Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo – kết quả 04 năm thực hiện Chương trình Đồng khởi khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp

Với sự ra đời của Chương trình số 10-CTr/TU ngày 28/4/2016 của Tỉnh ủy về Đồng Khởi khởi nghiệp và Phát triển doanh nghiệp, Bến Tre đã trở thành một trong những địa phương đi tiên phong trong phong trào thúc đẩy, hỗ trợ khởi nghiệp trong cả nước.

 

Chương trình đã tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, từng bước hình thành và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp địa phương gắn với các sản phẩm bản địa, sử dụng khoa học và công nghệ (KH&CN) làm đòn bẩy, làm bệ đỡ để xây dựng ngành sản xuất tỉnh nhà theo chuỗi giá trị, phát triển bền vững theo tinh thần Nghị quyết Đại hội X Đảng bộ tỉnh đã đề ra.

 

Đánh giá kết quả 04 năm thực hiện Chương trình Đồng Khởi khởi nghiệp và Phát triển doanh nghiệp, Bến Tre đang từng bước xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo khá hoàn chỉnh với đầy đủ các thành tố - có sự gắn bó, liên kết chặt chẽ với nhau và phát triển không ngừng. Trong đó, ngành KH&CN đã tập trung thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp nhằm nâng cao vai trò của KH&CN thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp và hoạt động khởi nghiệp theo hướng bền vững, tạo ảnh hưởng tích cực tới nền kinh tế. Một số kết quả nổi bật:

 

- Đã tham mưu UBND tỉnh ban hành và triển khai đồng bộ các chính hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, phát triển tài sản sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh. Đã tư vấn hơn 50 lượt doanh nghiệp khởi nghiệp, dự án khởi nghiệp xác lập quyền sở hữu công nghiệp, quản trị tài sản trí tuệ. Hướng dẫn 40 lượt doanh nghiệp khởi nghiệp ghi nhãn hàng hóa, đăng ký mã số mã vạch, xây dựng và công bố tiêu chuẩn cơ sở, xây dựng và áp dụng các hộ thống quản lý chất lượng tiên tiến, làm cơ sở pháp lý đưa sản phẩm vào thị trường trong nước và xuất khẩu.

 

- Tổ chức các khóa đào tạo kỹ năng chuyên sâu về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, nhất là nâng cao năng lực cho đội ngũ công chức, viên chức làm công tác hỗ trợ khởi nghiệp của tỉnh. Tập huấn xây dựng mô hình kinh doanh, gọi vốn đầu tư, phát triển thương hiệu cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đã tổ chức 06 lớp tập huấn chuyên sâu về bảo hộ và khai thác nhãn hiệu, kiến thức về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, các chính sách khoa học và công nghệ và hướng dẫn doanh nghiệp thành lập doanh nghiệp khoa học và công nghệ, thành lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp; trên 20 hội thảo chuyên đề phổ biến kiến thức KH&CN và kết nối cộng đồng khởi nghiệp sáng tạo.

 

- Hỗ trợ nguồn lực để doanh nghiệp tham gia ngày càng nhiều các sự kiện khởi nghiệp trên toàn quốc như Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cấp vùng, cấp quốc gia. Giới thiệu và có 4/5 sản phẩm/dự án khởi nghiệp đạt giải cao trong cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo vùng đồng bằng sông Cửu Long năm 2018 – 2019. Hỗ trợ kinh phí 07 doanh nghiệp khởi nghiệp tham gia cuộc thi khởi nghiệp sáng tạo 4.0 và trưng bày sản phẩm trong Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia.

 

- Xây dựng và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo tỉnh Bến Tre “đạt toàn diện cấp độ 2 - hệ sinh thái khởi nghiệp cơ bản”. Đã xây dựng và đưa vào vận hành không gian khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Bến Tre (MEKONG INNOVATION HUB) nhằm liên kết chặt chẽ với cộng đồng khởi nghiệp trong và ngoài tỉnh hỗ trợ ươm tạo những ý tưởng đổi mới sáng tạo ban đầu trở thành những sản phẩm, tạo sự liên kết chặt chẽ giữa nghiên cứu khoa học công nghệ và thị trường; giúp các doanh nghiệp khởi nghiệp vượt qua khó khăn ban đầu, giảm thiểu rủi ro và chi phí; hỗ trợ và thúc đẩy việc thương mại hóa sản phẩm, tạo ra doanh thu và lợi nhuận để tồn tại, phát triển bền vững.

