Hội thảo khoa học giải pháp nâng cao kỹ năng thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp cho nông dân Bến Tre giai đoạn 2019 – 2024 tầm nhìn 2030

Triển khai thực hiện đề tài “Đánh giá kỹ năng thích ứng biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp của người dân tỉnh Bến Tre” theo Quyết định số 836/QĐ-UBND ngày 26 tháng 4 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre; ngày 29 tháng 6 năm 2020 Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Trường Đại học KHXH&NV Tp. Hồ Chí Minh đã tổ chức Hội thảo với chủ đề: Giải pháp nâng cao kỹ năng thích ứng với BĐKH trong sản xuất nông nghiệp cho nông dân Bến Tre giai đoạn 2019 – 2024 tầm nhìn 2030. Tham dự Hội thảo có đông đảo đại diện lãnh đạo các sở, ngành đoàn thể, các dự án, Trung tâm của tỉnh, huyện, Tp Bến Tre, phân hiệu ĐHQG Tp. Hồ Chí Minh tại Bến Tre, các trường cao đẳng trong tỉnh… 

 

TS Huỳnh Văn Chẩn khai mạc Hội thảo. Ảnh KT.

 

Phát biểu khai mạc hội thảo TS Huỳnh Văn Chẩn, Trưởng khoa Công tác Xã hội, Trường Đại học KHXH&NV Tp. Hồ Chí Minh, chủ nhiệm đề tài cho biết, tuy đề tài này thuộc lĩnh vực Khoa học nông nghiệp, tập trung nghiên cứu đánh giá kỹ năng thích ứng biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp (SXNN) của người dân Bến Tre. Nhưng qua khảo sát và đánh giá thực trạng ảnh hưởng của BĐKH đến SXNN tại tỉnh Bến Tre, xác định các yếu tố ảnh hưởng của BĐKH đến kỹ năng thích ứng của nông dân trong SXNN tại Bến Tre đề tài đã phát hiện, tiếp cận và quan tâm nghiên cứu đến các hệ lụy từ BĐKH đến các vấn đề xã hội như hôn nhân gia đình, vấn đề di dân… do đó trong phần đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao kỹ năng thích ứng của nông dân với BĐKH trong SXNN tại Bến Tre và kiểm chứng các giải pháp này đề tài luôn quan tâm, lắng nghe để cập nhật sát tình hình và có những nghiên cứu mà các đề tài về BĐKH trước đây chưa đề cập. Do đó hội thảo về “Giải pháp nâng cao kỹ năng thích ứng với BĐKH trong SXNN cho nông dân Bến Tre giai đoạn 2019 – 2024 tầm nhìn 2030” đã nhận được sự quan tâm đóng góp tham luận và trình bày kết quả nghiên cứu của nhiều nhà khoa học, nhà quản lý ở Tp HCM, Bến Tre...

 

Ths. Phạm Văn Luân, Trường Cao đẳng Bến Tre (đứng) đang giới thiệu mô hình lọc nước bằng phương pháp màng sinh học. Ảnh KT.

 

Tại hội thảo, đại biểu tham dự đã nghe trình bày 5 bài nghiên cứu gồm:  Những kỹ năng ứng phó với biến đổi khí hậu trong tình hình hiện nay do TS. Nguyễn Thị Quốc Minh, Trường Đại học KHXH&NV Tp. HCM báo cáo; Tác động BĐKH và giải pháp thích ứng do ThS. Võ Văn Ngoan, Sở TNMT tỉnh Bến Tre báo cáo; Thích ứng với BĐKH trong lĩnh vực nông nghiệp tỉnh Bến Tre do KS. Nguyễn Văn Nghiệp, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre báo cáo; Cách thức ứng phó với hạn mặn của người nông dân Bến Tre trong năm 2020 do TS. Ngô Văn Thạo, Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm Tp. HCM báo cáo và bài nghiên cứu Giải pháp nâng cao kỹ năng thích ứng của nông dân Bến Tre theo mô hình lọc nước màng sinh học trong điều kiện biến đổi khí hậu do Ths. Phạm Văn Luân, Trường Cao đẳng Bến Tre báo cáo. Trong phần thảo luận, các đại biểu đã đặt nhiều vấn đề liên quan đến các báo cáo của hội thảo.

