Lễ công bố nhãn hiệu chứng nhận Heo Mỏ Cày Nam

Chiều ngày 26/12/2019, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Bến Tre phối hợp với UBND huyện Mỏ Cày Nam tổ chức Lễ công bố nhãn hiệu chứng nhận "Heo Mỏ Cày Nam" tại UBND huyện.

 

Trong năm 2019, Bến Tre có tổng đàn heo  trên 500 ngàn con, trong đó huyện Mỏ Cày Nam có 245. ngàn con, chiếm gần 50% số đàn heo của tỉnh và đóng vai trò then chốt trong việc tăng trưởng dương ( +) cho khu vực kinh tế nông-lâm-thuỷ sản của huyện.

 

Để dần hướng đến và khẳng định thương hiệu đàn heo của huyện Mỏ cày Nam, Sở Khoa học và Công nghệ đã phối hợp với Cty Aquafish  thực hiện dự án ”Xây dựng mô hình áp dụng hệ thống quản lý chăn nuôi heo đạt quy trình được chứng nhận VietGAHP tại Bến Tre để tạo nhiều giống heo  tốt, chất lượng, đặc thù riêng như có trọng lượng cao hơn, sản lượng thịt nhiều hơn và chất lượng thịt tốt hơn; Qua dự án này đã liên kết được 18 trại nuôi, đã có rất nhiều sự quan tâm của các thương lái thu mua hỏi thăm về việc đạt chứng nhận VietGAP của THT. Trong những tháng đầu năm không thuận lợi, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra bệnh lở mồm long móng và bệnh heo tai xanh và dịch tả heo cổ điển và dịch tả lợn Châu Phi, với sự hỗ trợ từ nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và Công nghệ Trường Đại học Trà Vinh đa triển khai  đề tài” Giải pháp quản lý, phòng chống bệnh dịch tả lơn Châu phi tại tỉnh Bến Tre”.

 

Bên cạnh đó, Sở Khoa học và Công nghệ  hỗ trợ đăng ký xây dựng nhãn hiệu chứng nhận “Heo Mỏ Cày Nam” về Cục Sở hữu trí tuệ  (Bộ Khoa học và Công nghệ) và đã được Cục Sở hữu trí tuệ  cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận “Heo Mỏ Cày Nam” cho sản phẩm heo thịt và heo giống của  huyện Mỏ Cày Nam. Nhãn hiệu chứng nhận “Heo Mỏ Cày Nam” được bảo hộ độc quyền giúp cho thương hiệu sản phẩm đặc trưng của huyện không nhầm lẫn với các thương hiệu khác; giúp cho chủ thể sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Heo Mỏ Cày Nam” yên tâm hoạt động quãng bá sản phẩm, dịch vụ của mình đến khách hàng; giúp phát huy thế mạnh đặc trưng của sản phẩm địa phương; đồng thời, nâng cao giá trị sản phẩm và khả năng cạnh tranh, thu hút trên thị trường.

 

Việc đăng ký, bảo hộ độc quyền cho sản phẩm “Heo Mỏ Cày Nam” trong giai đoạn hội nhập kinh tế toàn cầu hiện nay là rất cần thiết, góp phần bảo vệ thương hiệu cho sản phẩm, bảo vệ tài sản của doanh nghiệp cũng như giá trọi thương hiệu của sản phẩm.

 

Nhãn hiệu chứng nhận “Heo Mỏ Cày Nam” với chủ sở hữu đăng ký hãn hiệu là Uỷ ban nhân dân huyện Mỏ Cày Nam và giao cho phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện là đơn vị chịu trách nhiệm tổ chức quản lý nhãn hiệu chứng nhận.

 

Các cá nhân, tổ chức sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Heo Mỏ Cày Nam” trên hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân  phải theo quy chế sử dụng nhãn hiệu để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, dịch vụ mang nhãn hiệu chứng nhận “Heo Mỏ Cày Nam” 


image

Đại diện Cục Sở hữu trí tuệ trao văn bằng bảo hộ cho

UBND huyện Mỏ Cày Nam.

 