 

- Vận hành, khai thác có hiệu quả hệ sinh thái khởi nghiệp số để hỗ trợ hoạt động truyền thông, kết nối thông tin giữa các thành phần của hệ sinh thái khởi nghiệp; gọi vốn đầu tư, hỗ trợ các thủ tục pháp lý, chuyên gia cho hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh. Tiến hành ký kết Bản thỏa thuận hợp tác đồng hành phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp - đổi mới sáng tạo giữa Sở KH&CN tỉnh Bến Tre với 05 nhà tài trợ, Quỹ hỗ trợ đầu tư, các tổ chức khởi nghiệp, vườn ươm (Cục Trưởng Cục Công tác Phía nam - Bộ KH&CN, Việt Nam Angel NetWork, Tập đoàn Mỹ Lan, Khu Công nghệ phần mềm – Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, Sài gòn Innovation Hub). Ký kết hợp tác phát triển KH&CN và phối hợp thực hiện Chương trình khởi nghiệp đổi mới sáng tạo giữa UBND tỉnh Bến Tre với Câu lạc bộ KH&CN các trường Đại học Kỹ thuật và Trường Đại học Nguyễn Tất Thành.

 

- Ứng dụng công nghệ để phát triển tài nguyên bản địa, nâng cao chất lượng, mẫu mã, phát triển thương hiệu, truyền thông hiệu quả về sản phẩm nông nghiệp của tỉnh, hình thành các mô hình khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tác động xã hội kép, kết hợp giữa sản xuất sản phẩm và tạo việc làm. Các dự án khởi nghiệp liên quan đến sản phẩm chủ lực, tiềm năng, đặc trưng của tỉnh đều có đóng góp quan trọng của KH&CN từ các khâu giống cây trồng, quy trình canh tác, phòng trừ dịch bệnh, chế biến sau thu hoạch và xây dựng bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa,…giúp tăng năng suất, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm. Một số doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo được hỗ trợ hoàn thiện cơ sở pháp lý và hạ tầng KH&CN, phát triển thành doanh nghiệp KH&CN. Hiện nay, toàn tỉnh có 07 doanh nghiệp KH&CN được thành lập và hoạt động đạt hiệu quả cao với 26 sản phẩm, nhóm sản phẩm hình thành từ kết quả KH&CN, 12 tổ chức KH&CN công lập và ngoài công lập đang hoạt động với 473 nhân lực nghiên cứu và phát triển có trình độ từ đại học trở lên.

 

- Phát huy tốt vai trò của Quỹ phát triển KH&CN và các chính sách KH&CN hỗ trợ doanh nghiệp, đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ đổi mới công nghệ, xây dựng nhãn hiệu, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và sản phẩm, hàng hóa. Đã hỗ trợ vốn vay lãi suất ưu đãi 08 dự án (15 tỷ đồng) từ Quỹ Phát triển KH&CN, thu hút vốn đầu tư của doanh nghiệp cho KH&CN trên 140 tỷ đồng, góp phần tạo ra sản phẩm có giá trị gia tăng cao, tăng hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

 

Mặc dù kinh phí dành cho KH&CN chưa nhiều nhưng tỉnh vẫn quan tâm, đầu tư cho phát triển KH&CN, thực hiện thành công nhiều dự án với sự hỗ trợ của Trung ương, của Bộ KH&CN trên địa bàn tỉnh, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tốc độ đổi mới thiết bị, công nghệ giai đoạn 2016 – 2020 đạt 20%/năm; giá trị sản phẩm công nghệ cao và ứng dụng công nghệ cao trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh tăng đều qua các năm và năm 2020 đã đạt trên 30%, đạt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội X Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2015 - 2020.