 

Theo ông Lê Huy Phục, P.Chủ tịch Liên hiệp Các hội KHKT Bến Tre việc nâng cao kỹ năng thích ứng với BĐKH cho nông dân Bến Tre là rất cần thiết, nên vấn đề đặt ra của Đề tài cũng như của hội thảo ”Giải pháp nâng cao kỹ năng thích ứng với BĐKH trong SXNN cho nông dân Bến Tre giai đoạn 2019 – 2024 tầm nhìn 2030” là rất phù hợp. Bên cạnh các nội dung nghiên cứu lâu nay đã có rất cần quan tâm đến những tác động về mặt xã hội với những vấn đề nổi cộm không chỉ tại Bến Tre mà cả nơi khác, như chuyện dân Bến Tre đến An Giang mua đất canh tác ngày càng nhiều do những khó khăn và rủi ro khi làm ăn tại quê nhà, tỉnh An Giang đã đề xuất nhiệm vụ nghiên cứu để hướng dẫn người Bến Tre đến An Giang mua đất canh tác có phương án thực hiện cây trồng, vật nuôi đúng quy hoạch, đảm bảo sản xuất hiệu quả và bền vững, tránh những thiệt hại như đã xảy ra ở quê nhà. Từ cách đặt vấn đề này của An Giang đã đặt ra cho Bến Tre nhiều suy nghĩ về định hướng phát triển, sản xuất nông nghiệp tại chỗ như thế nào cho thích ứng.

 

Theo Ths. Phạm Văn Luân, Trường Cao đẳng Bến Tre, nâng cao kỹ năng thích ứng BĐKH cho nông dân Bến Tre là việc hết sức quan trọng trong bối cảnh hiện nay, bởi theo dự báo của các chuyên gia về môi trường cũng như những dấu hiệu của BĐKH trong những năm gần đây cho thấy ảnh hưởng của BĐKH ở Bến Tre có xu hướng ngày càng gay gắt hơn. Trong đó, nông nghiệp, nông dân Bến Tre là một trong những thành phần lớn nhất và chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Đặc biệt, vấn đề an ninh, an toàn nguồn tài nguyên nước, nhất là xâm nhập mặn và hạn hán là 2 vấn đề nổi cộm, bức xúc nhất. Thời gian qua đã có nhiều giải pháp với những mô hình mới, cách làm hay được triển khai giúp nông dân có thể thích ứng với những thay đổi về khí hậu, ứng phó với thiên tai ngày một gia tăng và khó lường.

 

