Nghiên cứu hệ thống giải pháp để xây dựng và thực hiện hệ sinh thái khởi nghiệp trong thanh niên tỉnh Bến Tre

Bến Tre hiện có dân số trên 1,2 triệu người, song toàn tỉnh chỉ có hơn 4.200 doanh nghiệp, do đó vấn đề giải quyết việc làm cho thanh niên cũng như phát triển kinh tế địa phương dựa vào các tập đoàn lớn là một thách thức. Thay vì đi tìm việc, các thế hệ thanh niên tự tạo việc làm cho mình bằng những ý tưởng mới, sáng tạo thì khởi nghiệp kinh doanh là một hiệu quả để làm giàu. Bởi vì, khởi nghiệp không chỉ tạo ra các mô hình sản xuất kinh doanh để tạo việc làm, thu nhập cho cá nhân, mà còn hướng tới phục vụ cộng đồng, xã hội,… Ngày 28/4/2016, Tỉnh ủy Bến Tre đã phát động chương trình “Đồng Khởi khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp” trong cán bộ và nhân dân Bến Tre và được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, đột phá của Đảng bộ tỉnh Bến Tre, tạo động lực mới cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh giai đoạn mới.

 

image

Sản phẩm nhang sinh học Thiên Phúc đạt giải cuộc thi Khởi nghiệp cấp Quốc gia năm 2017.

 

 

Sau ba năm triển khai chương trình “Đồng Khởi khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp”, hệ sinh thái khởi nghiệp ở Bến Tre bước đầu được hình thành và được nhận dạng qua các trụ cột: cộng đồng khởi nghiệp; các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp, chính sách khởi nghiệp; các nguồn lực cho khởi nghiệp. Hiện nay, hệ sinh thái khởi nghiệp của tỉnh Bến Tre chưa hình thành đầy đủ và đồng bộ. Cụ thể, chưa có không gian làm việc chung và vườn ươm doanh nghiệp để giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp của thanh niên; công tác huy động nguồn vốn từ các quỹ đầu tư khởi nghiệp còn hạn chế; hoạt động đào tạo, bồi dưỡng về khởi nghiệp chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan, ban, ngành và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

 

image
Họp hội đồng KH&CN chuyên ngành tỉnh nghiệm thu đề tài.



Nhằm xác định giải pháp, chính sách phù hợp để thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp trong thanh niên tỉnh Bến Tre, Trường Đại học Lao động-Xã hội (cơ sở II) đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu hệ thống giải pháp để xây dựng và thực hiện hệ sinh thái khởi nghiệp trong thanh niên tỉnh Bến Tre” do tiến sĩ Đỗ Thị Hoa Liên làm chủ nhiệm.

 

Trong quá trình thực hiện, nhóm nghiên cứu đã khảo sát đánh giá thực trạng khởi nghiệp trong thanh niên Bến Tre, phân tích một số mô hình khởi nghiệp thành công của thanh niên Bến Tre, khảo sát những thanh niên tiềm năng, những thanh niên đã và đang thực hiện hoạt động khởi nghiệp, phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia, các cán bộ quản lý các cấp ở Bến Tre,… Từ đó nhóm thực hiện chọn mẫu ngẫu nhiên để điều tra, khảo sát 740 thanh niên trên địa bàn tỉnh, phỏng vấn 100 cán bộ quản lý ở Bến Tre, khảo sát 30 mô hình khởi nghiệp; đề tài tiến hành phân tích thực trạng khởi nghiệp và hệ sinh thái khởi nghiệp của thanh niên Bến Tre giai đoạn 2014-2018, trong đó có giới thiệu một số mô hình khởi nghiệp thành công và chưa thành công tiêu biểu của thanh niên tỉnh.

