Ngành điện trong thời đại 4.0

Ngành Điện lực đã và đang tập trung ứng dụng công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN4.0) nhằm cải tiến phương thức điều hành quản trị doanh nghiệp (DN) theo phương châm làm cho khách hàng Dễ tiếp cận - Dễ tham gia - Dễ giám sát, từ đó tăng hiệu quả sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và chất lượng phục vụ khách hàng.

 

Ứng dụng công nghệ số ngành điện


Với mục tiêu xây dựng Tập đoàn Điện lực trở thành DN số, thực hiện Nghị quyết 52-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 27/9/2019 về việc chủ động tham gia cuộc CMCN 4.0, Tập đoàn đã phê duyệt Đề án “Nghiên cứu, phát triển, ứng dụng công nghệ của cuộc CMCN 4.0 vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của EVN”.

 

Ứng dụng công nghệ số (CNS) trong việc quản lý sản xuất điện (điều khiển vận hành; hệ thống theo dõi; điều khiển phát tự động theo nhu cầu tải; sử dụng các công nghệ AI, IoT, BigData, robots). Trong truyền tải điện (điều khiển, giám sát từ xa thời gian thực; xây dựng hệ thống truyền tải thông minh; sử dụng các công nghệ AI, IoT, BigData, robots; thiết bị bay không người lái;…). Trong mạng lưới cấp phát điện (xây dựng lưới điện thông minh/smart grid; xây dựng các hệ thống quản lý năng lượng (EMSs) giúp tiết kiệm năng lượng trong các tòa nhà, DN, quản lý nguồn phân tán, năng lượng tái tạo; hệ thống trạm nạp điện cho xe điện; kiểm soát thông tin người sử dụng đồng hồ đo điện thông minh).

 

Ứng dụng CNS trong phát triển thị trường năng lượng (giám sát thời gian thực hệ thống cấp phát, cân bằng tải, dự báo tải tiêu thụ, xác định giá thị trường,…). Sử dụng dữ liệu lớn để tạo ra những cơ hội mới cho sự đổi mới trong lĩnh vực năng lượng và liên ngành như cải thiện dự báo thời tiết nhờ kết nối dữ liệu từ điện mặt trời.

 

Như các đơn vị khác, được sự quan tâm đặc biệt của Tập đoàn và Tổng công ty, Điện lực Bến Tre áp dụng hầu hết các hệ thống phần mềm dùng chung của Tập đoàn với tỷ lệ phát hành văn bản điện tử, chữ ký số trên môi trường mạng đạt trên 95%, quá trình chuyển đổi số trên 90% quy trình nhiệm vụ. Nhìn chung, các thông tin về sử dụng điện, sửa chữa sự cố về điện đều được tiếp nhận và xử lý qua mạng internet, qua tổng đài, qua SMS và trực tiếp.

 

Phát triển công nghệ năng lượng tái tạo


Ngoài việc ứng dụng CNS, Điện lực Bến Tre phối hợp các Sở ngành, chính quyền địa phương đã triển khai thực hiện Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh. Theo đó, mục tiêu là giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong các hoạt động năng lượng so với phương án phát triển bình thường: Khoảng 5% vào năm 2020; khoảng 25% vào năm 2030 và khoảng 45% vào năm 2050. Tỷ lệ năng lượng tái tạo trong tổng tiêu thụ năng lượng sơ cấp năm năm 2020 đạt khoảng 31,0%; khoảng 32,3% vào năm 2030 và tăng lên, đạt khoảng 44,0% vào năm 2050. Tỷ lệ điện năng sản xuất từ năng lượng tái tạo trong tổng điện năng sản xuất toàn quốc tăng lên khoảng 38% vào năm 2020; đạt khoảng 32% vào năm 2030 và khoảng 43% vào năm 2050.

 

Một số định hướng phát triển giai đoạn đến năm 2030 như khuyến khích, hỗ trợ phát triển một số loại hình công nghệ năng lượng tái tạo hiện chưa khả thi về mặt kinh tế, trên cơ sở thí điểm có chọn lọc nhằm đánh giá khả năng khai thác, hoàn thiện công nghệ, định hình thị trường và phát triển nguồn lực. Tập trung nguồn lực cho nghiên cứu phát triển và chuyển giao công nghệ năng lượng tái tạo, đầu tư khảo sát và xây dựng cơ sở dữ liệu của các nguồn năng lượng tái tạo cho mục đích dài hạn.

