Thành công trong việc xây dựng phác đồ điều trị viêm tử cung trên bò tỉnh Bến Tre

Trong những năm gần đây, đàn bò cả nước tăng nhanh về số lượng lẫn chất lượng. Tổng đàn bò trên cả nước vào tháng 10/2017 đạt gần 5,65 triệu con, tăng 158,3 nghìn con so với năm 2016 (Tổng Cục Thống Kê, 2017). Theo Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg về Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020 ngành chăn nuôi cơ bản chuyển sang sản xuất phương thức trang trại, công nghiệp, đáp ứng phần lớn nhu cầu thực phẩm, đảm bảo chất lượng cho tiêu dùng và xuất khẩu. Cục Chăn nuôi cũng đã đánh giá đàn bò Bến Tre đang phát triển mạnh đứng hàng thứ 4 cả nước và đứng nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long về chất lượng cũng như số lượng. Theo Cục Thống Kê số lượng bò tại Bến Tre cụ thể năm 2005 là 124.306 con, năm 2014 tăng lên 160.000 con, năm 2018 là 216.000 con. Từ đó  trong đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của Tỉnh đến năm 2020 ổn định quy mô tổng đàn bò khoảng 250.000 con, phát triển và hình thành vùng chăn nuôi và cung ứng giống.


Nhu cầu con giống là rất lớn, làm sao để bò cái có khả năng sinh sản tốt, chất lượng cao là rất cần thiết. Trong khi đó bệnh viêm tử cung gây ra E. coli, Staphylococcus aureus, Streptococcus spp., Salmonella làm bò cái chậm sinh, rối loạn sinh sản hoặc vô sinh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất con giống cũng như thu nhập của người chăn nuôi bò cái. Chính vì vậy trong năm 2019, Trung tâm Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu bệnh viêm tử cung trên bò do vi khuẩn gây ra và xây dựng phác đồ điều trị tại tỉnh Bến Tre với mục đích điều trị bò cái đang mắc bệnh đồng thời phục hồi chức năng sinh sản đã bị tổn thương, góp phần giảm tổn thất cho người chăn nuôi. Mục tiêu của đề tài là định danh chủng vi khuẩn gây bệnh trên bò và làm kháng sinh đồ; Đề xuất phác đồ điều trị hiệu quả đối với vi khuẩn đó.

 

Thời gian thực hiện là 12 tháng, với nguồn kinh phí Sự nghiệp Khoa học là 146.768.085 đồng. Do Trung tâm Nông nghiệp Công nghệ cao chủ trì thực hiện và ông Ngô Hoàng Khanh làm chủ nhiệm. Sau một năm thực hiện đề tài đã đạt kết quả như sau:

 

1. Đánh giá tình hình bệnh viêm tử cung trên 300 con bò sinh sản tại 3 huyện Ba Tri, Thạnh Phú, Giồng Trôm tỉnh Bến Tre từ tháng 11 năm 2018 đến tháng 11 năm 2019. Kết quả nghiện cứu cho thấy, tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung trên đàn bò cái sinh sản khá cao (7,33%).

 

image
 
image
Dịch viêm ở bò mắc bệnh.


Bệnh thường xuất hiện chủ yếu ở những bò đẻ lứa thứ 3 (9,68%), 4 (10,91%), 5 (12,30%) và ≥7 (10,53%). Nguyên nhân là do bò cái đẻ nhiều lứa, chăm sóc hậu sản không tốt, tử cung phục hồi chậm hơn, sức đề kháng cũng yếu đi so với bò đẻ ít lứa dẫn đến tỷ lệ bò đẻ nhiều lứa bị nhiễm bệnh nhiều hơn. Trong đó, nhóm bò thịt Bò lai Red-Angus, bò Charolais, bò BBB nhiễm với tỷ lệ 59,09%; nhóm bò lai Zebu là Bò lai Red Sindhi, lai Brahman nhiễm với tỷ lệ 40,91%. Tỷ lệ bệnh viêm tử cung ở giống bò lai Zebu 4,91% thấp hơn so với nhóm bò lai hướng thịt. Những nguyên nhân sai khác tỷ lệ bệnh là do bò lai Zebu là hướng sản xuất kiêm dụng, trong khi đó bò lai nhóm hướng thịt chủ yếu là sản xuất thịt hơn là sinh sản, dẫn đến tình trạng mắc bệnh ở các nhóm không giống nhau.

