bố mẹ đã thành thục sinh dục trong hóa chất NH4OH (nồng độ 1-2 %) và tạo dòng chảy

Chỉ tiêu theo dõi: hiệu ứng kích thích, tỉ lệ đẻ, tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở. Mỗi phương pháp gồm 200 con sò bố mẹ, được lặp lại 3 lần để xác định phương pháp nào là thích hợp nhất trong kích thích sò đẻ.

 

2.1.2. Kỹ thuật ương nuôi ấu trùng nổi


Khi ấu trùng chữ D xuất hiện, dùng lưới lọc 30µm lọc ấu trùng qua bể 1m3 chứa nước biển đã lọc sạch. Tiến hành bố trí các thí nghiệm, tất cả các thí nghiệm được bố trí trong trong các thùng nhựa 100lit. Chế độ chăm sóc ấu trùng, con giống như nhau ở các lô của mỗi thí nghiệm. Mỗi thí nghiệm được lặp lại 3 lần. Các thông số cần xác định là tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống.

 

Thí nghiệm: Ảnh hưởng của mật độ ương lên sự sinh trưởng và tỷ lệ sống ấu trùng

Bố trí thí nghiệm với 4 mật độ ương ấu trùng khác nhau là 5, 10, 15, 20 ấu trùng/ml. Thức ăn là tảo đơn bào Nannochloropsis oculata, Chaetoceros calcitrans, Isochrysis galbana với mật độ tảo cho ăn tăng dần từ 5.000-21.000 tb/ml từ lúc bắt đầu đến lúc xuất hiện điểm mắt.

 

Thí nghiệm: Ảnh hưởng của thành phần thức ăn đến sự sinh trưởng và tỷ lệ sống ấu trùng

Bố trí thí nghiệm với 4 lô thức ăn khác nhau: NT1: Nannochloropsis oculata + Isochrysis galbana, NT2: Nannochloropsis oculata + Chaetoceros calcitrans, NT3: Isochrysis galbana + Chaetoceros calcitrans, NT4: Nannochloropsis oculata + Chaetoceros calcitrans + Isochrysis galbana.

Điều kiện thí nghiệm: nước biển có độ mặn 31 - 33‰, được sục khí liên tục 24/24, nhiệt độ từ 26-290C, pH từ 7,9-8,0;

Ấu trùng sò ở giai đoạn chữ D được cho ăn 2 lần/ngày. Mật độ tảo cho ăn tăng dần từ 5.000-21.000 tb/ml từ lúc bắt đầu đến lúc xuất hiện điểm mắt

Mật độ ấu trùng: được lấy từ kết quả tốt nhất của thí nghiệm 1

 

Thí nghiệm: Ảnh hưởng của độ mặn lên sự sinh trưởng và tỷ lệ sống ấu trùng

Bố trí thí nghiệm với 6 lô độ mặn khác nhau: 15, 18, 21, 24, 27, 30‰.

Mật độ ấu trùng: mật độ tốt nhất ở thí nghiệm 1.

Tảo cho ăn: tảo tốt nhất của lô thí nghiệm 2.

Mật độ tảo cho ăn: 5.000 – 21.000 tb/ml.

 

2.1.3. Phương pháp nghiên cứu ương nuôi ấu trùng spat đến con giống cấp 1


Thí nghiệm: Ảnh hưởng của chất đáy lên sự sinh trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng spat đến sò giống cấp 1.

Bố trí thí nghiệm với 3 môi trường đáy khác nhau là đáy cát, cát bùn và ương không lót cát (hệ thống nước trồi). Mật độ ương 10 con/ml.

Thức ăn là các loài tảo đơn bào, mật độ tảo cho ăn: 15.000 -60.000 tế bào/ml

 

Chuẩn bị hệ thống downwelling (nước trồi) cho ấu trùng xuống đáy

Dùng ống PVC có đường kính 40 cm cắt thành từng khay có chiều cao 40 cm, sau đó lót lưới thực vật phù du có cỡ mắt lưới 120-200µm. Dùng keo dán kín mặt lưới vào ống tránh trường hợp ấu trùng điểm mắt lọt ra ngoài. Đặt tất cả các khay này trong hệ thống bể, chiều cao thành bể là 40cm ngang với chiều cao của khay. Hệ thống ống nhựa PVC được làm giàn kê các khay và ở trên đầu các khay tạo nước chảy liên tục vào các khay. Vận tốc dòng chảy được điều chỉnh khoảng 0,3 l/phút. Dòng chảy được tuần hoàn trong bể.


image
Hệ thống downwelling.



