Ứng dụng Khoa học và Công nghệ Bến Tre vào phát triển Kinh tế-Xã hội ở địa phương

Trong thời gian qua khoa học và công nghệ Bến Tre đã đạt được những thành tựu không nhỏ. Những tiến bộ về khoa học và công nghệ của Bến Tre đã có tác động trực tiếp và tích cực tới quá trình phát triển kinh tế- xã hội và nâng cao tiềm lực của kinh tế tỉnh nhà. Khoa học và công nghệ ngày càng chứng tỏ vai trò quan trọng và quyết định để đảm bảo nền kinh tế địa phương phát triển nhanh và bền vững.

 

Các yếu tố khoa học và công nghệ đã từng bước được đưa vào các ngành kinh tế quốc dân, đóng vai trò vừa như một giải pháp có tính động lực thúc đẩy, vừa như một yếu tố vật chất tác động trực tiếp vào quá trình phát triển trong tất cả các ngành, tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Các đóng góp của khoa học và công nghệ vào quá trình phát triển kinh tế- xã hội ở Bến Tre được thể hiện ở các mặt sau:

 

Khoa học và công nghệ đã góp phần quan trọng trong việc tiếp thu, làm chủ, thích nghi và khai thác có hiệu quả các công nghệ tiên tiến. Nhờ đó trình độ công nghệ trong một số ngành sản xuất, dịch vụ đã được nâng lên đáng kể, nhiều sản phẩm hàng hóa có sức cạnh tranh cao hơn. Bên cạnh  đó, khoa học và công nghệ cũng góp phần không nhỏ trong việc tăng cường năng lực nội sinh về mặt công nghệ của Bến Tre.

 

Các kết quả điều tra, nghiên cứu về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên đã phục vụ xây dựng luận cứ khoa học cho các phương án phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh nhà, góp phần nâng cao năng lực nội sinh trong một số lĩnh vực công nghệ tiên tiến, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả của nhiều ngành kinh tế. Cụ thể như lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn đã cung cấp được các luận cứ khoa học phục vụ yêu cầu hoạch định phát triển kinh tế - xã hội trung hạn và dài hạn của tỉnh Bến Tre qua từng giai đoạn; đã tập trung vào những định hướng ứng dụng phục vụ yêu cầu khai thác tiềm năng tài nguyên thiên nhiên, phát triển con người Bến Tre và phòng chống, khắc phục thiên tai, tạo tiền đề cho nghiên cứu ứng dụng phục vụ sản xuất và phát triển nguồn nhân lực; Chẳng hạn đã nghiên cứu được nhiều sản phẩm mang tính ứng dụng cao như công nghệ chế biến dầu dừa nguyên sinh, công nghệ làm ống hút dừa, công nghệ sinh học làm nấm đông trùng hạ thảo,…

 

Áp dụng rộng rãi các kết quả nghiên cứu, các tiến bộ kỹ thuật về ưu thế lai giống cây trồng, vật nuôi,… được tạo lập nhờ các thành quả nghiên cứu công nghệ sinh học và các biện pháp đồng bộ về kỹ thuât canh tác, tưới tiêu, thâm canh, phòng trừ dịch bệnh, thay đổi cơ cấu mùa vụ, chế biến bảo quản nông sản, thực phẩm và xây dựng mô hình đưa tiến bộ khoa học vào phục vụ phát triển nông thôn, các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu đã mang lại nhiều hiệu quả. Nhờ đó trong những năm gần đây, hoạt động nông nghiệp tỉnh nhà đã có biến đổi cả về phương thức canh tác, cơ cấu mùa vụ, năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm.

 

Nhiều kết quả về các công nghệ cơ bản trong thiết kế, chế tạo phụ tùng, thiết bị, máy móc và công cụ, công nghệ chế biến nông sản thực phẩm, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học,… đã được ứng dụng trong sản xuất. Nhờ vậy, chất lượng và sức cạnh tranh của nhiều sản phẩm hàng hóa sản xuất trong nước đã được cải thiện đáng kể. Những kết quản ghiên cứu vềmiễn dịch học, trình độ khoa học trong chẩn đoán và chữa bệnh đã được ứng dụng trong thực tế.

 

Khoa học và công nghệ góp phần đào tạo và nâng cao trình độ nhân lực, bảo vệ môi trường, giữ gìn bản sắc và phát huy truyền thống văn hoá tốt đẹp của địa phương. Trong nhiều thập kỷ qua, khoa học và công nghệ đã đào tạo được một số lượng lớn cán bộ có trình độ đại học và cao đẳng trở lên và hàng trăm công nhân kỹ thuật; trong đó có một phần không nhỏ đang hoạt động trực tiếp trong lĩnh vực khoa học và công nghệ. Đây là nguồn nhân lực quan trọng cho hoạt động kinh tế của tỉnh. Thực tế cho thấy, đội ngũ này có khả năng tiếp thu tương đối nhanh và làm chủ được tri thức, công nghệ hiện đại trong một số ngành và lĩnh vực then chốt.

 

Tiềm lực khoa học và công nghệ được tăng cường đáng kể nhất là số lượng và trình độ đội ngũ nhà khoa học được nâng lên, đạt mức tiên tiến ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

 

Tuy nhiên, để đánh giá cụ thể khoa học và công nghệ đã đóng góp bao nhiêu vào phát triển kinh tế - xã hội, thì các con số đưa ra đều là định tính. Bởi vì, khoa học và công nghệ có độ trễ nhất định, không thể nhận thấy hiệu quả ngay. Bên cạnh đó, đầu tư cho lĩnh vực nghiên cứu khoa học và công nghệ cũng tiềm ẩn sự mạo hiểm. Ngay cả ở các nước phát triển, tỷ lệ nghiên cứu thành công có thể áp dụng vào đời sống và sản xuất cũng chỉ khoảng trên dưới 20%. Ngoài ra, còn có những nghiên cứu khoa học mạng lại hiệu quả lớn nhưng gián tiếp hoặc vô hình như các nghiên cứu trong y học...

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Nâng cao năng suất nuôi tôm rừng và tôm quảng canh
• Bến Tre nỗ lực thực hiện sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia
• Công nghệ khí hậu-xu hướng công nghệ trong năm 2024
• Thành quả của Trung tâm điều hành thông minh sau một năm vận hành
• Bến Tre tập trung đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong xây dựng nông thôn mới
• Tiêu sợi huyết - phương pháp vàng trong cấp cứu đột quỵ
• Hoa hậu chuyên nuôi tôm công nghệ cao Phan Thị Mỹ Linh
• Hiệu quả từ mô hình phục hồi vườn dừa bị thiệt hại do dịch hại sâu đầu đen
• Quy trình phòng chống hạn mặn trong chăn nuôi
• Đẩy mạnh phát triển vườn dừa hữu cơ, kinh tế hợp tác trong ngành dừa trên địa bàn tỉnh
• Các chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp huyện Thạnh Phú đạt nhiều thành quả nổi bật
• Giồng Trôm xây dựng vùng sản xuất tập trung gắn với hoàn thiện chuỗi giá trị dừa
• Mỏ Cày Nam ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo trong chuyển đổi số và đào tạo nhân lực trong nông nghiệp, nông thôn
• Tăng thu nhập nhờ mạnh dạn đa dạng hóa đối tượng nuôi
• Quản lý bệnh héo xanh trên cúc mâm xôi