Nghiệm thu đề tài: Nghiên cứu bệnh viêm tử cung trên bò do vi khuẩn gây ra và xây dựng phác đồ điều trị tại tỉnh Bến Tre

Ngày 11 tháng 02 năm 2020, Hội đồng khoa học và công nghệ chuyên ngành tỉnh đã tổ chức nghiệm thu đề tài: “Nghiên cứu bệnh viêm tử cung trên bò do vi khuẩn gây ra và xây dựng phác đồ điều trị tại tỉnh Bến Tre”. Đề tài do kỹ sư Ngô Hoàng Khanh-Trung tâm Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Bến Tre làm chủ nhiệm.

 

image

Ths. Võ Thị Thanh Hà, Phó Giám đốc Sở KH&CN (ngồi giữa) cùng đoàn đi kiểm tra thực tế

 

Điều trị bò cái đang mắc bệnh đồng thời phục hồi chức năng sinh sản đã bị tổn thương nhằm góp phần giảm tổn thất kinh tế cho người chăn nuôi bò sinh sản. Mục tiêu của đề tài là định danh chủng vi khuẩn gây bệnh viêm tử cung trên bò, làm kháng sinh đồ và đề xuất phác đồ điểu trị hiệu quả đối với vi khuẩn đó.

 

Từ tháng 11/2018 đến tháng 11/2019 tác giả và nhóm nghiên cứu đánh giá tổng quan, điều tra hiện trạng về khả năng sinh sản, tình trạng viêm nhiễm, lấy mẫu dịch viêm giữa 2 nhóm (Bò lai Zebu và bò lai hướng thịt) ở xã Mỹ Chánh, huyện Ba Tri, xã Mỹ Hưng huyện Thạnh Phú, xã Phong Nẫm huyện Giồng Trôm; phân lập, nuôi cấy, định danh chủng vi khuẩn gây bệnh, làm kháng sinh đồ và xây dựng phác đồ điều trị bệnh và gieo tinh nhân tạo, đánh giá tỷ lệ đậu thai; tập huấn và chuyển giao kết quả đề tài (ba lớp ở 3 huyện).


Kết quả thực hiện của đề tài đã xác định tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung trên đàn bò theo 3 huyện; Tỷ lệ bệnh viêm tử cung giữa các lứa đẻ, giữa hai nhóm giống bò. Xác định chủng vi khuẩn gây bệnh tại Bến Tre và đưa ra Phác đồ điều trị hoàn chỉnh cho một chủng vi khuẩn.

 

 image

Đàn bò cái và bò con khỏe mạnh qua phác đồ điều trị bệnh


Để góp phần tăng luận cứ khoa học, có cơ sở lý luận và thực tiễn cụ thể cho những vấn đề mục tiêu và nội dung đặt ra, góp phần nâng giá trị của công trình nghiên cứu nầy Hội đồng đề nghị tác giả và nhóm thực hiện đề tài chỉnh sửa hình thức, bố cục; bổ sung nội dung về tổng quan, cách đặt vấn đề, vấn đề sinh sản, loại kháng sinh, tình hình Bò sinh sản ở Bến Tre và phần kết luận.

 

Các thành viên Hội đồng đã thảo luận và đánh giá đề tài được trình bày công phu, chu đáo, kết cấu nội dung logic, văn phong khoa học và thống nhất nghiệm thu.

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Nghiệm thu đề tài “Tạo lập, quản lý, và phát triển chỉ dẫn địa lý “Thạnh Phú” cho sản phẩm gạo của huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo “Góp ý Quy trình kỹ thuật ương thuần dưỡng và nuôi thương phẩm cá bông lau trong ao đất tại Bến Tre”
• Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu thực trạng sụt lún, ngập úng và đề xuất giải pháp thích ứng tại xã đảo Hưng Phong, huyện Giồng Trôm”
• Quy định quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa
• Nghiệm thu đề tài “Khảo sát sự lưu hành của virus và đánh giá đáp ứng miễn dịch sau khi tiêm phòng vaccine viêm da nổi cục trên bò tại Bến Tre”
• Hội thảo “Một số giải pháp xây dựng sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu quy trình công nghệ và hệ thống thiết bị sơ chế, xử lý và bảo quản quả bưởi tươi phục vụ nội tiêu và xuất khẩu”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của kênh, rạch, mương trong chăn nuôi heo tại huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre”
• Công bố quy hoạch mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ công lập thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
• Khác biệt chưa biết về chỉ dẫn địa lý “Bến Tre” cho sản phẩm xoài Tứ Quý
• Phát hành hóa đơn điện tử ngay sau từng lần bán hàng xăng dầu
• Bến Tre: Tập huấn về cơ chế chi trả dựa vào kết quả - RBF và hướng dẫn nghiệm thu công trình khí sinh học trong chăn nuôi cho cán bộ kiểm tra chất lượng và thợ xây, thợ lắp đặt tại địa phương
• Hội thảo “Giải pháp khai thác hiệu quả các bãi bồi, cồn nổi ven sông trên địa bàn tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo “Nghiên cứu thực trạng sụt lún, ngập úng và đề xuất giải pháp thích ứng tại xã đảo Hưng Phong, huyện Giồng Trôm”
• Sản phẩm gạo “Thạnh Phú” được bảo hộ chỉ dẫn địa lý