Những vấn đề cần lưu ý trong sử dụng nước tưới cho cây trồng ở giai đoạn hạn hán xâm nhập mặn

Hạn hán, xâm nhập mặn làm cho tình trạng thiếu nước tưới diễn ra trên diện rộng. Việc quản lý nước tưới rất cần thiết trong giai đoạn này. Để có được nước tưới sử dụng cho cây trồng người dân đã phải khoan giếng hoặc đổi nước ngọt để tưới, tuy nhiên việc đổi nước tưới gây tốn kém không ít. Có nhiều trường hợp đổi nước tưới vẫn không mang lại hiệu quả kỹ thuật cả hiệu quả kinh tế.

 

Đối với trường hợp khoan giếng, đây cũng không phải là giải pháp an toàn và hiệu quả. Ngoài việc nhà nước nghiêm cấm khoan giếng thì chất lượng nước giếng khoan cũng chưa đảm bảo cho cây trồng sinh trưởng tốt. Trong nước giếng khoan, nước bị nhiễm phèn, chỉ số pH nước được xác định dưới 6, Trong khi nước tưới đạt yêu cầu pH phải từ 6-8. Bên cạnh đó, nước giếng khoan có  khả năng bị nhiễm kim loại nặng như Pb, As. Theo tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 39:2001/BTNMT về chất lượng nước dùng cho tưới tiêu như bảng 1 cho thấy hàm lượng kim loại nặng Asen trong nước giếng (0,0873 mg/l) vượt ngưỡng cho phép (Hình 1). Nếu sử dụng nước này tưới cho cây, một số loại cây như: sầu riêng, chôm chôm, mai vàng và một số loại cây mẫn cảm khác sẽ bị cháy lá, sinh trưởng cũng bị ảnh hưởng. Mặc khác, khi sử dụng nguồn nước giếng khoan này để tưới lâu dài, các kim loại nặng sẽ tích lũy vào đất, làm phá vỡ kết cấu của đất, khi đó bón phân vào đất cây sẽ không hấp thu được.

 


 

 

Hình 1: Kết quả kiểm tra hàm lượng kim loại nặng trong nước giếng.

 

Trong điều kiện hạn hán, xâm nhập mặn. Người sản xuất nông nghiệp có thể trữ nước ở mức tối đa có thể. Việc trữ nước ngọt để tưới kết hợp với các giải pháp tưới tiết kiệm và sử dụng các loại phân bón, hoạt chất tăng cường chống chịu mặn cho cây trồng như canxi, silic, Brassinoterolide, nấm rễ cộng sinh được xem là giải pháp hữu hiệu. Trong quá trình trữ nước ngọt, chúng ta cần lưu ý các vấn đề sau:

 

1. Kiểm tra nguồn nước trước khi bơm vào dự trữ, nước dự trữ phải tuyệt đối không bị nhiễm mặn. Nếu nguồn nước dự trữ bị nhiễm mặn, khi gặp điều kiện nắng nóng, nước bốc hơi, độ mặn của nước sẽ tăng lên.

 

2. Khi trữ nước ở các mương vườn cần phải lót bạt, tránh để nước mặn bên ngoài thấm dần vào trong quá trình dự trữ. Đối với vườn cây ăn trái, việc trữ nước ở các mương liếp cần phải tạo độ thoáng cho đất, tránh trường hợp để bị nén chặt làm ảnh hưởng sự hô hấp của rễ cây.

 

Lót bạt và trữ nước ngọt phục vụ tưới cây.

 

3. Đối với người dân sản xuất cây giống, hoa kiểng, cần tính toán rút ngắn diện tích đất cần thiết đủ để trữ nước (khoảng 15% diện tích đất canh tác).