 

2. Xác định được các loại vi khuẩn thường gặp trong dịch tử cung của bò bệnh qua kết quả phân lập là: Escherichia coli (36,67%), Staphylococcus aureus (43,33%), Streptococcus spp. (33,33%), và vi khuẩn không thường trực là Salmonella spp. (26,67%). Các loại vi khuẩn cơ hội này luôn có mặt trong chuồng nuôi, chúng có thể tồn tại trên da, niêm mạc, trong phân, nước tiểu của bò kể cả bò khỏe mạnh… Vi khuẩn có thể có mặt trong môi trường tử cung của bò sau khi đẻ trên 95% trường hợp (Sheldon and Dobson, 2004). Nhiễm trùng do vi khuẩn ở đường sinh dục đã được công nhận là nguyên nhân quan trọng. Ở bò khi bị viêm tử cung phụ thuộc thành phần vi khuẩn, mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng và thời gian viêm (Sheldon et al., 2006). Nguyên nhân có sự hiện diện của các loại vi khuẩn thường trực này do vi khuẩn Staphylococcus aureusStreptococcus spp. là hai loài vi khuẩn sinh mủ gây viêm (Markey et al., 2013).; vi khuẩn E. coli là một trong những vi khuẩn hiện diện đầu tiên trong tử cung bò ngay cả khi bò khỏe không bị viêm (Bicalho et al., 2012; Lê Trần Tiến, 2006).

 

 image
Khuẩn lạc Staphylococccus aureus trên môi trường MSA.
 
 image
Khuẩn lạc E. coli trên môi trường TBX.




 image
 Khuẩn lạc Salmonella spp. trên môi trường MLCB. 
 
 image
Khuẩn lạc Salmonella spp. trên môi trường DHL.

 


 image
 Khuẩn lạc Streptococcus spp. tan huyết kiểu α trên môi trường Selective Strep Agar + 5% máu cừu.  
 
 image
Khuẩn lạc Streptococcus spp. tan huyết kiểu β trên môi trường Selective Strep Agar + 5% máu cừu.

 

 

 

Kết quả xác định tính mẫn cảm của các vi khuẩn Escherichia coli với một số thuốc kháng sinh thông dụng (n=11).

 image

 

Kết quả xác định tính mẫn cảm của các vi khuẩn Salmonella với một số thuốc kháng sinh thông dụng (n=8).

 image

 

Kết quả xác định tính mẫn cảm của các vi khuẩn Staphylococcus aureus với một số thuốc kháng sinh thông dụng (n=13).

 image

 

Kết quả xác định tính mẫn cảm của các vi khuẩn Streptococcus spp. với một số thuốc kháng sinh thông dụng (n=10).

 image

 

Bằng  phương pháp kháng sinh đồ của những vi khuẩn chủ yếu phân lập được từ dịch viêm tử cung của bò với một số thuốc kháng sinh thông dụng (Ampicillin, Cefaclor, Doxycycline, Erythromycin, Gentamycin, Kanamycin, Amoxicillin, Tetracyline) nhằm mục đích đưa ra cơ sở cho việc lựa chọn thuốc điều trị bệnh viêm tử cung ở bò có hiệu quả. Kết quả cho thấy sự đề kháng của các loại vi khuẩn với kháng sinh erythromycin, ampicillin có tỷ lệ đề kháng cao. Các loại kháng sinh còn nhạy cảm cao với vi khuẩn là amoxicillin, tetracylin và gentamicin.

 

3. Sau khi thử nghiệm 02 phác đồ điều trị cho thấy số bò khỏi bệnh chiếm tỷ lệ cao là 95,45% (21/22), tỷ lệ đậu thai của phác đồ thứ 1 cho hiệu quả tốt hơn phác đồ 2. Đề xuất được 02 phát đồ điều trị viêm tử cung cho bò như sau:

 

a) Phác đồ 1: liều trình 5 ngày

Amoxicillin thuộc nhóm Beta lactam: có hoạt phổ rộng chống vi khuẩn gram dương, đặc biệt là Streptococcus. Chỉ định lâm sàng bao gồm viêm phổi, nhiễm trùng tiết niệu và lậu.

Ngày thứ 1:

+ Tiêm bắp thuốc kháng sinh  amoxicillin LA liều 1 ml/10 kg thể trọng.

+ Tiêm vitamin c liều 1 ml/10 kg thể trọng.

+ Vitamin ADE 4 ml/con một lần duy nhất.

+ Tiêm Prostaglandin PGF2 Alpha 5 ml/con.

Ngày thứ 2:

+ Tiêm vitamin c, bcomlex liều 1 ml/10 kg thể trọng.

Ngày thứ 3:

+ Tiêm bắp thuốc kháng sinh amoxicillin LA liều 1 ml/10 kg thể trọng.