Thí nghiệm: Ảnh hưởng của độ mặn lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của sò cám đến sò giống cấp 1.

Bố trí 4 lô thí nghiệm với 4 mật độ ương ấu trùng khác nhau là 15, 20, 25, 30 con/ml.

Sò cám được nuôi trong bể composite 100 lit. Chất đáy phù hợp nhất ở thí nghiệm 4, thức ăn là các loài tảo đơn bào với mật độ 15.000 – 60.000 tế bào/ml.

 

2.2. Thực nghiệm sản xuất giống sò huyết tại Bến Tre


Sau khi xác định các chỉ tiêu kỹ thuật sản xuất giống sò huyết (từ nguồn sò ở Bến Tre) tại Nha Trang, tiến hành thừ nghiệm sản xuất giống tại Bến Tre. Thử nghiệm sản xuất giống từ 3 lần trở lên để kiểm chứng các thông số kỹ thuật vừa tìm được và tạo ra con giống cho ương nuôi. Việc thử nghiệm sản xuất giống sò huyết được thực hiện tại Bến Tre với sự phối hợp chặt chẽ của Trung tâm Nông Nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao – Sở NN & PTNT tỉnh Bến Tre. Thực nghiệm sản xuất giống tại Bến Tre gồm: tuyển chọn và kích thích cho đẻ, ương nuôi ấu trùng, ương spat tới con giống cấp 1

 

2.3. Phương pháp thu thập số liệu 

Phương pháp xác định thể tích tảo cho ăn

Thể tích tảo cho ăn được xác định bằng công thức:   

 

 

Trong đó:

V2 : Thể tích tảo cần cho ăn (mL)

V1: Thể tích nước chứa ấu trùng (mL)

N1: Mật độ tảo cần cho ăn (tb/mL)

N2: Mật độ tảo thu hoạch từ nuôi sinh khối (tb/mL)được xác định bằng buồng đếm Thomas. Mỗi mẫu được đếm 3 lần và lấy giá trị trung bình.

 

Phương pháp xác định chỉ tiêu tăng trưởng, tỷ lệ sống 

Chỉ số thành thục được xác định theo Ito (1990)

 

 

Trong đó : GI: chỉ số thành thục.

Wsd: Khối lượng tuyến sinh dục (g).

Wpm: Khối lượng phần mềm (g). 

* Xác định tăng trưởng của ấu trùng hàu           

Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối DGR= (L1-L0)/(t1-t0).

 

Ghi chú:

+ L1: Chiều dài ấu trùng sò tại thời điểm t1 (µm);

+ L0: Chiều dài ấu trùng sòtại thời điểm t0 (µm);

*  Tỷ lệ sống (%) 

+ TLS giai đoạn ấu trùng Veliger = Tổng số ấu trùng spat/tổng số ấu trùng veliger  x 100

+ TLS giai đoạn spat = Tổng số sò giống cấp 1/ tổng số ấu trùng spat x 100

+ TLS giai đoạn sò cám = Tổng số sò giống cấp 1/ tổng số sò cám x 100

+ TLS sò bố mẹ = số lượng cá thể tại lần kiểm tra sau/ số cá thể lúc đầu

* Tỷ lệ đẻ = số cá thể tham gia sinh sản/ tổng số cá thể

* Tỷ lệ thụ tinh = tổng số trứng phát triển thành phôi/ tổng số trứng đẻ ra x 100 (%).

* Tỷ lệ nở = tổng số trứng phát triển thành ấu trùng quay/ tổng số trứng đã thụ tinh x 100 (%).

 

2.4. Phương pháp xử lý số liệu


- Số liệu được lưu trữ và xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel 2007.

 

- Sử dụng phần mềm SPSS Version 16.0 trong phép phân tích phương sai một yếu tố (One Way ANOVA), ở mức ý nghĩa P<0,05 để so sánh các giá trị trung bình trong trường hợp có nhiều hơn hai nhómvà phép kiểm định giả thuyết về trị trung bình của hai tổng thể trong trường chỉ so sánh hai giá trị trung bình. Các giá trị được trình bày bởi giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn.