 

Trong gần 04 năm thực hiện Chương trình Đồng Khởi khởi nghiệp và Phát triển doanh nghiệp, tỉnh Bến Tre đã đạt được thành tích ấn tượng về khởi nghiệp và khởi nghiệp sáng tạo, kinh tế phát triển đúng hướng, giúp nâng cao thu nhập và giảm nghèo, chất lượng cuộc sống của nhân dân được cải thiện và nâng lên. Tuy nhiên, nhân lực KHCN và đổi mới sáng tạo còn thiếu và yếu; chưa xây dựng được chính sách chung, mang tính hệ thống cho hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; doanh nghiệp khởi nghiệp Bến Tre đang đứng trước những khó khăn, vướng mắc nhất định cần được nhà nước tiếp tục tháo gỡ như chính sách thu hút và đa dạng hóa các nguồn vốn vay, các quỹ đầu tư hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo; việc tiếp cận nguồn vốn đổi mới công nghệ, thiết bị, kinh phí cho các nhóm cá nhân khởi nghiệp, doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển và thương mại hóa sản phẩm.

 

Trong thời gian tới, trước hết cần tập trung triển khai và cụ thể hóa một số chính sách liên quan về hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh. Hai là, phối hợp với cơ quan liên quan rà soát các ý tưởng, có cơ chế phối hợp đánh giá, lựa chọn và hỗ trợ các ý tưởng khởi nghiệp từng bước hoàn thiện dự án để hình thành, phát triển và thương mại hóa sản phẩm khởi nghiệp sáng tạo. Ba là, đề xuất đặt hàng các nhiệm vụ KH&CN gắn với các ý tưởng, dự án khởi nghiệp có tính khả thi; hỗ trợ các doanh nghiệp có tiềm năng thực hiện dự án phát triển các sản phẩm mới phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Bốn là, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào tổ chức quản trị, sản xuất, kinh doanh; khuyến khích nghiên cứu, đổi mới sáng tạo. Năm là, hỗ trợ thành lập Quỹ Phát triển KH&CN của doanh nghiệp để huy động, khai thác tốt nguồn lực đầu tư cho đổi mới công nghệ, nghiên cứu khoa học, làm tiền đề khởi nghiệp sáng tạo, nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm. Sáu là, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho đổi mới sáng tạo, đặt doanh nghiệp vào trung tâm của hệ thống đổi mới sáng tạo, nâng cao đóng góp của các trường đại học, cao đẳng và các tổ chức KH&CN, doanh nghiệp KH&CN trên địa bàn tỉnh.

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Tập huấn nâng cao chất lượng tham gia Hội thi sáng tạo kỹ thuật, sáng kiến dành cho cán bộ quản lý, giáo viên cấp trung học
• GII 2023: Việt Nam tăng 2 bậc, xếp thứ 46/132 nền kinh tế
• Xu hướng tự chủ về Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo trong thời kỳ cạnh tranh chiến lược hiện nay
• Mỏ Cày Nam tập trung phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững
• Tổng kết hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Bến Tre lần thứ IX năm 2022-2023
• Thành phố Bến Tre: Khơi dậy sự sáng tạo, nghiên cứu khoa học của học sinh
• Chỉ đẫn địa lý – một trong các yêu cầu của nông nghiệp bền vững
• ChatGPT dùng để làm gì và mối đe dọa của nó đến một số ngành nghề
• Chương trình phát triển tài sản trí tuệ - công cụ quan trọng góp phần nâng cao giá trị, vị thế của sản phẩm địa phương
• Bến Tre triển khai thực hiện chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030
• Thu nhập khá nhờ trồng hoa kiểng
• Trương Văn Dương – Gương mặt trẻ thành đạt
• Gạo giống nàng keo góp phần xây dựng thương hiệu gạo Bến Tre
• Đổi mới sáng tạo và các đặc tính của nó
• Bến Tre có 02 mã vùng trồng và 03 cơ sở đóng gói sầu riêng được xuất khẩu sang Trung Quốc