 

4. Trước khi tưới cần kiểm tra lại độ mặn của nước, tránh trường hợp bị rò rĩ nước mặn trong thời gian dự trữ.

 

Để việc dự trữ nước đảm bảo không bị thiếu hụt trong mùa hạn mặn thì người sản xuất cần tính toán lượng nước cần thiết cho vườn cây để có kế hoạch trữ nước hợp lý. Qua kết quả khả sát nông hộ, đối với vườn cây ăn trái như sầu riêng, chôm chôm có đường kính tán từ 3m thì mỗi ngày phải cần 10 lít nước cho mỗi gốc kết hợp tủ gốc để giúp cây giữ ẩm. Tuy nhiên mỗi tuần phải có 1 đợt tưới đẫm cho cây (100 lít/gốc) nhằm giúp cho đất thấm nước, khi đất đủ ẩm ở tầng dưới của đất sẽ hạn chế được việc sinh phèn  từ dưới lên và hạn chế sự thẩm thấu nước mặn từ bên ngoài vào gây ảnh hưởng đến cây.

 

Giả sử người sản xuất có 1.000 m2 trồng cây sầu riêng, chôm chôm có đường kính tán từ 3m và trồng với khoảng cách 8x8m (16 cây) thì lượng nước cần tưới được tính như sau:

 

 

 

Như vậy, với 1.000 m2 (16 cây) để tưới trong 28 ngày cần phải dự trữ lượng nước là: 16 cây x 768 lít/cây = 12.288 lít (12,3 m3).

Với lượng nước này, thì mỗi 1.000 m2 đất trồng cây ăn trái như chôm chôm, sầu riêng cần thiết kế hố để lót bạt chứa nước có kích thước (dài, rộng, sâu) tương ứng 8m; 1m; 1,6m. Người trồng cây ăn trái có thể cập nhật thời gian kéo dài của hạn mặn để tính toán lượng nước cần dự trữ đủ để tưới cho cây từ đó tận dụng các mương líp có sẵn trong vườn, tận dụng các khoảng đất trống hoặc rút ngắn 5% -10% diện tích đất trồng để trữ nước sử dụng tưới cho cây trồng trong mùa hạn mặn. Nếu rút ngắn 5% diện tích đất thì 1.000 m2 sẽ có diện tích bề mặt là 50 m2, khi đào hố âm mặt đất 2m và trên mặt đất cao 0,5m người sản xuất sẽ có được hố chứa nước có thể tích (50m2 x 2,5 m = 125 m3) để dự trữ nước tưới cho cây trồng. Trong thời gian hạn mặn cần lưu ý: Không sử dụng nước từ các mương vườn khi chiều cao mặt nước còn 0,5m nhằm hạn chế nước mặn từ bên ngoài thẩu thấu vào liếp vườn và giảm hiện tượng mao dẫn phèn gây hại hệ thống rễ cây.

 

 

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Nâng cao năng suất nuôi tôm rừng và tôm quảng canh
• Bến Tre nỗ lực thực hiện sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia
• Công nghệ khí hậu-xu hướng công nghệ trong năm 2024
• Thành quả của Trung tâm điều hành thông minh sau một năm vận hành
• Bến Tre tập trung đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong xây dựng nông thôn mới
• Tiêu sợi huyết - phương pháp vàng trong cấp cứu đột quỵ
• Hoa hậu chuyên nuôi tôm công nghệ cao Phan Thị Mỹ Linh
• Hiệu quả từ mô hình phục hồi vườn dừa bị thiệt hại do dịch hại sâu đầu đen
• Quy trình phòng chống hạn mặn trong chăn nuôi
• Đẩy mạnh phát triển vườn dừa hữu cơ, kinh tế hợp tác trong ngành dừa trên địa bàn tỉnh
• Các chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp huyện Thạnh Phú đạt nhiều thành quả nổi bật
• Giồng Trôm xây dựng vùng sản xuất tập trung gắn với hoàn thiện chuỗi giá trị dừa
• Mỏ Cày Nam ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo trong chuyển đổi số và đào tạo nhân lực trong nông nghiệp, nông thôn
• Tăng thu nhập nhờ mạnh dạn đa dạng hóa đối tượng nuôi
• Quản lý bệnh héo xanh trên cúc mâm xôi