Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu cấp cứu thành công một ca bị nhồi máu cơ tim cấp

Dưới sự giám sát, hỗ trợ, chuyển giao kỹ thuật trực tiếp từ Tiến sĩ Ngô Minh Hùng – Phó Khoa Tim mạch can thiệp, Bệnh viện Chợ Rẫy, ngày 15/12/2020, êkip can thiệp mạch vành của Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu do bác sỹ Lê Mộng Toàn làm trưởng êkip đã tiến hành đặt stent mạch vành cấp cứu thành công 1 ca bệnh bị nhồi máu cơ tim cấp.

 

Bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy giám sát phẩu thuật can thiệp bằng hệ thống máy DSA tại Bệnh viện Nguyễn Đình chiểu.

 

Bệnh nhân Nguyễn Thị B (70 tuổi) ngụ ấp Tân Điền, xã Thành Thới B, huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre nhập viện trong tình trạng đau ngực dữ dội ở vùng sau xương ức, khó thở, tê tay. Khi nhập viện cấp cứu, bệnh nhân tỉnh, thở dễ, còn đau ngực nhiều, sinh hiệu ổn, nhịp tim 52 lần/phút, huyết áp 120/70mmHg (Milimet thủy ngân). Quá trình tiếp nhận, thăm khám và làm các cận lâm sàng cơ bản, các bác sỹ phát hiện men tim bệnh nhân tăng, điện tâm đồ có dấu hiệu nhồi máu cơ tim cấp (giờ thứ 2). Hội chẩn với Tiến sĩ Ngô Minh Hùng đang công tác tại Bến Tre, êkip tim mạch can thiệp thống nhất can thiệp cấp cứu cho bệnh nhân tranh thủ nguyên tắc thời gian vàng trong cấp cứu bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp. Đối với những trường hợp này, nếu cấp cứu muộn, sau 12 giờ thì khả năng tai biến nặng và nguy cơ tử vong là rất cao. 

 

Bác sỹ Lê Mộng Toàn – Trưởng khoa tim mạch lão học, Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu, là người trực tiếp thực hiện ca thủ thuật dưới sự giám sát của Tiến sĩ Ngô Minh Hùng – Phó khoa tim mạch, Bệnh viện Chợ Rẫy. Quá trình chụp mạch vành bằng hệ thống máy DSA, các bác sỹ phát hiện động mạch vành phải bị tắc nghẽn do huyết khối. Sau 30 phút, bác sĩ đã khai thông dòng chảy và đặt stent vào động mạch vành phải, khôi phục lại dòng chảy mạch vành bình thường cho bệnh nhân.

 

Bác sỹ Lê Mộng Toàn – Trưởng khoa tim mạch lão học, bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu cho biết: Sau can thiệp, bệnh nhân ổn, bớt đau ngực, mạch, huyết áp ổn định. Với việc thực hiện phẩu thuật bằng hệ thống máy DSA, thủ thuật đặt stent mạch vành, bệnh nhân không bị mất sức và hồi phục sức khỏe rất nhanh, vì vết mổ để đặt ống thông tim gần như khó nhận ra vì rất nhỏ. So với trước đây phải phẩu thuật mở, bệnh nhân phải trải qua phẫu thuật nặng nề, dễ tai biến, lại lâu hồi phục sức khỏe, điều này đặc biệt quan trọng đối với những người cao tuổi.

 

Bà Nguyễn Thị B cho biết: chỉ sau phẩu thuật 1 ngày, sức khỏe của bà đã tốt hơn rất nhiều, bà có thể ngồi dậy được và ăn uống bình thường. Vết mổ gần như không đau.

 

Được biết, từ khi đơn vị Tim mạch can thiệp của bệnh viện đi vào hoạt động từ tháng 10/2020 đến nay, êkíp Bệnh viện Chợ Rẫy đã có 6 đợt chuyển giao kỹ thuật với 43 trường hợp bệnh nhân trong chương trình được chụp và can thiệp thành công tại tuyến tỉnh, điều này mở ra một đột phá mới trong lĩnh vực y học của tỉnh nhà, góp phần giúp người bệnh tiếp cận kĩ thuật cao ngay tại địa phương, giảm chi phí điều trị, tăng cơ hội cho bệnh nhân được cứu sống, nhất là đối với những bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim, đột quỵ…. đồng thời cũng góp phần giảm quá tải cho tuyến y tế trung ương.

 

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Công nghệ IOT cho hệ thống chiếu sáng thông minh
• Trí tuệ nhân tạo tạo sinh
• Bến Tre triển khai thực hiện Chiến lược phát triển năng lượng hydrogen của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
• Công nghệ bán dẫn và ngành công nghiệp bán dẫn
• Công nghệ vũ trụ ảo-metaverse
• Các lĩnh vực công nghệ tối quan trọng, cuộc chạy đua giữa các cường quốc
• Công nghệ năng lượng xanh
• Công nghệ mới nổi: Hydro xanh
• Xu hướng các công nghệ mới nổi
• Tiềm năng phát triển nền kinh tế nông nghiệp tuần hoàn ở Bến Tre
• Tiềm lực ngành tôm năm 2022
• Phát triển nông nghiệp tích hợp đa giá trị từ vườn dừa
• Kinh tế sông gắn phát triển đô thị
• Cải tiến máy xay tàu lá dừa góp phần vào chuỗi liên kết nâng cao giá trị nông sản theo hướng hữu cơ bền vững
• Ba Tri Tổ chức Chương trình tuyên truyền thông điệp và Phát động hưởng ứng Ngày chuyển đổi số quốc gia năm 2022