+ Tiêm vitamin c,  liều 1 ml/10 kg thể trọng.

Ngày thứ 4:

+ Tiêm vitamin c, bcomlex liều 1 ml/10 kg thể trọng.

Ngày thứ 5:

+ Tiêm bắp thuốc kháng sinh  amoxicillin LA liều 1 ml/10 kg thể trọng.

+ Tiêm vitamim c liều 1 ml/10 kg thể trọng.

* Lưu ý: Trong quá trình điều trị hộ chăn nuôi phải chăm sóc nuôi dưỡng tốt, giữ vệ sinh chuồng trại để nâng cao sức đề kháng vật nuôi.

 

b)  Phác đồ 2:

Tetracyclin là kháng sinh kìm khuẩn, có phổ kháng khuẩn rộng trên cả gram (+) và gram (-):

Hấp thu qua tiêu hóa 60-70%. Thấm được vào dịch não tủy rau thai, sữa. Nồng độ ở ruột cao gấp 5-10 lần nồng độ trong máu.

Thải trừ: qua gan và thận, phần lớn dưới dạng còn hoạt tính. Thời gian bán thải là từ 8 giờ .

Ngày thứ 1:

+ Tiêm bắp thuốc kháng sinh Tetracylin 200 LA liều 1 ml/10kg thể trọng (không tiêm quá 20 ml tại 1 vị trí tiêm).

+ Vitamin c 1 ml/10kg thể trọng.

+ Vitamin ADE 4 ml/ con.

+ Tiêm Prostaglandin PGF2 Alpha 5 ml/con.

Ngày thứ 2:

+ Vitamin c, bcomlex 1 ml/10 kg thể trọng.

Ngày thứ 3:

+ Tiêm bắp thuốc kháng sinh Tetracylin 200 LA liều 1 ml/10 kg thể trọng (không tiêm quá 20 ml tại 1 vị trí tiêm).

+ vitamin c 1 ml/10 kg thể trọng.

Ngày thứ 4:

+ Vitamin c 1, bcomlex ml/10 kg thể trọng.

Ngày thứ 5:

+ Tiêm bắp thuốc kháng sinh Tetracylin 200 LA liều 1 ml/10 kg thể trọng (không tiêm quá 20 ml tại 1 vị trí tiêm).

+ Vitamin c 1 ml/10 kg thể trọng.

 

* Lưu ý: Trong quá trình điều trị hộ chăn nuôi phải chăm sóc nuôi dưỡng tốt, giữ vệ sinh chuồng trại để nâng cao sức đề kháng vật nuôi.

Từ kết quả của đề tài trên nhóm thực hiện đề tài đã tập huấn chuyển giao phác đồ điều trị việm tử cung cho 30 hộ chăn nuôi bò và 70 thú y viên trong 03 huyện thực hiện đề tài. Đề xuất kiến nghị: Thú y viên và người chăn nuôi sử dụng kháng sinh nên đúng liều lượng và liều trình để tránh vi khuẩn đề kháng với kháng sinh. Người chăn nuôi nên giữ vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, chăm sóc hậu sản tốt để có một đàn bò sinh sản tốt, mang lại hiệu quả cao trong chăn nuôi.

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Nâng cao năng suất nuôi tôm rừng và tôm quảng canh
• Bến Tre nỗ lực thực hiện sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia
• Công nghệ khí hậu-xu hướng công nghệ trong năm 2024
• Thành quả của Trung tâm điều hành thông minh sau một năm vận hành
• Bến Tre tập trung đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong xây dựng nông thôn mới
• Tiêu sợi huyết - phương pháp vàng trong cấp cứu đột quỵ
• Hoa hậu chuyên nuôi tôm công nghệ cao Phan Thị Mỹ Linh
• Hiệu quả từ mô hình phục hồi vườn dừa bị thiệt hại do dịch hại sâu đầu đen
• Quy trình phòng chống hạn mặn trong chăn nuôi
• Đẩy mạnh phát triển vườn dừa hữu cơ, kinh tế hợp tác trong ngành dừa trên địa bàn tỉnh
• Các chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp huyện Thạnh Phú đạt nhiều thành quả nổi bật
• Giồng Trôm xây dựng vùng sản xuất tập trung gắn với hoàn thiện chuỗi giá trị dừa
• Mỏ Cày Nam ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo trong chuyển đổi số và đào tạo nhân lực trong nông nghiệp, nông thôn
• Tăng thu nhập nhờ mạnh dạn đa dạng hóa đối tượng nuôi
• Quản lý bệnh héo xanh trên cúc mâm xôi