 

Từ kết quả nghiên cứu, đề tài đưa ra các giải pháp, chính sách xây dựng và thực hiện hệ sinh thái khởi nghiệp trong thanh niên tỉnh Bến Tre. Cụ thể, phát triển cơ sở hạ tầng khởi nghiệp (Thành lập Trung tâm hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp; Nghiên cứu triển khai mô hình vườn ươm doanh nghiệp, khu làm việc chung để hỗ trợ cho khởi nghiệp). Yếu tố quan trọng khác của một hệ sinh thái khởi nghiệp là phát triển nguồn vốn con người, vấn đề tài chính, phát triển kết nối và truyền thông, phát triển công nghệ và tăng cường đổi mới… Bên cạnh đó cũng cần chú ý các chính sách thúc đẩy việc xây dựng và thực hiện hệ sinh thái khởi nghiệp trong thanh niên Bến Tre như chính sách về giáo dục nhận thức và kỹ năng khởi nghiệp cho thanh niên nông thôn; Chính sách công nghệ và đổi mới; Chính sách tài chính,…       

 

Nhóm thực hiện cho biết, kết quả của đề tài có ý nghĩa thực tiễn cho các nhà hoạch định chính sách địa phương về nguyên nhân, cơ chế dẫn đến việc khởi nghiệp kinh doanh của thanh niên và thực trạng hoạt động hệ sinh thái khởi nghiệp trong thanh niên, để có giải pháp, chính sách phù hợp thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp, nhằm tạo việc làm, phát triển hệ thống kinh tế tư nhân cho phát triển kinh tế xã hội địa phương.

 

Theo các thành viên Hội đồng nghiệm thu, đề tài đạt mục tiêu, nội dung đề ra. Kết quả đề tài là cơ sở cho những nghiên cứu tiếp theo như mô hình vườn ươm, không gian đổi mới sáng tạo,… Bên cạnh đó, hội đồng cũng đề nghị nhóm thực hiện chỉnh sửa báo cáo ngắn gọn, nhất là sổ tay cần cô đọng hơn và có hình ảnh minh họa, chỉnh sửa số liệu cho thống nhất. Phần nội dung, có đánh giá tỷ lệ thành công, thất bại của các mô hình trong và ngoài tỉnh, từ đó đề xuất mô hình hiệu quả cho Bến Tre. Về giải pháp nên đề xuất cho từng giai đoạn và có giải pháp rõ ràng hơn.

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Nghiệm thu đề tài “Tạo lập, quản lý, và phát triển chỉ dẫn địa lý “Thạnh Phú” cho sản phẩm gạo của huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo “Góp ý Quy trình kỹ thuật ương thuần dưỡng và nuôi thương phẩm cá bông lau trong ao đất tại Bến Tre”
• Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu thực trạng sụt lún, ngập úng và đề xuất giải pháp thích ứng tại xã đảo Hưng Phong, huyện Giồng Trôm”
• Quy định quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa
• Nghiệm thu đề tài “Khảo sát sự lưu hành của virus và đánh giá đáp ứng miễn dịch sau khi tiêm phòng vaccine viêm da nổi cục trên bò tại Bến Tre”
• Hội thảo “Một số giải pháp xây dựng sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu quy trình công nghệ và hệ thống thiết bị sơ chế, xử lý và bảo quản quả bưởi tươi phục vụ nội tiêu và xuất khẩu”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của kênh, rạch, mương trong chăn nuôi heo tại huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre”
• Công bố quy hoạch mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ công lập thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
• Khác biệt chưa biết về chỉ dẫn địa lý “Bến Tre” cho sản phẩm xoài Tứ Quý
• Phát hành hóa đơn điện tử ngay sau từng lần bán hàng xăng dầu
• Bến Tre: Tập huấn về cơ chế chi trả dựa vào kết quả - RBF và hướng dẫn nghiệm thu công trình khí sinh học trong chăn nuôi cho cán bộ kiểm tra chất lượng và thợ xây, thợ lắp đặt tại địa phương
• Hội thảo “Giải pháp khai thác hiệu quả các bãi bồi, cồn nổi ven sông trên địa bàn tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo “Nghiên cứu thực trạng sụt lún, ngập úng và đề xuất giải pháp thích ứng tại xã đảo Hưng Phong, huyện Giồng Trôm”
• Sản phẩm gạo “Thạnh Phú” được bảo hộ chỉ dẫn địa lý