 

3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN


3.1. Xác định các chỉ tiêu kỹ thuật trong sản xuất giống


3.1.1. Kỹ thuật tuyển chọn, nuôi vỗ và kích thích cho đẻ sò huyết bố mẹ


Sau 30 ngày nuôi vỗ nuôi trong đìa và nuôi trong bể tỷ lệ cá thể thành thục tương đối cao. Sò khi nuôi trong đìa thành thục tốt hơn nuôi trong bể, tỷ lệ cá thể ở giai đoạn III của sò khi nuôi trong đìa đạt 82%, hệ số thành thục đạt 2,68; tỷ lệ cá thể tham gia sinh sản đạt 62%, tương ứng trong bể đạt 70 % và 2,46; 54%.

 

Kết quả kích thích sinh sản theo các phương pháp khác nhau


Kết quả cho thấy trong 3 phương pháp kích thích thì PP2 (phương pháp phơi khô kết hợp với tạo dòng chảy) có thời gian hiệu ứng ngắn nhất (6,4 giờ) và sức sinh sản thực tế của sò cao nhất đạt 403.397 trứng/ cá thể. Phương pháp thay đổi nhiệt độ (phương pháp 1) có thời gian hiệu ứng dài nhất (8,96 giờ).

 

Tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở của sò ở phương pháp 2 cao nhất tương ứng là 68,9 và 51,1 %, phương pháp 3 thấp nhất (55,5 và 43,67 %).

Như vậy kết quả cho thấy phương pháp kích thích khô kết hợp với tạo dòng chảy cho kết quả tốt nhất.

 

3.1.2. Kỹ thuật ương nuôi ấu trùng nổi


*Ảnh hưởng của mật độ ương lên sự sinh trưởng và tỷ lệ sống ấu trùng


Bảng 3. 1. Tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng nuôi với mật độ khác nhau

 

 

Trong 4 lô mật độ nuôi, ấu trùng nuôi ở mật độ 5 con/ml có tốc độ sinh trưởng tuyệt đối cao nhất (5,91 µm/ngày), tỷ lệ sống cao nhất (40,3%). Cùng với sự tăng lên của mật độ ương thì tốc độ sinh trưởng, tỷ lệ sống của ấu trùng sò giảm đi. Ấu trùng ở mật độ 20 con/ml chỉ tồn tại đến ngày thứ 7, sau đó bị chết, điều này chứng tỏ mật độ này quá cao cho sự phát triển của ấu trùng.

 

* Ảnh hưởng của thành phần thức ăn đến sự sinh trưởng và tỷ lệ sống ấu trùng


Bảng 3. 2. Tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng nuôi với thức ăn khác nhau

 

 

Ở giai đoạn đầu (từ ngày 1 đến ngày 5) ấu trùng ở nghiệm thức 1 (ăn tảo Nannochloropsis oculata + Isochrysis galbana) cho kích thước chiều dài cao nhất. Điều này có thể là do ở giai đoạn đầu tảo có kích thước nhỏ như Nannochloropsis oculata (2 – 5 µm) và Isochrysis galbana (3 – 7 µm) phù hợp hơn cho ấu trùng ăn và tiêu hóa, tảo Chaetoceros sp. (5 – 7 µm) có kích thước lớn hơn chưa phù hợp. Tảo Isochrysis galbana có giá trị dinh dưỡng cao, kích cỡ phù hợp, thành phần axit béo không no của nó được xem là thức ăn tốt nhất cho ấu trùng động vật thân mềm (ĐVTM) (Marshall et al., 2010). Tảo Isochrysis galbana giàu axit docosahecxaenoic (DHA) chiếm khoảng (0,2-11%), tảoNannochloropsis oculata chứa nhiềuaxit arachidonic (AA) chiếm khoảng 0-4 % (Brown, 2002). Từ sau ngày thứ 7, ấu trùng ở NT4 có chiều dài lớn nhất. Có thể là do lúc này kích thước ấu trùng lớn hơn, có thể ăn được tảo có kích cỡ lớn hơn thì bổ sung kết hợp thêm tảo Chaetoceros sp., để tăng giá trị dinh dưỡng làm thức ăn cho ấu trùng. Tảo I. galbana có nhiều DHA ít EPA, ngược lại tảo Chaetoceros sp. có nhiều EPA và ít DHA (Brown, 2002).

