Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên thời covid-19

Trong cơn bão đại dịch toàn cầu – dịch viêm đường hô hấp do chủng mới của Virus Corona (Covid-19) gây ra, tất cả các ngành nghề đều bị ảnh hưởng và đình trệ nghiêm trọng, đây là vấn đề đáng quan ngại của tất cả các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Tình hình này dẫn đến sự việc chưa từng có tiền lệ, tất cả các tỉnh, thành trong nước đã cho học sinh, sinh viên nghỉ học để phòng chống dịch. Với sinh viên Trường Cao đẳng Bến Tre được duyệt tham gia thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở năm học 2019 – 2020 ngoài những khó khăn, bị động chung do nghỉ học tránh dịch Covid-19 còn gặp những khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện đề tài theo đề cương đã được hội đồng thông qua.

 

Theo Danh mục đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở năm học 2019 – 2020 của Trường Cao đẳng Bến Tre theo quyết định của Hiệu trưởng gồm 8 đề tài: Đề tài “Biện pháp phát huy tính sáng tạo cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tại góc tạo hình” của nhóm SV lớp 17MN1 do SV Nguyễn Ngọc Minh Anh làm chủ nhiệm; Đề tài “Một số biện pháp phát huy tính tự học của sinh viên ngành giáo dục mầm non tại Trường Cao đẳng Bến Tre” của nhóm SV lớp 17MN1 do SV Phạm Ngọc Quỳnh Giang làm chủ nhiệm; Đề tài “Nâng cao hiệu quả học ngoại ngữ cho sinh viên ngành Giáo dục mầm non, Trường Cao đẳng Bến Tre qua khảo sát hoạt động đưa tiếng Anh vào trường mầm non hiện nay ở Bến Tre” của nhóm SV lớp 17MN2 do SV Phạm Thị Thảo Ngân làm chủ nhiệm; Đề tài “Mô hình trồng rau sạch bằng chai nhựa” của nhóm SV lớp 18CĐKT1 do SV Đặng Thị Diễm Trinh làm chủ nhiệm; Đề tài “Những ích lợi của việc học tiếng Anh dành cho sinh viên chuyên Anh trường Cao đẳng Bến Tre thông qua giao tiếp, học tập với người bản ngữ tại Viêt Nam của nhóm SV lớp 18 CĐ Tiếng Anh do SV Nguyễn Thị Mỹ Chi làm chủ nhiệm; Đề tài “Khai thác các ứng dụng trên điện thoại di động để tự cải thiện kỹ năng tiếng Anh của sinh viên chuyên Anh trường Cao đẳng Bến Tre” của nhóm SV lớp 18 CĐ Tiếng Anh do SV Nguyễn Thị Diễm Phúc làm chủ nhiệm; Đề tài “Thiết kế mô hình hệ thống điện mặt trời độc lập công suất 500VA của nhóm SV lớp 18 CĐ Điện – Điện tử do SV Ngô Nhật Hào làm chủ nhiệm; Đề tài “Nâng cấp mô hình tưới hoa kiểng tự động” của nhóm SV lớp 18 CĐ Điện – Điện tử do SV Lê Hồng Nhựt làm chủ nhiệm. Tất cả 8 đề tài đều có quá trình nghiên cứu ứng dụng, khảo sát, tương tác thực địa với các đối tượng nghiên cứu như giáo viên, phụ huynh, học sinh ở các trường, trung tâm Ngoại ngữ, trong đó có 2 đề tài còn gặp phải thách thức lớn khi bị hạn mặn kéo dài ngoài dự kiến nghiên cứu do có sử dụng nước: Đề tài “Mô hình trồng rau sạch bằng chai nhựa” của nhóm SV lớp 18CĐKT1, khoa Kinh tế - Tài chính và Đề tài “Nâng cấp mô hình tưới hoa kiểng tự động” của nhóm SV lớp 18 CĐ Điện – Điện tử, khoa Kỹ thuật – Công nghiệp.

 

Trước tình hình trên, các nhóm SV thực hiện đề tài dưới sự tư vấn chuyên môn của các giảng viên hướng dẫn đã linh hoạt, chủ động sáng tạo, trong thời gian nghỉ tránh dịch đã tranh thủ thực hiện các phần nghiên cứu tài liệu, tập trung viết phần nghiên cứu lý thuyết, biên soạn câu hỏi phỏng vấn, đặc biệt có đề tài còn khai thác phỏng vấn, khảo sát qua mạng internet như Đề tài “Khai thác các ứng dụng trên điện thoại di động để tự cải thiện kỹ năng tiếng Anh của sinh viên chuyên Anh trường Cao đẳng Bến Tre, Đề tài “Nâng cao hiệu quả học ngoại ngữ cho sinh viên ngành Giáo dục mầm non, trường Cao đẳng Bến Tre qua khảo sát hoạt động đưa tiếng Anh vào trường mầm non hiện nay ở Bến Tre”... tuy nhiên các nhóm nghiên cứu cũng phản ánh qua môi trường mạng việc tương tác để khảo sát, điền dã vẫn chưa thể đảm bảo cung cấp dữ liệu như tương tác trực tiếp, chỉ mới ở dạng thăm dò, tạo tâm thế, vẫn cần có những chuyến gặp gỡ, quan sát trực tiếp mới có thể thu hoạch được dữ liệu cần thiết cho đề tài. SV Phạm Thị Thảo Ngân làm chủ nhiệm Đề tài “Nâng cao hiệu quả học ngoại ngữ cho sinh viên ngành Giáo dục mầm non, Trường Cao đẳng Bến Tre qua khảo sát hoạt động đưa tiếng Anh vào trường mầm non hiện nay ở Bến Tre” cho biết:

 

Nhóm chúng em rất bị động khi các trường mầm non quốc tế ABI, Trung tâm Planet ngưng hoạt động bởi đây là 2 địa bàn nghiên cứu chính trong suốt thời gian thực hiện đề tài, do dịch Covid-19 nhóm không có điều kiện tiếp xúc với thực tế, tuy nhiên được sự giúp đỡ của giảng viên hướng dẫn và các thầy cô ở phòng Nghiên cứu khoa học – Quan hệ quốc tế nhà trường trong việc tiếp cận khai thác số liệu tham khảo, thầy cô đã tận tình hướng dẫn, tạo cho chúng em môi trường thuận lợi để triển khai và hoàn thành phần nghiên cứu lý thuyết của đề tài, đến nay chúng em đạt 1/3 khối lượng nghiên cứu.

Sinh viên Phạm Thị Thảo Ngân (bìa phải), sinh viên Hàng Nguyễn Thu Ngân (bìa trái) trong một buổi sinh hoạt học thuật của phòng NCKH-QHQT. Ảnh: KT.

 

Trong điều kiện chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, ngay sau khi trở lại học vào ngày 04/5/2020, các nhóm nghiên cứu đã tích cực triển khai các công đoạn nghiên cứu tiếp theo phần nghiên cứu lý thuyết. Trước tình hình khó khăn chung, theo đề nghị của các khoa, các nhóm nghiên cứu, Trường Cao đẳng Bến Tre đã thống nhất gia hạn thời gian thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở năm học 2019 – 2020 thêm 1 tháng để tạo điều kiện cho các nhóm nghiên cứu có thể hoàn thành đề tài nghiên cứu với chất lượng cao nhất. SV Hàng Nguyễn Thu Ngân cho biết, đây là tin vui với chúng em, bởi có thêm thời gian nghiên cứu, chúng em có thể thu thập được nhiều dữ liệu cần thiết phục vụ cho quá trình nghiên cứu đề tài. Thực hiện đề tài này em nhận thấy nghiên cứu khoa học sinh viên rất thiết thực, đây là môi trường giúp gia tăng khả năng giao tiếp, học tập, nghiên cứu và xúc tiến cơ hội việc làm trong tương lai đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và hội nhập quốc tế. Đối với sinh viên ngành Giáo dục mầm non – những cô giáo tương lai, việc nghiên cứu để tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả học ngoại ngữ là một vấn đề rất cấp thiết, nó không chỉ giúp sinh viên hội nhập tốt mà còn là một công cụ tốt dẫn đến sự thành công trong công tác giảng dạy sau này.

 

Đối với Đề tài “Nâng cấp mô hình tưới hoa kiểng tự động” của nhóm SV lớp 18 CĐ Điện – Điện tử, một thuận lợi cơ bản là đề tài tiếp nối trên nền kết quả nghiên cứu ứng dụng của các bậc đàn anh khoa trước, điểm thực nghiệm lại ngay tại khuôn viên nhà trường, tuy nhiên khó khăn gặp phải là tình trạng toàn tỉnh bị hạn mặn kéo dài chưa từng có, đây lại là tình huống ngoài giả thiết nghiên cứu của nhóm... nên ngay sau khi trở lại học,tình hình nước đã bớt nhiễm mặn nhóm nghiên cứu đã tiến hành vận hành mô hình hiện có và nghiên cứu bổ sung thiết bị nâng cấp ngay, chủ nhiệm đề tài Lê Hồng Nhựt rất phấn khởi cho biết khả năng đề tài hoàn thành đúng tiến độ.

 


Vận hành thử nghiệm Đề tài “Nâng cấp mô hình tưới hoa kiểng tự động” của nhóm SV lớp 18 CĐ Điện – Điện tử. Ảnh KT.

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Nâng cao năng suất nuôi tôm rừng và tôm quảng canh
• Bến Tre nỗ lực thực hiện sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia
• Công nghệ khí hậu-xu hướng công nghệ trong năm 2024
• Thành quả của Trung tâm điều hành thông minh sau một năm vận hành
• Bến Tre tập trung đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong xây dựng nông thôn mới
• Tiêu sợi huyết - phương pháp vàng trong cấp cứu đột quỵ
• Hoa hậu chuyên nuôi tôm công nghệ cao Phan Thị Mỹ Linh
• Hiệu quả từ mô hình phục hồi vườn dừa bị thiệt hại do dịch hại sâu đầu đen
• Quy trình phòng chống hạn mặn trong chăn nuôi
• Đẩy mạnh phát triển vườn dừa hữu cơ, kinh tế hợp tác trong ngành dừa trên địa bàn tỉnh
• Các chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp huyện Thạnh Phú đạt nhiều thành quả nổi bật
• Giồng Trôm xây dựng vùng sản xuất tập trung gắn với hoàn thiện chuỗi giá trị dừa
• Mỏ Cày Nam ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo trong chuyển đổi số và đào tạo nhân lực trong nông nghiệp, nông thôn
• Tăng thu nhập nhờ mạnh dạn đa dạng hóa đối tượng nuôi
• Quản lý bệnh héo xanh trên cúc mâm xôi