Nhận diện công nghệ chủ chốt, nền tảng của công nghiệp 4.0

Không ít các tổ chức đưa ra nhận diện và xu hướng về các công nghệ chủ chốt, công nghệ nền tảng của công nghiệp 4.0. Phân tích và nhận định sau đây dựa theo Quyết định số 3685/QĐ-BKHCN ngày 03/12/2018 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc ban hành Danh mục các công nghệ chủ chốt của công nghiệp 4.0 (gọi tắt là Quyết định 3685).

 

Công nghệ chủ chốt của công nghiệp 4.0


Công nghệ chủ chốt của công nghiệp 4.0 còn có các tên gọi khác như công nghệ then chốt, công nghệ tiên tiến là các công nghệ tạo ra giá trị gia tăng lớn, đóng vai trò then chốt, quan trọng đối với sự thành công của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển (OECD) có 40 công nghệ tiên tiến được phân chia thành 4 nhóm:

 

Nhóm công nghệ số gồm 9 công nghệ như trí tuệ nhân tạo, internet vạn vật, dữ liệu lớn, chuỗi khối, điện toán đám mây, mô phỏng, robot tự hành, tính toán lượng tử, tính toán lưới.

 

Nhóm công nghệ sinh học là 12 công nghệ: Sinh học tổng hợp, Công nghệ thần kinh, Tế bào gốc, Xúc tác sinh học, Tin sinh học, Chip sinh học và cảm biến sinh học, Nông nghiệp chính xác, Nhiên liệu sinh học, Y học cá thể hóa, Y học tái tạo và kỹ thuật tạo mô, Công nghệ giám sát sức khỏe, Chẩn đoán hình ảnh y - sinh học.

 

Nhóm công nghệ vật lý có 12 công nghệ là Vật liệu nano, Sản xuất bằng in 3D và chế tạo đắp bồi, Vật liệu carbon, Vật liệu chức năng, Thiết bị nano, Tế bào nhiên liên, Năng lượng hydrogen, Quang điện, Xe điện, Xe tự lái, Công nghệ ánh sáng và Quang tử.

 

Nhóm công nghệ vật lý – vật liệu tiên tiến với 7 công nghệ điển hình Công nghệ lưu trữ năng lượng tiên tiến, Vệ tinh nhỏ và siêu nhỏ, Thu thập và tích trữ carbon, Năng lượng vi mô, Công nghệ tua-bin gió, Công nghệ năng lượng đại dương và Năng lượng sóng, Lưới điện thông minh.

 

Quyết định 3685 của Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành 43 công nghệ chủ chốt của công nghệ 4.0 không nêu rõ việc phân chia thành nhóm cụ thể nhưng có thể nhận ra 4 nhóm cơ bản sau.

 

Nhóm công nghệ số có 14 công nghệ như Trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật, Dữ liệu lớn, Khai phá dữ liệu và Phân tích dự liệu, Chuỗi khối, Điện toán đám mây, Mô phỏng, Robot tự hành và Robot cộng tác, Điện toán lượng tử, Điện toán lưới, Hệ thống tích hợp theo chiều ngang và dọc, Các hệ thống không gian mạng thực - ảo, Thực tại ảo, Thực tại tăng cường, An ninh mạng.

 

Nhóm công nghệ sinh học là 13 công nghệ: Sinh học tổng hợp, Công nghệ thần kinh, Tế bào gốc, Xúc tác sinh học, Tin sinh học, Chíp sinh học và cảm biến sinh học, Nông nghiệp chính xác, Công nghệ tổng hợp nhiên liệu sinh học, Y học cá thể hóa, Y học tái tạo và kỹ thuật tạo mô, Công nghệ giải mã gen, Công nghệ giám sát sức khỏe, Chẩn đoán hình ảnh Y – Sinh học.

 

Nhóm công nghệ vật lý có 08 công nghệ là Công nghệ chế tạo vật liệu nano, In 3D và chế tạo cộng, Công nghệ chế tạo vật liệu chức năng, Công nghệ chế tạo thiết bị nano, Công nghệ chế tạo pin nhiên liệu, Năng lượng Hydrogen, Quang điện, Công nghệ ánh sáng và quang tử.

 

Nhóm công nghệ vật liệu tiên tiến với 08 công nghệ, trong đó công nghệ năng lượng chiếm đại đa số điển hình Công nghệ lưu trữ năng lượng tiên tiến, Công nghệ chế tạo vệ tinh nhỏ và siêu nhỏ, Thu thấp và lưu trữ các bon, Năng lượng vi mô, Công nghệ tua bin gió, Công nghệ năng lượng đại dương và năng lượng sóng, Công nghệ năng lượng địa nhiệt, Lưới điện thông minh.

 

Ngoài ra, một số tổ chức thống kế số lượng công nghệ chủ chốt có khác nhau nhưng về cơ bản là không có sự khác biệt lớn.