 

Kết quả cuối thí nghiệm cho thấy ấu trùng ở NT4 (ăn kết hợp tảo Nannochloropsis oculata, Isochrysis galbana, Chaetoceros sp.) có TĐST tuyệt đối trung bình cao nhất đạt 6,95 µm/ngày, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức khác (P<0,05). Tỷ lệ sống của ấu trùng ở NT4 đạt cao nhất với 28,2 %, tiếp theo là NT1 27,4%.

 

*Ảnh hưởng của độ mặn lên sự sinh trưởng và tỷ lệ sống ấu trùng


Bảng 3. 3.  Tốc độ sinh trưởng của ấu trùng nuôi với độ mặn khác nhau

 



Trong số 6 lô độ mặn nghiên cứu, độ mặn 15 và 18 ‰ có TĐST thấp nhất, đặc biệt ở lô độ mặn 15‰, ấu trùng chỉ tồn tại đến ngày thứ 9 sau đó bị chết. Khoảng độ mặn từ 21-30 ‰ có TĐST tuyệt đối cao hơn dao động từ 4,76 đến 5,97 µm/ngày, trong đó ấu trùng ở độ mặn 24 ‰ đạt TĐST cao nhất (5,97 µm/ngày), tiếp theo là độ mặn 27‰ đạt TĐST 5,42 µm/ngày.  Tỷ lệ sống của ấu trùng ở lô độ mặn 24 ‰ cao nhất (đạt 38,33 %), tiếp đến là lô độ mặn 27 ‰ (37,5 %), tỷ lệ sống của ấu trùng ở hai độ mặn này không có sự sai khác có ý nghĩa (P>0,05). Tỷ lệ sống của ấu trùng ở độ mặn 18‰ thấp nhất (21,97%), ấu trùng nuôi ở độ mặn 15 ‰ chỉ tồn tại đến ngày thứ 9, sau đó bị chết.

Như vậy độ mặn thích hợp nhất để nuôi ấu trùng sò huyết là 24-27‰.

 

3.1.3. Kỹ thuật ương nuôi ấu trùng đáy


*Ảnh hưởng của chất đáy lên sự sinh trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng spat đến sò giống cấp 1.


Tốc độ sinh trưởng chiều dài trong các lô chất đáy dao động từ 9,3 – 14,8 µm/ngày. Trong đó chất đáy chỉ sử dụng cát có tốc độ sinh trưởng thấp nhất (9,3 µm/ngày), tiếp đến là chất đáy cát bùn đạt 13,4 µm/ngày, sò không sử dụng chất đáy cho tốc độ sinh trưởng cao nhất (14,8 µm/ngày).

 

Tỷ lệ sống của ấu trùng ở các chất đáy khác nhau cũng khác nhau. Sò không sử dụng chất đáy, sử dụng hệ thống nước trồi có tỷ lệ sống cao nhất (24%), chất đáy cát có tỷ lệ sống thấp nhất (16%).

 

Kết quả của chúng tôi cho thấy, khi ấu trùng xuống đáy thì không cần sử dụng chất đáy mà sử dụng hệ thống tuần hoàn downwelling sò phát triển tốt, tỷ lệ sống cao.

 

*Ảnh hưởng của độ mặn lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của sò cám đến sò giống cấp 1 

Bảng 3. 4.Tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống của sò cám đến sò giống cấp 1 với độ mặn khác nhau

 

 

Sò huyết nuôi ở độ mặn 20‰ có tốc độ sinh trưởng cao nhất, tiếp đến là sò ở độ mặn 25‰. Tỷ lệ sống của sò từ sò cám đến sò giống cấp 1 ở độ mặn 20‰ cao nhất (39%), tiếp đến là ở độ mặn 25‰ (35%) nhưng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P>0,05)

 

Như vậy độ mặn thích hợp để ương sò huyết giống là 20-25‰.

 

Kết quả của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của La Xuân Thảo (2004) và Hoàng Thị Bích Đào (2004) khi kết luận độ mặn để ương ấu trùng xuống đáy thích hợp nhất là 20 ‰, dao động từ 20-25‰.

