Khoa học và công nghệ Bến Tre với y tế địa phương

Với quan điểm không bỏ sót và để lại ở phía sau, hoạt động khoa học và công nghệ (KH&CN) Bến Tre sẵn sàng hỗ trợ các ngành, lĩnh vực trong hoạt động nghiên cứu ứng dụng khoa học, phát triển công nghệ nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội.

 

Mỗi năm triển khai hai nhiệm vụ khoa học


Giai đoạn 2016 – 2019, theo Báo cáo số 1320/BC-SKHCN ngày 16/10/2019 Kết quả hoạt động KH&CN giai đoạn 2016 – 2020 và Kế hoạch 2021 – 2025, trên địa bàn tỉnh đã và đang triển khai thực hiện 90 nhiệm vụ KH&CN, trong đó: phân chia theo phân cấp quản lý có 05 nhiệm vụ KH&CN cấp nhà nước, 73 cấp tỉnh và 12 cấp cơ sở. Số lượng nhiệm vụ KH&CN của ngành Y tế là 8/90 nhiệm vụ chiếm 8,88% so với tổng số nhiệm vụ thực hiện trong giai đoạn này, trung bình mỗi năm 02 nhiệm vụ được triển khai.

 

Nguồn lực tài chính dành cho KH&CN là không nhiều nhưng mỗi năm ngành KH&CN đầu vào hoạt động nghiên cứu khoa học của ngành Y tế với tổng kinh phí đến 3.889 triệu đồng với cơ cấu vốn đầu tư như sau sự nghiệp KH&CN địa phương 2.427 triệu đồng chiếm 62,41%; nguồn vốn khác 1.462 triệu đồng chiếm 37,59%.

 

Dựa trên Quyết định số 12/2008/QĐ-BKHCN ngày 04/09/2008 của Về việc ban hành một số bảng loại thống kê KH&CN và Quyết định số 37/QĐ-BKHCN ngày 14/01/2009 về đính chính quyết định số 12/2008/QĐ-BKHCN Bộ trưởng Bộ KH&CN, các nhiệm vụ KH&CN đã tập trung thực hiện chuyên ngành y học cơ sở (mã ngành cấp 2 có ký hiệu 301) thuộc mã ngành cấp 3 bệnh học (ký hiệu 30109); y học lâm sàng (ký hiệu 302) thuộc mã ngành cấp 3: y học dân tộc, y học cổ truyền (30231) và thần kinh học lâm sàng (30225); y tế (303) thuộc bệnh truyền nhiễm (30308) và khoa học về chăm sóc sức khỏe và dịch vụ y tế (30301); dược học (304) thuộc dược học lâm sàn và điều trị (30302).

 

Hiệu quả nghiên cứu


Mặc dù, hoạt động KH&CN Bến Tre chưa bảo phủ hết 06 chuyên ngành của khoa học y dược, hiện còn 2 mã ngành cấp 2 là công nghệ sinh học trong y học (ký hiệu 305) và khoa học y dược khác (399) chưa có nhiệm vụ nghiên cứu trong giai đoạn vừa qua. Tuy nhiên, kết quả của các nghiên cứu vừa qua đã mang lại hiệu quả thiết thực cho công tác quản lý, phòng ngừa và điều trị bệnh.

 

Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong một số cơ sở kinh doanh, dịch vụ ăn uống trên địa bàn tỉnh.

 

Phổ cập y học cổ truyền cho cán bộ cơ sở có kiến thức, kỹ năng thực hành y học cổ truyền trong phòng, chữa 10 chứng bệnh thông thường; chăm sóc 10 bệnh mãn tính không lây thường gặp. Chuyển giao 10 phác đồ điều trị kết hợp Đông Tây y cho 147 Trạm y tế, tài liệu phổ cập cho cơ sở y tế, củng cố vườn thuốc nam, tuyên truyền huấn luyện nội dung.

 

Đã nghiên cứu tình hình và đánh giá kết quả can thiệp phòng chống các bệnh lây truyền qua đường tình dục ở nam giới quan hệ đồng tính tại tỉnh Bến Tre, sau khi thực hiện các giải pháp can thiệp, tỷ lệ nhận bao cao su và chất bôi trơn miễn phí của các đối tượng tăng, kiến thức đúng về phòng chống các bệnh lây truyền qua đường tình dục tăng (83,7%, trước can thiệp là 49,4%), sau can thiệp cách xử trí bệnh của các đối tượng có chuyển biến tích cực, có đến 81,2% đi khám chữa tại các cơ sở y tế nhà nước (trước can thiệp 19,4%), 25% đến các dịch vụ miễn phí để điều trị và 12,5% đi khám tại các cơ sở tư nhân.

 

Đã xây dựng chương trình can thiệp nâng cao chất lượng điều trị Methadone và tăng số bệnh nhân duy trì đến hết nghiện đã cải thiện sự đánh giá chất lượng chương trình điều trị Methadone, cải thiện về quãng đường đi uống thuốc Methadone mỗi ngày rõ rệt, cải thiện về chất lượng tư vấn.

 

Đã nghiên cứu đánh giá kết quả điều trị gãy thân xương chày bằng đinh nội tủy có chốt kín (SIGN) dưới màn tăng sáng dựa trên sự liền xương và phục hồi chức năng của chi gãy giúp khắc phục tình trạng nhiễm trùng vết mổ, chảy máu trong lúc mổ, chốt sai vít đầu xa, thẩm mỹ sau khi phẫu thuật căng chân.

 

Gắn bó ngành Y tế địa phương không chỉ là quan điểm xuyên suốt của người đứng đầu ngành và Ban Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bến Tre trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh mà còn là hành động thiết thực phục vụ công tác quản lý, phòng, khám và điều trị bệnh cho bệnh nhân ngày càng được tốt hơn.

 

NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

 

Dự án Phổ cập y học cổ truyền phòng, chữa bệnh thông thường và chăm sóc một số bệnh mãn tính không lây cho nhân dân tỉnh Bến Tre năm 2012 – 2015.


Đề tài Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong một số cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ ăn uống trên địa bàn tỉnh Bến Tre.


Đề tài Nghiên cứu tình hình và đánh giá kết quả can thiệp phòng chống các bệnh lây truyền qua đường tình dục ở Nam giới quan hệ đồng tính tại tỉnh Bến Tre.


Đề tài Khảo sát tỷ lệ đạm niệu vi lượng dương tính và các yếu tố ảnh hưởng; đánh giá hiệu quả của thuốc Losartan lên sự thay đổi đạm niệu vi lượng trên bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát được điều trị tại phòng khám thuộc Ban bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh Bến Tre


Đề tài Điều tra đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp, nhằm nâng cao hiệu quả điều trị Methadone cho người nghiện chích ma túy tại tỉnh Bến Tre.


Đề tài Nghiên cứu đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật gãy thân xương chày bằng đinh nội tủy có chốt (Sign) kín dưới màn tăng sáng.


Đề tài cấp cơ sở: Đánh giá thực trạng của nhóm ngành chế biến các sản phẩm từ tinh bột trên địa bàn tỉnh Bến Tre và đề xuất các giải pháp quản lý nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm


Đề tài Nghiên cứu mức độ hòa nhập cộng đồng và các yếu tố liên quan của người bệnh tâm thần phân liệt đang quản lý điều trị tại tỉnh Bến Tre.

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Nâng cao năng suất nuôi tôm rừng và tôm quảng canh
• Bến Tre nỗ lực thực hiện sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia
• Công nghệ khí hậu-xu hướng công nghệ trong năm 2024
• Thành quả của Trung tâm điều hành thông minh sau một năm vận hành
• Bến Tre tập trung đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong xây dựng nông thôn mới
• Tiêu sợi huyết - phương pháp vàng trong cấp cứu đột quỵ
• Hoa hậu chuyên nuôi tôm công nghệ cao Phan Thị Mỹ Linh
• Hiệu quả từ mô hình phục hồi vườn dừa bị thiệt hại do dịch hại sâu đầu đen
• Quy trình phòng chống hạn mặn trong chăn nuôi
• Đẩy mạnh phát triển vườn dừa hữu cơ, kinh tế hợp tác trong ngành dừa trên địa bàn tỉnh
• Các chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp huyện Thạnh Phú đạt nhiều thành quả nổi bật
• Giồng Trôm xây dựng vùng sản xuất tập trung gắn với hoàn thiện chuỗi giá trị dừa
• Mỏ Cày Nam ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo trong chuyển đổi số và đào tạo nhân lực trong nông nghiệp, nông thôn
• Tăng thu nhập nhờ mạnh dạn đa dạng hóa đối tượng nuôi
• Quản lý bệnh héo xanh trên cúc mâm xôi