Hội thảo “phát triển mô hình nuôi tôm 02 giai đoạn” tại huyện Thạnh Phú

Chiều ngày 22/01/2021, Ủy ban nhân dân huyện Thạnh Phú tổ chức hội thảo “Phát triển mô hình nuôi tôm 02 giai đoạn” trên địa bàn huyện.

 

Dự hội thảo có Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Huỳnh Văn Cung, Bí thư Huyện ủy Lê Văn Khê, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Đào Công Thương.

 

Huyện Thạnh Phú có tổng diện tích nuôi thủy sản là 18.350 ha. Trong đó, diện tích nuôi nước lợ, mặn 14.500 ha, diện tích thâm canh, bán thâm canh 3.620 ha. Tổng sản lượng thủy sản ước 27.556 tấn.

 

Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Đào Công Thương phát biểu.

 

Trong những năm gần đây, việc đầu tư cho nghề nuôi tôm biển của người dân được nâng cao, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để nâng cao năng suất, giá trị tôm biển. Nhiều mô hình mới được áp dụng như: nuôi tôm trong ao lót bạt, nuôi có mái che, nuôi trong nhà kín...

 

Đặc biệt, mô hình nuôi tôm công nghệ cao 02 giai đoạn tại huyện cho thấy hiệu quả cao. Huyện đang xây dựng nhiều khu nuôi tại các xã An Điền, An Qui, Giao Thạnh, Mỹ An, An Nhơn, Thạnh Hải, Thạnh Phong... với tổng diện tích gần 400 ha. Năng suất bình quân đạt 60 đến 70 tấn/ha mặt nước, lợi nhuận trung bình từ 700 đến 800 triệu đồng mỗi vụ.

 

Năm 2021, huyện Thạnh Phú đề ra mục tiêu phấn đấu nâng diện tích nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao 02 giai đoạn đạt từ 700 đến 800 ha; nâng tổng sản lượng thủy sản 42.300 tấn, trong đó sản lượng tôm biển đạt 28.800 tấn.

 

Tại hội thảo đại biểu được nghe báo cáo chuyên đề “Ứng dụng công nghệ nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm và đề xuất giải pháp phát triển nuôi tôm 02 giai đoạn” của Công ty Cổ phần CP Việt Nam; nghe các Ngân hàng giới thiệu về gói hỗ trợ nhu cầu vay vốn cho các hộ dân... Đồng thời, đại biểu có ý kiến nhiều nội dung liên quan đến mô hình nuôi tôm 02 giai đoạn như: cần đầu tư hệ thống điện, hạ tầng giao thông nông thôn phục vụ phát triển ngành nuôi tôm; hỗ trợ con giống chất lượng cao cho các hợp tác xã; giới thiệu các mô hình nuôi tôm hiệu quả đến người dân; có sự liên kết giữa các doanh nghiệp với hộ nông dân để tạo đầu ra ổn định cho con tôm, nhất là về giá; kêu gọi đầu tư xây dựng nhà máy chế biến tôm...

 

Đại biểu là doanh nghiệp nêu ý kiến tại hội thảo.

 

Phát biểu tại hội thảo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Đào Công Thương ghi nhận các ý kiến, đề xuất của doanh nghiệp và các hộ nông dân. Ủy ban nhân dân huyện sẽ chỉ đạo các ngành liên quan cùng tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc còn tồn tại. 

 

Để phát triển 1.500 ha nuôi tôm công nghệ cao trong giai đoạn tới, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện đề nghị các ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các xã cần tập trung thực hiện các công việc như: xây dựng vùng quy hoạch để phát triển mô hình nuôi tôm công nghệ cao; đầu tư hệ thống điện, hạ tầng giao thông nông thôn phục vụ chuỗi nuôi tôm công nghệ cao; phối hợp cách doanh nghiệp đào tạo nguồn nhân lực; nhân rộng các mô hình nuôi tôm công nghệ cao hiệu quả; xây dựng các tổ hợp tác, hợp tác xã để liên kết trong nuôi tôm.

 

 

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Nghiệm thu đề tài “Tạo lập, quản lý, và phát triển chỉ dẫn địa lý “Thạnh Phú” cho sản phẩm gạo của huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo “Góp ý Quy trình kỹ thuật ương thuần dưỡng và nuôi thương phẩm cá bông lau trong ao đất tại Bến Tre”
• Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu thực trạng sụt lún, ngập úng và đề xuất giải pháp thích ứng tại xã đảo Hưng Phong, huyện Giồng Trôm”
• Quy định quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa
• Nghiệm thu đề tài “Khảo sát sự lưu hành của virus và đánh giá đáp ứng miễn dịch sau khi tiêm phòng vaccine viêm da nổi cục trên bò tại Bến Tre”
• Hội thảo “Một số giải pháp xây dựng sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu quy trình công nghệ và hệ thống thiết bị sơ chế, xử lý và bảo quản quả bưởi tươi phục vụ nội tiêu và xuất khẩu”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của kênh, rạch, mương trong chăn nuôi heo tại huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre”
• Công bố quy hoạch mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ công lập thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
• Khác biệt chưa biết về chỉ dẫn địa lý “Bến Tre” cho sản phẩm xoài Tứ Quý
• Phát hành hóa đơn điện tử ngay sau từng lần bán hàng xăng dầu
• Bến Tre: Tập huấn về cơ chế chi trả dựa vào kết quả - RBF và hướng dẫn nghiệm thu công trình khí sinh học trong chăn nuôi cho cán bộ kiểm tra chất lượng và thợ xây, thợ lắp đặt tại địa phương
• Hội thảo “Giải pháp khai thác hiệu quả các bãi bồi, cồn nổi ven sông trên địa bàn tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo “Nghiên cứu thực trạng sụt lún, ngập úng và đề xuất giải pháp thích ứng tại xã đảo Hưng Phong, huyện Giồng Trôm”
• Sản phẩm gạo “Thạnh Phú” được bảo hộ chỉ dẫn địa lý