Ông Phan Văn Hợp-Phó Chủ tịch UBND huyện Mỏ Cày Nam cho biết: để quản lý, khai thác nhãn hiệu  chứng nhận “Heo Mỏ Cày Nam” trong thời gian tới, huyện sẽ tập trung chỉ đạo đơn vị được giao quyền quản lý hướng dẫn trình tự, thủ tục cấp quyền sử dụng nhãn  hiệu chứng nhận “Heo Mỏ Cày Nam”; ban hành quy định định mức kinh phí cấp giấy chứng nhận; tổ chức thẩm định, kiểm tra đánh giá chất lượng sản phẩm, dịch vụ đăng ký sử dụng nhãn  hiệu chứng nhận “Heo Mỏ Cày Nam”; chỉ đạo các đơn vị liên quan thực hiện các giải pháp thúc đẩy sự phát triển của nhãn hiệu, gia tăng uy tín, giá trị thương hiệu, góp phần nâng cao đời sống kinh tế, xã hội của người dân địa phương; chỉ đạo tổ chức các cuộc hội thảo, kết nối tiêu thụ sản phẩm “Heo Mỏ Cày Nam” góp phần ổn định đầu ra của sản phẩm, phát huy giá trị sản phẩm; chỉ đạo tổ chức thực hiện các giải pháp duy trì phát triển chăn nuôi heo tập trung trên địa bàn huyện với quy mô lớn, đảm bảo an toàn dịch bệnh, duy trì chất lượng đàn heo, sản phảm “ Heo” của huyện Mỏ Cày Nam.


Phát biểu tại Lễ công bố, Ông Nguyễn Văn Vưng-Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ cho biết: Việc sản phẩm “ Heo Mỏ Cày Nam” được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ sẽ là điều kiện, cơ hội tốt cho huyện Mỏ Cày Nam  thực hiện giới thiệu, quảng bá sản phẩm Heo Mỏ Cày Nam ra thị trường và có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy hoạt động chăn nuôi theo quy hoạch, mang lại hiệu quả cao cho các hộ dân chăn nuôi; bảo vệ lợi ích người tiêu dùng. Đồng thời đây là cơ hội tập hợp được các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ thành một khối thống nhất có quyền lợi chung nhằm phát huy sức mạnh tập thể, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, xác lập giá trị gia tăng cũng như mở rộng thị trường, qua đó góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế-xã hội của huyện Mỏ Cày Nam  nói riêng và của tỉnh Bến Tre nói chung.   

 

 image

Ông nguyễn Văn Vưng –Phó Giám đốc Sở KH&CN

phát biểu tại  Lễ Công bố

 

Bên cạnh đó, Ông Nguyễn văn Vưng cũng đề nghị UBND huyện Mỏ Cày Nam tăng cường chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tiếp tục các các giải pháp cụ thể, thiết thực để phát triển bền vững hoạt động chăn nuôi, duy trì chất lượng ổn định của sản phẩm nhằm tạo niềm tin cho người tiêu dùng khi lựa chọn sản phẩm mang thương hiệu “Heo Mỏ Cày Nam” của địa phương. Chỉ đạo bộ phận phụ trách quản lý việc thực hiện các thủ tục cấp quyền sử dụng, quản lý tem nhãn hết sức đơn giản, nhanh chóng và tạo điều kiện để bà con nông dân và các tổ chức DN tham gia sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận, bảo vệ uy tính của nhãn hiệu chứng nhận; đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức về giá trị của nhãn hiệu chứng nhận; tăng cường kiểm tra giám sát thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận; xử lý triệt để những hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu chứng nhận sản phẩm “Heo Mỏ cày Nam”. Bên cạnh đó, huyện cần tập trung ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ vào quá trình chăn nuôi nhằm nâng cao năng suất, chất lượng các sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận trên.  Đặc biệt,  đẩy mạnh các hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại đối với sản phẩm “Heo Mỏ Cày Nam” thông qua các hội chợ để kết nối với thị trường, tìm kiếm đầu ra ổn định cho sản phẩm./.

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Tập huấn nâng cao chất lượng tham gia Hội thi sáng tạo kỹ thuật, sáng kiến dành cho cán bộ quản lý, giáo viên cấp trung học
• GII 2023: Việt Nam tăng 2 bậc, xếp thứ 46/132 nền kinh tế
• Xu hướng tự chủ về Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo trong thời kỳ cạnh tranh chiến lược hiện nay
• Mỏ Cày Nam tập trung phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững
• Tổng kết hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Bến Tre lần thứ IX năm 2022-2023
• Thành phố Bến Tre: Khơi dậy sự sáng tạo, nghiên cứu khoa học của học sinh
• Chỉ đẫn địa lý – một trong các yêu cầu của nông nghiệp bền vững
• ChatGPT dùng để làm gì và mối đe dọa của nó đến một số ngành nghề
• Chương trình phát triển tài sản trí tuệ - công cụ quan trọng góp phần nâng cao giá trị, vị thế của sản phẩm địa phương
• Bến Tre triển khai thực hiện chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030
• Thu nhập khá nhờ trồng hoa kiểng
• Trương Văn Dương – Gương mặt trẻ thành đạt
• Gạo giống nàng keo góp phần xây dựng thương hiệu gạo Bến Tre
• Đổi mới sáng tạo và các đặc tính của nó
• Bến Tre có 02 mã vùng trồng và 03 cơ sở đóng gói sầu riêng được xuất khẩu sang Trung Quốc