Giồng Trôm tập huấn chăm sóc cây trồng trong và sau hạn mặn

Vừa qua, Trạm Khuyến Nông Giồng Trôm phối hợp cùng Hội Nông dân xã Tân Lợi Thạnh, xã Long Mỹ tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật chăm sóc cây trồng trong và sau hạn mặn với hơn 70 nông dân đến tham dự.

image
Quang cảnh buổi tập huấn.

 

Nội dung tập huấn xoay quanh các nội dung như sau:


Đối với cây dừa
Khi hạn mặn xảy ra:
- Củng cố hệ thống bờ liếp giữ ẩm, tưới nước ngọt đã dự trữ cho cây với hệ thống tưới tiết kiệm nước, khoảng cách giữa 2 lần tưới khoảng (7-10  ngày/lần )
Khi kết thúc thời kỳ hạn mặn:
- Thường xuyên tháo nước mương vườn ra sông rạch góp phần loại bỏ các độc chất (muối, sắt, nhôm, đưa nguồn nước ngọt vào hệ thống mương liếp).
- Bước 1: Bón vôi 500 - 800 kg/ha, kết hợp tưới nước ngọt từ  5-7 ngày/lần, thời gian 2-3 lần  giúp rửa các độc chất có trong đất (muối, Sắt, Nhôm,…).
- Bước 2: Phân hữu cơ ủ hoai (500- 1000 kg) kết hợp Super humic, Lân nung chảy (300- 500 kg). Có thể bổ sung 50-100 kg DAP/ha kết hợp tưới nước.
- Bước 3: Quan sát thấy hệ thống rễ phục hồi, tiếp tục bón phân theo kỹ thuật được hướng dẫn.


Đối với cây bưởi da xanh
Trong thời kỳ hạn mặn:
- Sử dụng các vật liệu thô xanh tủ gốc, giữ ẩm, trong đó có thể sử dụng loại lưới lan chắn sáng 80% cũng giúp hạn chế bốc thoát hơi nước, giữ ẩm…, kiểm tra hệ thống đê bao ngăn mặn, hạn chế rò rỉ nước lợ vào vườn.
- Thường xuyên kiểm tra nồng độ mặn, khi có nước ngọt (độ mặn < 2‰) thì tranh thủ đưa nước vào, có thể tưới vườn và bổ sung nước dự trữ.
- Nếu cây đang mang trái, cần điều chỉnh sức nuôi cân đối với lượng nước dự trữ. Cần thiết thì hủy một phần hay toàn bộ trái để cứu vãn vườn cây không bị chết kiệt do thiếu nước.
- Nếu vườn cây bị xâm nhập mặn, cần nhanh chóng rút nước mặn ra khỏi vườn. Tìm nguồn nước ngọt khi có thể để tưới rửa mặn trong thời gian sớm nhất. Chú ý hệ thống tưới nhỏ giọt (sử dụng năng lượng mặt trời, điện năng) sẽ tăng thêm hiệu quả sử dụng nước. Không bón NPK trong thời kỳ không có nước ngọt để tưới. Có thể phun phân bón lá Hydrophos-Zn, Cansi, các hoạt chất hỗ trợ khác để tăng tính chịu hạn, giảm tác hại của mặn đối với cây.
Sau thời kỳ hạn mặn
- Sau khi có mưa hoặc nước ngọt trở lại thì tiến hành kiểm tra độ mặn, pH đất.
- Sau khi tưới rửa được 3 - 5 ngày, thì tiến hành bón vôi CaO, CaCO3 khoảng 500 - 800 kg/ha, nhằm rửa phèn mặn để giảm độc chất trong đất. Sau đó, tưới rửa tiếp thêm 3 - 4 ngày thì bón phân chứa nhiều lân như DAP liều lượng khoảng 100 - 150 kg + 5 kg super humic cho mỗi hecta, tiếp tục tưới thêm vài ngày cho phân tan thấm đều vào đất nhằm giúp cây ra rễ mới phục hồi sinh trưởng.
- Sau khi cây ra tược chớm già thì tiến hành bón phân hữu cơ và NPK theo nhu cầu của cây với lượng vừa phải.
- Việc tỉa cành, tạo tán cần tiến hành khi cây đã hồi phục sau mặn và khi thời tiết đã mát dịu trong mùa mưa. Loại bỏ bớt hoa, trái trên vườn cây bị ảnh hưởng mặn.
- Đối với vườn chuẩn bị trồng mới cần chú ý sử dụng gốc ghép chịu mặn như bưởi bòng, sảnh đối với bưởi da xanh; gốc ghép là xoài 13-1, xoài Châu Hạng Võ, xoài Ghép xanh (xoài bưởi xanh) đối với xoài Hòa Lộc và một số giống xoài khác.
- Chú ý theo dõi và có biện pháp phòng trị kịp thời các dịch hại như bệnh  thối gốc, chảy nhựa, chết ngọn, thối trái do nấm Fusarium, Phytophthora gây ra; một số côn trùng như nhện, rệp sáp, sâu đục trái… cũng dễ bùng phát do có điều kiện thuận lợi phát sinh, phát triển. Tùy theo từng loại sâu bệnh mà bà con nông dân áp dụng biện pháp phòng trị phù hợp, nếu dùng thuốc phải tuân theo nguyên tắc 4 đúng để đạt hiệu quả phòng trị cao và an toàn.
 

