Thị trường Công nghệ: “Cái cầu đặt ra cho nhà khoa học”

Muốn phát triển, Khoa học và Công nghệ cần rất nhiều yếu tố, trong đó thị trường Công nghệ đóng một vị trí quan trọng. Bao giờ Việt Nam sẽ có thị trường công nghệ - Đó là câu hỏi vừa khó lại vừa dễ. Và hơn ai hết, câu trả lời sẽ thuộc về những tri thức trẻ, năng động.

Thị trường công nghệ là một yếu tố, là một công đoạn rất quan trọng trong quá trình phát triển KH&CN của một Quốc gia. Quan trọng ở chỗ nó thực sự đáp ứng nhu cầu của các nhà sản xuất kinh doanh trên nhiều lĩnh vực kinh tế xã hội khác nhau, đòi hỏi sự tham gia tích cực của các nhà nghiên cứu khoa học và công nghệ.

Thị trường này đặt ra một cái cầu rất lớn, mà bản thân các nhà khoa học nếu không có cái cầu ấy thì khó có cơ hội để có thể trực tiếp giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế xã hội, phát triển văn hoá của đất nước.

Và ngược lại, thị trường công nghệ cũng đặt ra một cái cầu lớn để các nhà doanh nghiệp, các nhà sản xuất có thể tìm đến được với những công nghệ ưu việt nhất, phù hợp nhất, tìm đến được với các nhà nghiên cứu.

Đó là cơ hội và cũng là thách thức đối với giới khoa học, đặc biệt là những cán bộ khoa học trẻ, khi mà sức sáng tạo còn tràn đầy, khi mà khát vọng cũng như sức trẻ còn có thể dành được nhiều cho công việc đầy khó khăn ấy.

Như vậy, thị trường công nghệ có nhiệm vụ tạo cầu để kích thích khả năng cung ứng. Thị trường có bên mua bên bán, và cũng phải có hàng hóa có giá trị để trao đổi. Hàng hóa của thị trường công nghệ và cách thức trao đổi trên thị trường này cũng có những đặc thù nhất định.

Việt Nam đã thông qua được những văn bản luật rất quan trọng, tạo nền tảng pháp lý cho việc phát triển thị trường công nghệ. Đó là Luật Sở hữu Trí tuệ. Điểm quan trọng là những kết quả sáng tạo của cộng đồng các nhà khoa học trong các Viện, các trường, các doanh nghiệp và cả trong khu vực tư nhân đều được công nhận là hàng hoá; thừa nhận những kết quả nghiên cứu là có giá trị. Và khi đã có giá trị, nó phải được định giá và đưa ra trao đổi, mua bán.

Luật thứ hai là Luật Chuyển giao Công nghệ. Khi kết quả nghiên cứu sáng tạo đã có giá trị, được thừa nhận và được nhà nước bảo hộ là hàng hóa thì nó phải được định giá. Luật Chuyển giao Công nghệ đặt ra những tiêu chí và những phương thức để định giá. Ngoài ra, Luật cũng xác định những phương thức để đưa hàng hóa  công nghệ ra thị trường.

Đó là những văn bản Luật đảm bảo cơ sở pháp lý cho thị trường công nghệ hoạt động, và phù hợp với các cam kết Quốc tế khi Việt Nam tham gia hội nhập.

Thị trường công nghệ ở Việt Nam hiện còn rất non trẻ. Số lượng hàng hoá, số lượng công nghệ, sáng chế được đưa ra định giá vẫn còn ít. Khi nào 1/2 số các Viện và các Trung tâm nghiên cứu của Việt Nam tham gia vào việc mua bán, chuyển giao công nghệ, và 1/3 số lượng các doanh nghiệp tham gia trực tiếp việc trao đổi mua bán công nghệ thì khi đó thị trường công nghệ của Việt Nam bắt đầu hoạt động một cách đều đặn và phát triển.

Bộ trưởng Hoàng Văn Phong

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Nghiệm thu đề tài “Tạo lập, quản lý, và phát triển chỉ dẫn địa lý “Thạnh Phú” cho sản phẩm gạo của huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo “Góp ý Quy trình kỹ thuật ương thuần dưỡng và nuôi thương phẩm cá bông lau trong ao đất tại Bến Tre”
• Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu thực trạng sụt lún, ngập úng và đề xuất giải pháp thích ứng tại xã đảo Hưng Phong, huyện Giồng Trôm”
• Quy định quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa
• Nghiệm thu đề tài “Khảo sát sự lưu hành của virus và đánh giá đáp ứng miễn dịch sau khi tiêm phòng vaccine viêm da nổi cục trên bò tại Bến Tre”
• Hội thảo “Một số giải pháp xây dựng sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu quy trình công nghệ và hệ thống thiết bị sơ chế, xử lý và bảo quản quả bưởi tươi phục vụ nội tiêu và xuất khẩu”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của kênh, rạch, mương trong chăn nuôi heo tại huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre”
• Công bố quy hoạch mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ công lập thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
• Khác biệt chưa biết về chỉ dẫn địa lý “Bến Tre” cho sản phẩm xoài Tứ Quý
• Phát hành hóa đơn điện tử ngay sau từng lần bán hàng xăng dầu
• Bến Tre: Tập huấn về cơ chế chi trả dựa vào kết quả - RBF và hướng dẫn nghiệm thu công trình khí sinh học trong chăn nuôi cho cán bộ kiểm tra chất lượng và thợ xây, thợ lắp đặt tại địa phương
• Hội thảo “Giải pháp khai thác hiệu quả các bãi bồi, cồn nổi ven sông trên địa bàn tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo “Nghiên cứu thực trạng sụt lún, ngập úng và đề xuất giải pháp thích ứng tại xã đảo Hưng Phong, huyện Giồng Trôm”
• Sản phẩm gạo “Thạnh Phú” được bảo hộ chỉ dẫn địa lý