Công nghệ chế biến các sản phẩm từ dừa giải quyết rác thải nhựa

Từ nguồn tài nguyên bản địa sẵn có của địa phương cùng sự kết hợp tài tình giữa hoạt động sản xuất truyền thống với thiết bị, công nghệ hiện đại đã tạo lập các dòng sản phẩm chế biến từ dừa không chỉ có giá trị gia tăng mà còn giải quyết được vấn đề rác thải nhựa ở địa phương, khu vực và trên thế giới.

 

Nhiều rác thải nhựa

 

Hiện nay, mỗi ngày toàn tỉnh có khoảng 234 tấn rác sinh hoạt được thu gom, vận chuyển đến các bãi rác, điểm xử lý; trong đó có rác thải nhựa, nilon lẫn vào khoảng 14 tấn/ngày chiếm 6% so với tổng số lượng rác thải.

 

Do thói quen sử dụng sản phẩm thải bỏ một lần tiện lợi từ nhựa, túi nilong của người dân chưa được thay đổi; việc chấp hành bỏ rác đúng nơi quy định còn hạn chế; công tác phân loại rác thải tại nguồn chưa được thực hiện tốt; việc xử lý theo quy định pháp luật các trường hợp vi phạm về quản lý rác thải, vứt rác không đúng nơi quy định chưa được cơ quan quản lý nhà nước triển khai thực hiện nghiêm nên công tác quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn nói chung và rác thải nhựa nói riêng còn nhiều hạn chế nhất định.

 

Do đó, Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre đã ban hành Quyết định số 1660/QĐ-UBND ngày 06/8/2019 kèm theo Kế hoạch hành động giải quyết vấn đề rác thải nhựa tỉnh Bến Tre. Với mục tiêu đến năm 2025 triển khai được mô hình phân loại rác tại nguồn; đạt trên 90 chất thải rắn sinh hoạt đô thị được thu gom, xử lý đạt quy chuẩn môi trường, trên 80% chất thải rắn sinh hoạt nông thôn được xử lý đảm bảo vệ sinh môi trường; đạt trên 90% tổng lượng chất thải túi nilong, nhựa khó phân hủy phát sinh trong sinh hoạt được thu gom và xử lý; trong đó có 50% được tái chế, tái sử dụng; cơ bản hạn chế các sản phẩm nhựa sử dụng một lần, trước hết áp dụng cho các cơ quan nhà nước, cơ quan Đảng, đoàn thể chính trị đến doanh nghiệp và sau đó cho toàn dân.

 

Chống rác thải nhựa từ công nghệ

 

Chống rác thải nhựa từ việc ứng dụng công nghệ hiện đại vào hoạt động sản xuất kinh doanh, phân phối và tiêu dùng đã được các cấp, ngành, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân trên địa bàn đồng tình ủng hộ. Nhờ đó, việc nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ chế biến từ dừa nhằm giải quyết vấn đề rác thải nhựa trên địa bàn tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực.

 

Điển hình công nghệ chế biến từ dừa là qui trình, thiết bị sản xuất nước rửa tay từ dầu dừa bằng phương pháp xà phòng hóa, có quy mô 40 lít/mẻ với 4 loại sản phẩm dầu dừa có kết hợp tinh dầu chanh, tinh dầu cam, tinh dầu bạch đàn, tinh dầu bạc hà, tinh dầu quế đạt yêu cầu về hiệu quả tẩy rửa, cảm quan, kháng vi sinh của Công ty TNHH chế biến sản phẩm dừa Cửu Long. Chính Công ty này đã nghiên cứu thành công ống hút dừa bằng công nghệ lên men vi sinh nước dừa. Ống hút dừa có độ dày hơn rất nhiều so với giấy dừa thấm dầu. Có 2 cỡ ống: ống hút có đường kính nhỏ để hút nước bình thường và ống lớn hơn để dùng hút trà sữa trân châu. Trong quá trình sản xuất, ống hút được đưa qua nhiều công đoạn hấp nhiệt để làm khô, cứng và định hình ống hút. Sau khi qua nhiệt, các nếp quấn cũng sẽ tự kết dính chắc chắn mà không cần dùng bất kỳ chất phụ gia nào ngoài phương pháp kỹ thuật và công nghệ sản xuất.