 

Đến nay, Bến Tre đã thu hút đầu tư điện gió và điện mặt trời với tiềm năng khoảng 2.543 MW; hiện có 02 dự án đang thi công, dự kiến đến cuối năm 2020 có 150MW điện gió hòa vào điện lưới quốc gia; đưa vào vận hành Nhà máy sản xuất hơi điện công suất phát điện là 19,4 MW; điện mặt trời trên mái nhà với công suất lắp đặt 4.271,08 kWp.

 

Bến Tre đã quan tâm đầu tư ứng dụng các loại hình công nghệ năng lượng tái tạo như công nghệ tua bin gió dự án điện gió ở xã Thạnh Hải huyện Thạnh Phú tỉnh Bến Tre thuộc dòng tua bin gió SG 4.5-145 của Siemens Gamesa.

 

Chú trọng phát triển công nghệ lưu trữ năng lượng tiên tiến là một hệ thống hấp thu và lưu giữ năng lượng trong một khoảng thời gian trước khi giải phóng năng lượng theo nhu cầu cung cấp năng lượng hoặc dịch vụ điện; có thể được thực hiện ở quy mô nhỏ và lớn theo cả hai cách tập trung hoặc phân tán trong hệ thống năng lượng. Thu thập và lưu trữ các bon là quá trình thu giữ CO2 tạo ra từ quá trình công nghiệp, vận chuyển và sau đó lưu trữ nó trong một thiết bị thích hợp; có thể sử dụng hóa chất amin để hấp thu CO2 chuyển hóa cả amin và CO2 thành dạng lỏng. Hay năng lượng vi mô là công nghệ khai thác năng lượng từ các nguồn tái tạo để cung cấp năng lượng cho gia đình, doanh nghiệp nhỏ hoặc cộng đồng nhỏ có kết nối hệ thống lưới điện tập trung.

 

Các công nghệ năng lượng đại dương, năng lượng sóng, năng lượng địa nhiệt, chế tạo pin nhiên liệu, năng lượng hydrogen, quang điện, công nghệ ánh sáng và quang tử đang được ngành điện nghiên cứu và ứng dụng.

 

Điện lực Bến Tre chủ động ứng dụng các công nghệ của cuộc CMCN 4.0 để xứng đáng là một doanh nghiệp số mà còn phấn đấu trở thành doanh nghiệp tích cực tham gia hoạt động đổi mới sáng tạo và có trách nhiệm với xã hội, đặc biệt cùng đồng hành Sở Khoa học và Công nghệ trong các hoạt động khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo nhân Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5 hàng năm ở Bến Tre.

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Nâng cao năng suất nuôi tôm rừng và tôm quảng canh
• Bến Tre nỗ lực thực hiện sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia
• Công nghệ khí hậu-xu hướng công nghệ trong năm 2024
• Thành quả của Trung tâm điều hành thông minh sau một năm vận hành
• Bến Tre tập trung đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong xây dựng nông thôn mới
• Tiêu sợi huyết - phương pháp vàng trong cấp cứu đột quỵ
• Hoa hậu chuyên nuôi tôm công nghệ cao Phan Thị Mỹ Linh
• Hiệu quả từ mô hình phục hồi vườn dừa bị thiệt hại do dịch hại sâu đầu đen
• Quy trình phòng chống hạn mặn trong chăn nuôi
• Đẩy mạnh phát triển vườn dừa hữu cơ, kinh tế hợp tác trong ngành dừa trên địa bàn tỉnh
• Các chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp huyện Thạnh Phú đạt nhiều thành quả nổi bật
• Giồng Trôm xây dựng vùng sản xuất tập trung gắn với hoàn thiện chuỗi giá trị dừa
• Mỏ Cày Nam ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo trong chuyển đổi số và đào tạo nhân lực trong nông nghiệp, nông thôn
• Tăng thu nhập nhờ mạnh dạn đa dạng hóa đối tượng nuôi
• Quản lý bệnh héo xanh trên cúc mâm xôi