 

3.2. Thực nghiệm sản xuất giống sò huyết tại Bến Tre


Bảng 3. 5. Kết quả nuôi vỗ và cho sò sinh sản

 

 

Qua 3 đợt sản xuất giống kết quả cho thấy rằng các chỉ tiêu kỹ thuật như tỷ lệ thành thục, tỷ lệ đẻ, tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở của sò huyết tương đối cao và ổn định.

 

Bảng 3. 6. Kết quả thực nghiệm sản xuất giống sò huyết

 

 

Tỷ lệ sống từ ấu trùng chữ D đến ấu trùng điểm mắt đạt từ 41-43%, tỷ lệ sống từ spat đến giống cấp 1 từ 20-28,78%, không có đợt sản xuất nào thất bại chúng tôi đã tạo ra 4,9 triệu con giống sò cám (0,5-1mm/con) và 1,159 triệu con giống sò cấp 1 (1-2mm/con) đáp ứng một phần nhu cầu con giống chất lượng cao cho nuôi tại Bến Tre.

 

4. KẾT LUẬN


- Một số chỉ tiêu kỹ thuật sản xuất giống sò huyết:

 

Sò bố mẹ được nuôi vỗ trong đìa hay trong bể đều cho kết quả tốt, sò nuôi trong đìa tốt hơn nuôi trong bể.

 

Phương pháp kích thích sinh sản bằng cách phơi khô kết hợp với tạo dòng chảy có kết quả tốt nhất.

 

Trong quá trình ương nuôi ấu trùng và sò giống, thức ăn cho ấu trùng ở giai đoạn đầu (1-7 ngày) nên kết hợp tảo Nannochloropsis oculata, Isochrysis galbana, sau đó kết hợp thêm tảo Chaetoceros calcitrans để cho kết quả tốt nhất. Mật độ ương tốt nhất cho ấu trùng là 5 con/ml cho sinh trưởng và tỷ lệ sống tốt nhất. Độ mặn thích hợp cho sò huyết ở giai đoạn ấu trùng là 24-27‰, ở giai đoạn từ sò cám đến sò giống cấp 1 là 20-25‰.

 

Ương sò từ giai đoạn spat đến sò giống cấp 1 bằng hệ thống tuần hoàn downwelling không lót cát cho tốc độ sinh trưởng cao nhất, tỷ lệ sống cao nhất.

 

- Thực nghiệm sản xuất giống tại Bến Tre:

 

Có thể sản xuất thành công giống nhân tạo sò huyết tại Bến Tre với 2,9 triệu con giống sò cám (0,5-1mm/con) và 1,159 triệu con giống sò cấp 1 (1-2mm/con) đáp ứng một phần nhu cầu con giống chất lượng cao cho nuôi tại Bến Tre.

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Nâng cao năng suất nuôi tôm rừng và tôm quảng canh
• Bến Tre nỗ lực thực hiện sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia
• Công nghệ khí hậu-xu hướng công nghệ trong năm 2024
• Thành quả của Trung tâm điều hành thông minh sau một năm vận hành
• Bến Tre tập trung đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong xây dựng nông thôn mới
• Tiêu sợi huyết - phương pháp vàng trong cấp cứu đột quỵ
• Hoa hậu chuyên nuôi tôm công nghệ cao Phan Thị Mỹ Linh
• Hiệu quả từ mô hình phục hồi vườn dừa bị thiệt hại do dịch hại sâu đầu đen
• Quy trình phòng chống hạn mặn trong chăn nuôi
• Đẩy mạnh phát triển vườn dừa hữu cơ, kinh tế hợp tác trong ngành dừa trên địa bàn tỉnh
• Các chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp huyện Thạnh Phú đạt nhiều thành quả nổi bật
• Giồng Trôm xây dựng vùng sản xuất tập trung gắn với hoàn thiện chuỗi giá trị dừa
• Mỏ Cày Nam ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo trong chuyển đổi số và đào tạo nhân lực trong nông nghiệp, nông thôn
• Tăng thu nhập nhờ mạnh dạn đa dạng hóa đối tượng nuôi
• Quản lý bệnh héo xanh trên cúc mâm xôi