 
 Bà Trần Thị Vân Trạm Khuyến nông Giồng Trôm hướng dẫn nông dân một số phương pháp phòng chống dịch hại trong thời kỳ hạn mặn.

 

Qua buổi tập huấn nhằm định hướng cho nông dân thực hiện quy trình trong thời kỳ trong và sau hạn mặn. Đồng thời tạo tiền đề cho nông dân nắm được quy trình trong thời gian tới thực hiện đạt hiệu quả cao.

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Nghiệm thu đề tài “Tạo lập, quản lý, và phát triển chỉ dẫn địa lý “Thạnh Phú” cho sản phẩm gạo của huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo “Góp ý Quy trình kỹ thuật ương thuần dưỡng và nuôi thương phẩm cá bông lau trong ao đất tại Bến Tre”
• Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu thực trạng sụt lún, ngập úng và đề xuất giải pháp thích ứng tại xã đảo Hưng Phong, huyện Giồng Trôm”
• Quy định quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa
• Nghiệm thu đề tài “Khảo sát sự lưu hành của virus và đánh giá đáp ứng miễn dịch sau khi tiêm phòng vaccine viêm da nổi cục trên bò tại Bến Tre”
• Hội thảo “Một số giải pháp xây dựng sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu quy trình công nghệ và hệ thống thiết bị sơ chế, xử lý và bảo quản quả bưởi tươi phục vụ nội tiêu và xuất khẩu”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của kênh, rạch, mương trong chăn nuôi heo tại huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre”
• Công bố quy hoạch mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ công lập thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
• Khác biệt chưa biết về chỉ dẫn địa lý “Bến Tre” cho sản phẩm xoài Tứ Quý
• Phát hành hóa đơn điện tử ngay sau từng lần bán hàng xăng dầu
• Bến Tre: Tập huấn về cơ chế chi trả dựa vào kết quả - RBF và hướng dẫn nghiệm thu công trình khí sinh học trong chăn nuôi cho cán bộ kiểm tra chất lượng và thợ xây, thợ lắp đặt tại địa phương
• Hội thảo “Giải pháp khai thác hiệu quả các bãi bồi, cồn nổi ven sông trên địa bàn tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo “Nghiên cứu thực trạng sụt lún, ngập úng và đề xuất giải pháp thích ứng tại xã đảo Hưng Phong, huyện Giồng Trôm”
• Sản phẩm gạo “Thạnh Phú” được bảo hộ chỉ dẫn địa lý