 

Với việc xây dựng quy trình và tạo ra 3 mẫu vật liệu nền composite của chỉ xơ dừa với chất nền là Keo UF; Xi măng và nhựa phế liệu để làm nguyên liệu sản xuất đồ mộc và vật liệu xây dựng.

 

Công nghệ tiệt trùng UHT tạo nên điểm đặc biệt của hộp giấy Tetra Pak chính là kết cấu gồm 6 lớp độc đáo giúp mang lại nhiều lợi ích bảo quản thực phẩm, trong đó: 75% bột giấy và 21% polyme giúp hộp có cấu trúc bền hơn, nhẹ hơn, dai hơn. 100% bao bì Tetra Pak cung cấp cho thị trường Việt Nam được làm bằng giấy khai thác từ rừng tái sinh và có kiểm soát do Hiệp hội rừng thế giới FSC chứng nhận. Sau khi sử dụng, có thể gấp gọn để dễ dàng hơn cho việc xử lý, thu gom, tái chế và mỗi năm có hơn 1 triệu tấn hộp giấy đã qua sử dụng được thu gom và xử lý tại các nhà máy tái chế.

 

Hiện Sở Khoa học và Công Bến Tre đang khẩn trương tổ chức quản lý và triển khai thực hiện đề tài Nghiên cứu quy trình sản xuất giấy bao bì, đóng gói từ nguồn nguyên liệu cây dừa.

 

Ngoài những công nghệ tiên tiến, các thiết bị máy móc truyền thống đã giúp cho các nghệ nhân từ các làng nghề chế tác và sản xuất hàng loạt sản phẩm gia dụng bằng gỗ dừa và gáo dừa thay thế đồ dùng bằng vật liệu nhựa, túi nilong như chén, đũa, muỗng, giá treo đồ, móc phơi quần áo, giỏ xách từ cọng dừa, lồng đèn, gạc tàng thuốc lá…

 

Các công nghệ chế biến các sản phẩm từ dừa từ truyền thống đến hiện đại về lâu dài sẽ góp phần giải quyết cơ bản và toàn diện vấn đề rác thải nhựa trong tương lai.

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Nâng cao năng suất nuôi tôm rừng và tôm quảng canh
• Bến Tre nỗ lực thực hiện sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia
• Công nghệ khí hậu-xu hướng công nghệ trong năm 2024
• Thành quả của Trung tâm điều hành thông minh sau một năm vận hành
• Bến Tre tập trung đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong xây dựng nông thôn mới
• Tiêu sợi huyết - phương pháp vàng trong cấp cứu đột quỵ
• Hoa hậu chuyên nuôi tôm công nghệ cao Phan Thị Mỹ Linh
• Hiệu quả từ mô hình phục hồi vườn dừa bị thiệt hại do dịch hại sâu đầu đen
• Quy trình phòng chống hạn mặn trong chăn nuôi
• Đẩy mạnh phát triển vườn dừa hữu cơ, kinh tế hợp tác trong ngành dừa trên địa bàn tỉnh
• Các chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp huyện Thạnh Phú đạt nhiều thành quả nổi bật
• Giồng Trôm xây dựng vùng sản xuất tập trung gắn với hoàn thiện chuỗi giá trị dừa
• Mỏ Cày Nam ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo trong chuyển đổi số và đào tạo nhân lực trong nông nghiệp, nông thôn
• Tăng thu nhập nhờ mạnh dạn đa dạng hóa đối tượng nuôi
• Quản lý bệnh héo xanh trên cúc mâm xôi