Công nghệ nền tảng của công nghiệp 4.0


Công nghệ nền tảng hay công nghệ lõi của công nghiệp 4.0 là công nghệ nền vững chắc dựa vào nó để các công nghệ khác tồn tại, phát huy các ứng dụng và phát triển, có tác động lan tỏa lớn, giữ vai trò quyết định sự thành công của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Trong 40 công nghệ chủ chốt của công nghiệp 4.0 theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển có 10 công nghệ nền tảng cốt lõi bao gồm: có 04 công nghệ thuộc nhóm công nghệ số là Trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật, Phân tích dữ liệu lớn, Chuỗi khối; 02 công nghệ thuộc nhóm công nghệ sinh học như Sinh học tổng hợp, Công nghệ thần kinh; Nhóm công nghệ vật lý có sự hiện diện của 02 công nghệ gồm: công nghệ Vật liệu nano, In 3D và chế tạo đắp bồi; Riêng nhóm công nghệ vật lý – vật liệu tiên tiến với 02 công nghệ là Công nghệ lưu trữ năng lượng tiên tiến, Vệ tinh nhỏ và siêu nhỏ.

 

Như đã nói ở trên, Quyết định 3685 của Bộ Khoa học và Công nghệ không nêu rõ việc phân chia thành nhóm cụ thể nên cũng không chỉ rõ đâu là các công nghệ nền tảng của công nghiệp 4.0 trong Quyết định này. Tuy nhiên, theo nhận định của Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án Chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 do đồng chí Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương làm Trưởng Ban Chỉ đạo, cho thấy đang nổi lên 12 công nghệ nền tảng, gồm: có 04 công nghệ thuộc nhóm công nghệ số như Dữ liệu lớn, Internet vạn vật, Trí tuệ nhân tạo, Chuỗi khối; Nhóm công nghệ sinh học cũng có 04 công nghệ là Sinh học tổng hợp, Công nghệ thần kinh, Y học cá thể, Nông nghiệp chính xác hay thông minh; Nhóm công nghệ vật lý có 02 công nghệ: Các vật liệu tiên tiến, Sản xuất 3D và chế tạo đắp lớp; Nhóm công nghệ vật liệu tiến tiến có 02 công nghệ như Công nghệ năng lượng tái tạo, Công nghệ không gian.

 

Rõ ràng tiếp cận theo phương thức nào đi chăng nữa, các công nghệ chủ chốt và công nghệ nền tảng của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 tuy có chênh lệch về số lượng công nghệ và khác nhau về thành phần công nghệ nhưng cơ bản có 04 nhóm công nghệ chính là nhóm công nghệ số, công nghệ sinh học, công nghệ vật lý và công nghệ vật liệu tiên tiến, trong đó các công nghệ thuộc nhóm công nghệ số chiếm đại đa số hay nói cách khác là công nghệ số giữ vai trò nòng cốt. Số lượng công nghệ chủ chốt, công nghệ nền tảng sẽ tăng dần theo thời gian và tùy thuộc vào cách tiếp cận của các quốc gia và vùng lãnh thổ.

 

Việc nhận diện và xác định rõ đâu là công nghệ chủ chốt và công nghệ nền tảng của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 giúp cho các tổ chức, doanh nghiệp, địa phương chủ động và dễ dàng hơn trong việc tham gia sâu hơn vào cuộc Cách mạng này.

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Nâng cao năng suất nuôi tôm rừng và tôm quảng canh
• Bến Tre nỗ lực thực hiện sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia
• Công nghệ khí hậu-xu hướng công nghệ trong năm 2024
• Thành quả của Trung tâm điều hành thông minh sau một năm vận hành
• Bến Tre tập trung đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong xây dựng nông thôn mới
• Tiêu sợi huyết - phương pháp vàng trong cấp cứu đột quỵ
• Hoa hậu chuyên nuôi tôm công nghệ cao Phan Thị Mỹ Linh
• Hiệu quả từ mô hình phục hồi vườn dừa bị thiệt hại do dịch hại sâu đầu đen
• Quy trình phòng chống hạn mặn trong chăn nuôi
• Đẩy mạnh phát triển vườn dừa hữu cơ, kinh tế hợp tác trong ngành dừa trên địa bàn tỉnh
• Các chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp huyện Thạnh Phú đạt nhiều thành quả nổi bật
• Giồng Trôm xây dựng vùng sản xuất tập trung gắn với hoàn thiện chuỗi giá trị dừa
• Mỏ Cày Nam ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo trong chuyển đổi số và đào tạo nhân lực trong nông nghiệp, nông thôn
• Tăng thu nhập nhờ mạnh dạn đa dạng hóa đối tượng nuôi
• Quản lý bệnh héo xanh trên cúc mâm xôi