Chính sách khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo tạo động lực Bến Tre tăng trưởng từ 2021

Sau đại hội XI, khí thế và quyết tâm chính trị của hệ thống chính trị và nhân dân rất cao, Lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ(KH&CN) tỉnh đã nhận diện, xác định rõ các chính sách khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST) của trung ương tạo động lực để tỉnh Bến Tre tăng trưởng và phát triển tỉnh bắt đầu từ năm 2021.

 

KH,CN&ĐMST


Từng tập thể, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ngành KH&CN đã tiến hành rà soát, nhận diện và xác định rõ các chính sách KH,CN&ĐMST cốt lõi nhất nhằm hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của năm 2021 và làm động lực cho Tỉnh nhà tăng trưởng, phát triển bắt đầu từ năm 2021 có thể kể đến các chính sách KH,CN&ĐMST của Trung ương cụ thể sau đây.

 

Ngày 11/01/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định 36/QĐ-TTg về việc ban hành Kế hoạch tổng thể nâng cao năng suất dựa trên nền tảng KH,CNĐMST giai đoạn 2021-2030. Cụ thể, Kế hoạch đặt mục tiêu đến năm 2025, đóng góp của KH&CN thông qua TFP, đóng góp khoảng 45% vào tăng trưởng kinh tế; Từ 12-15 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoàn thành việc xây dựng và triển khai kế hoạch nâng cao năng suất dựa trên nền tảng KH,CNĐMST; Từ 3-5 tập đoàn, tổng công ty triển khai xây dựng và thực hiện kế hoạch năng suất. Bên cạnh đó, phấn đấu đến năm 2030, góp phần đạt mục tiêu tăng năng suất lao động bình quân trên 7,5%/năm; Tối thiểu 500 doanh nghiệp nhỏ và vừa của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng và triển khai các dự án điểm về cải tiến năng suất, tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng KH,CNĐMST nâng cao năng suất. Để đạt được những chỉ tiêu trên, Chính phủ yêu cầu gắn kết chặt chẽ nội dung về năng suất với các đề án, nhiệm vụ của các chương trình KH&CN cấp quốc gia bao gồm: Đề án Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia; Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia;Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao; Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia;…

 

Ngày 16/12/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định 2117/QĐ-TTg về việc ban hành Danh mục công nghệ ưu tiên nghiên cứu, phát triển và ứng dụng để chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư(4.0) nhằm mục đích định hướng, ưu tiên bố trí nguồn lực cho hoạt động nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ với 37 trong 04 lĩnh vực gồm: công nghệ số, vật lý, công nghệ sinh học và lĩnh vực công nghệ năng lượng và môi trường.

 

 

Đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thăm Công ty TNHH Chế biến dừa Lương Qưới là Doanh nghiệp khoa học và công nghệ của tỉnh Bến Tre.

 

Tiếp đến ngày 30/12 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 38/2020/QĐ-TTg về Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển. Cụ thể, có 99 công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển gồm: Công nghệ trí tuệ nhân tạo; công nghệ Internet kết nối vạn vật; công nghệ tin sinh học; công nghệ in 3D tiên tiến… Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển gồm 107 công nghệ như: Thẻ thông minh; dịch vụ tư vấn, thiết kế và cho thuê hệ thống công nghệ thông tin; hệ thống, thiết bị giáo dục và đào tạo thông minh; sản phẩm, giải pháp công nghệ giải trình tự gen thế hệ mới… trong đó có toàn bộ 37công nghệ ưu tiên nghiên cứu, phát triển và ứng dụng để chủ động tham gia 4.0.

 

Đáng lưu ý, Nghị quyết 01 ngày 01/01/2021 của Chính phủ nhấn mạnh yêu cầu phát triển mạnh mẽ KH,CNĐMST và chuyển đổi số để tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. “Đổi mới, sáng tạo” được đưa vào phương châm hành động của Chính phủ và cụm từ “đổi mới sáng tạo”, “khởi nghiệp sáng tạo” được nhắc tới 8 lần. Cụ thể, thúc đẩy chuyển đổi số toàn diện, xây dựng và hoàn thiện khung khổ pháp lý cho các loại hình kinh doanh mới, kinh tế số, cung cấp dịch vụ công. Ban hành chính sách thử nghiệm (Sandbox) các sản phẩm, giải pháp, dịch vụ, mô hình kinh doanh, công nghệ mới, như: kinh tế chia sẻ, kinh tế ban đêm, đô thị thông minh,… đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển của nền kinh tế. Đẩy nhanh và triển khai toàn diện chương trình hỗ trợ chuyển đổi số cho doanh nghiệp Việt Nam, trong đó chú trọng doanh nghiệp nhỏ và vừa. Xây dựng hạ tầng kinh tế số, xã hội số, hạ tầng kết nối thông minh, phát triển trí tuệ nhân tạo, internet vạn vật. Từng bước hình thành hạ tầng mạng thông tin di động 5G. Tăng cường sử dụng chung cơ sở hạ tầng công nghệ số và truyền thông, nền tảng dùng chung. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số gắn với hoàn thiện thể chế, tái cấu trúc quy trình nghiệp vụ, bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng.

 

Ngày 31/12/2020, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 2289/QĐ-TTg ban hành Chiến lược quốc gia về 4.0 đến năm 2030. Mục tiêu tổng quát của Chiến lược là chủ động tận dụng có hiệu quả các cơ hội của 4.0; cơ bản làm chủ và ứng dụng rộng rãi công nghệ mới trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội; từng bước sáng tạo được công nghệ mới nhằm thúc đẩy quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với thực hiện các đột phá chiến lược và hiện đại hóa đất nước; phát triển mạnh mẽ kinh tế số. Đồng thời, Chiến lược đề ra mục tiêu phát triển nhanh và bền vững dựa trên KH,CN&ĐMST và nhân lực chất lượng cao; nâng cao chất lượng cuộc sống, phúc lợi và sức khỏe của người dân; bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường sinh thái; nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế và gắn kết chặt chẽ quá trình ứng dụng 4.0 với công tác bảo vệ an ninh mạng. Đến năm 2030 duy trì xếp hạng Đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) thuộc nhóm 40 nước dẫn đầu thế giới; chỉ số An toàn, an ninh mạng toàn cầu của Liên hiệp Viễn thông quốc tế (ITU) thuộc nhóm 30 nước đứng đầu; chỉ số Chính phủ điện tử theo xếp hạng của Liên hợp quốc thuộc nhóm 50 nước đứng đầu. