Nông dân huyện Giồng Trôm chủ động trong công tác phòng chống dịch bệnh và hạn mặn 2019

Mùa hạn mặn năm 2016 -2027, diện tích vườn cây trái và đàn vật nuôi trên địa bàn huyện Giồng Trôm thiệt hại nặng nề, tổng giá trị thiệt hại lên đến hàng trăm tỷ đồng. Nhiều vườn trồng cây trái phải đốn bỏ hoặc phải mất thời gian từ một đến hai năm để khôi phục dần. Đặc biệt là các vườn trồng bưởi da xanh hầu như đều xuống sức, vàng lá, rụng trái và chết dần sau đó. Nhưng với vườn cây ăn trái xen trong vườn của ông Nguyễn Văn Bảy (còn gọi là Bảy Đờn) ấp Hòa Lợi, xã Lương Hòa hơn hai mươi năm nay mãnh vườn không bị nhiễm mặn và phát triển xanh tốt đem lại thu nhập hàng năm gần 2 tỉ đồng.

 

Ông Nguyễn Văn Bảy-ấp Hòa Lợi, xã Lương Hòa cho biết: Tôi làm cống này khoảng 20 năm rồi mà cũng tạm bợ không chắc chắn lắm, những năm đầu chưa đem lại hiệu quả vì không có nước mặn xâm nhập. Từ năm 2016 -2017 thì nước mặn xâm nhập nhiều mà từ đó những cái cống của tôi mới phát huy được hiệu quả. Nhờ có cống mà mãnh vườn của tôi khảng 3ha trồng cam, quýt, bưởi nó không bị nhiễm mặn. Năm đó hồ cá của những hộ ở đây cá chết nhiều lắm nhưng những hồ cá lớn của tôi như cá tai tượng và các loại cá nước ngọt khác không chết con nào hết. Vườn cây ăn trái thì không ảnh hưởng gì đến hạn mặn vì tôi đã ngăn mặn từ đầu. Vào cuối tháng 11 âm lịch là tôi hoàn chỉnh công việc đóng cống trữ ngọt trong vườn để phục vụ tưới vườn cho mùa hạn mặn này. Làm hệ thống cống ngăn mặn cục bộ trong vườn thì không tốn nhiều vì nhưng nó ngăn được mặn xâm nhập và nhiễm mặn tồn dư mặn vào đất vườn của mình. Từ đó vườn cây của tôi phát triển rất tốt so với những vườn xung quanh.

 

Đặt biệt là thường xuyên theo dõi thủy cấp tràn bờ, mùa nắng thì nước ao thường bị nhiễm phèn và độ pH không ổn định, vì vậy phải dùng giấy quỳ hoặc máy đo ở mức cho phép từ 5 đến 7 độ. Nếu vực quá thì dùng vôi khoảng 5kg cho 100 mét khối nước.

 

imaged

 Ông Nguyễn Văn Bảy kiểm tra cống ngăn mặn.

 

Ông Nguyễn Văn Bảy chia sẻ: Vào đầu tháng 12 là phải đóng cống lại hết vì theo dự báo của Đài Truyền thanh huyện và Đài khí tượng thủy văn thì độ mặn hiện nay rất cao, hiện tại ở vàm Tân Phú đã lên 3‰ rồi. Nguy cơ hạn mặn năm nay gấp đôi năm rồi bởi vậy chúng ta cần phải phòng chống hạn mặn từ xa. Hiện tại thì chúng ta có mương nhỏ mương lớn gì cũng cần phải đắp trữ ngọt lại. Trong quá trình trữ ngọt nếu có hiện tượng phèn thì rải vôi xuống để hạ phèn trong nước.

 

Nói chung là vườn của tôi chăm sóc theo tiêu chuẩn sạch VietGAP không phun xịch thuốc hóa học và nuôi kiến vàng để ăn những thiên địch trong vườn cây. Còn bưởi thường hai bị sâu hồng đụt trái thì cũng dễ trị thôi. Nước rữa chén thì ta pha khoảng 100cc cho một bình 20 lít và phun trực tiếp lên trái bưởi mỗi tuần hai lần để rửa trái bưởi mà chúng ta không cần xịch. Vườn của tôi không cần phải bao trái nhưng sâu không đụt vì có kiến vàng diệt thiên địch và cộng với việc xịch nước rửa chén. Cứ vậy vài 3 ngày chúng ta đi thăm vườn nếu phát hiện có sâu thì pha xịt tiếp để rữa trái bưởi.

 

Hàng tháng vườn phải cắt cỏ dọn dẹp gốc thường xuyên vì cây có múi thường bị rệp sáp hoặc các tuyến trùng tấn công làm gốc cây bị nức gốc xì mủ. Khoảng 10 ngày nên xịch nước rửa gốc và kiểm tra cây có bệnh hay không. Đặc biệt là phải rữa gốc thường xuyên khoảng 10 ngày một lần để phòng trừ nấm hại và riệp sáp đeo bám. Mùa nắng cây rất cần nước vì vậy chúng ta cần tưới nước đầy đủ thì cây sẽ không xuất hiện riệp sáp ăn rễ và gốc.

 

Nhìn chung, cây trồng vật nuôi trong địa bàn huyện đang phát triển tốt và người dân có ý thức hơn trong công tác phòng chống hạn mặn cũng như ủ ẩm cho cây. Toàn huyện hiện còn gần 2.200 ha lúa, 17.520ha dừa 5.302 ha cây ăn trái, trong đó có 1.651 ha bưởi da xanh và 260 ha rau màu. Đàn heo 154.000 con, gia cầm trên 950 ngàn con, bò 21.400 con. Trước tình hình nước mặn xâm nhập sớm và sâu là vấn đề đáng lo cho hàng chục ngàn hộ dân trong địa bàn huyện Giồng Trôm.

 

 imaged

Ông Nguyễn Văn Bảy tưới nước cho vườn cây.


Việc ngăn mặn trữ ngọt là việc làm tự giác và tự ý thức trong công tác phòng chống hạn mặn. Ông Lê Văn Bình-Phó Chủ tịch ủy ban nhân dân xã Lương Hòa cho biết: Dự báo năm 2020 thì tình hình nước mặn xâm nhập sớm ảnh hưởng đến sinh hoạt chăn nuôi sản xuất của người dân. Vì vậy, trước tình hình đó thì bà con ở đây đã có ý thức trữ ngọt trước để tưới cho vườn cây ăn trái. Bên cạnh đó, ủy ban nhân dân xã cũng kêu gọi tất cả bà con trong xã cần gia cố thêm đê bao, đóng cống lại. Đặc biệt các hộ chưa trữ nước ngọt thì tranh thủ đắp ngăn những ao trong vườn lại, có ao lớn thì ngăn ao lớn, có ao nhỏ thì ngăn ao nhỏ nhằm hạn chế đến mức thấp nhất trong việc thiếu nước ngọt.

 

Trước diễn biến của tình hình xâm nhập mặn, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện cũng yêu cầu lãnh đạo địa phương tập trung tuyên truyền và khuyến cáo bà con nông dân thường xuyên chủ động thăm đồng, theo dõi dịch bệnh trên cây trồng vật nuôi để phòng trị kịp thời; ủ ẩm cho cây và tưới nước thường xuyên trước mùa hạn mặn. Các địa phương rà soát các hệ thống thủy lợi và vệ sinh nạo vét kênh nội đồng đảm bảo và đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp. Đồng thời khuyến cáo bà con nông dân không nên xuống giống vụ 3 (vụ Đông Xuân) nhằm hạn chế thiệt hại do nước mặn xâm nhập. Các địa phương chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa thiếu nước, hạn hán, xâm nhập mặn.

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Nâng cao năng suất nuôi tôm rừng và tôm quảng canh
• Bến Tre nỗ lực thực hiện sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia
• Công nghệ khí hậu-xu hướng công nghệ trong năm 2024
• Thành quả của Trung tâm điều hành thông minh sau một năm vận hành
• Bến Tre tập trung đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong xây dựng nông thôn mới
• Tiêu sợi huyết - phương pháp vàng trong cấp cứu đột quỵ
• Hoa hậu chuyên nuôi tôm công nghệ cao Phan Thị Mỹ Linh
• Hiệu quả từ mô hình phục hồi vườn dừa bị thiệt hại do dịch hại sâu đầu đen
• Quy trình phòng chống hạn mặn trong chăn nuôi
• Đẩy mạnh phát triển vườn dừa hữu cơ, kinh tế hợp tác trong ngành dừa trên địa bàn tỉnh
• Các chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp huyện Thạnh Phú đạt nhiều thành quả nổi bật
• Giồng Trôm xây dựng vùng sản xuất tập trung gắn với hoàn thiện chuỗi giá trị dừa
• Mỏ Cày Nam ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo trong chuyển đổi số và đào tạo nhân lực trong nông nghiệp, nông thôn
• Tăng thu nhập nhờ mạnh dạn đa dạng hóa đối tượng nuôi
• Quản lý bệnh héo xanh trên cúc mâm xôi