Tuy nhiên, để các giải pháp này thật sự phát huy tác động, cần có phương án giúp nông dân có được kỹ năng nhận diện sâu hơn về đối tượng cũng như xu hướng của BÐKH từ những mô hình cụ thể, lấy yêu cầu đảm bảo tính bền vững của sản xuất nông nghiệp trước tác động của BÐKH, xâm nhập mặn, nước biển dâng là cơ sở để đánh giá hiệu quả kỹ năng thích ứng của nông dân trong điều kiện BĐKH, góp phần giảm thiểu tác động xấu của BĐKH đến khu vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân vốn là những đối tượng dễ bị tổn thương đầu tiên từ những thách thức của BĐKH gần đây có xu hướng ngày càng cực đoan. Tại hội thảo, Ths. Luân đã giới thiệu “Mô hình lọc nước bằng phương pháp màng sinh học quy mô hộ gia đình nông thôn” được thực hiện giai đoạn 1 vào năm học 2013-2014 nghiên cứu trong phòng thí nghiệm; giai đoạn 2 trong năm học 2014-2015 xây dựng mô hình trình diễn tại Tp Bến Tre và giai đoạn 3 từ năm học 2016-2017 đến 2017-2018 chuyển giao mô hình về phục vụ cho hộ nông dân ở các xã Tam Hiệp, huyện Bình Đại, xã An Thạnh, huyện Mỏ Cày Nam. Mô hình này đã đưa ra cách thức hướng dẫn người dân nông thôn cách tiếp cận, quan tâm tạo ra và bảo quản, sử dụng tiết kiệm nguồn nước mặt và thực hành ý thức vệ sinh cộng đồng, bảo vệ nguồn tài nguyên lưu vực sông MeKong qua nguồn nước sử dụng hàng ngày bằng những hành động thực tế với cách tiếp cận, khai thác tri thức bản địa liên quan đến nước: sử dụng nước mưa; dành ao hồ chứa nước thô, trồng mái dầm, thả lục bình đúng phương pháp để hạn chế rác, cặn, ô nhiễm nguồn nước ở các kênh, mương dẫn nước vào mương, hồ chưa nước thô phục vụ mô hình. TS. Nguyễn Thị Quốc Minh, Trường Đại học KHXH&NV Tp. HCM đánh giá cao mô hình này và cho rằng từ mô hình đã gợi mở ra nhiều vấn đề bổ ích trong quá trình nâng cao kỹ năng thích ứng BĐKH cho nông dân.

 

Tổng kết hội thảo, TS Huỳnh Văn Chẩn, chủ nhiệm đề tài đã ghi nhận và đánh giá cao các ý kiến thảo luận của đại biểu tại hội thảo, nhóm đề tài sẽ tiếp tục trao đổi với các tác giả, đại biểu dự hội thảo để tiếp thu, vận dụng vào quá trình đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao kỹ năng thích ứng của nông dân Bến Tre với BĐKH trong SXNN, góp phần cùng các ngành hữu quan và bà con nông dân Bến Tre có thể thích ứng một cách hiệu quả với BĐKH trong quá trình xây dựng và phát triển Bến Tre ngày càng giàu đẹp, văn minh vững bước trên đường hội nhập.

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Nghiệm thu đề tài “Tạo lập, quản lý, và phát triển chỉ dẫn địa lý “Thạnh Phú” cho sản phẩm gạo của huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo “Góp ý Quy trình kỹ thuật ương thuần dưỡng và nuôi thương phẩm cá bông lau trong ao đất tại Bến Tre”
• Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu thực trạng sụt lún, ngập úng và đề xuất giải pháp thích ứng tại xã đảo Hưng Phong, huyện Giồng Trôm”
• Quy định quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa
• Nghiệm thu đề tài “Khảo sát sự lưu hành của virus và đánh giá đáp ứng miễn dịch sau khi tiêm phòng vaccine viêm da nổi cục trên bò tại Bến Tre”
• Hội thảo “Một số giải pháp xây dựng sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu quy trình công nghệ và hệ thống thiết bị sơ chế, xử lý và bảo quản quả bưởi tươi phục vụ nội tiêu và xuất khẩu”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của kênh, rạch, mương trong chăn nuôi heo tại huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre”
• Công bố quy hoạch mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ công lập thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
• Khác biệt chưa biết về chỉ dẫn địa lý “Bến Tre” cho sản phẩm xoài Tứ Quý
• Phát hành hóa đơn điện tử ngay sau từng lần bán hàng xăng dầu
• Bến Tre: Tập huấn về cơ chế chi trả dựa vào kết quả - RBF và hướng dẫn nghiệm thu công trình khí sinh học trong chăn nuôi cho cán bộ kiểm tra chất lượng và thợ xây, thợ lắp đặt tại địa phương
• Hội thảo “Giải pháp khai thác hiệu quả các bãi bồi, cồn nổi ven sông trên địa bàn tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo “Nghiên cứu thực trạng sụt lún, ngập úng và đề xuất giải pháp thích ứng tại xã đảo Hưng Phong, huyện Giồng Trôm”
• Sản phẩm gạo “Thạnh Phú” được bảo hộ chỉ dẫn địa lý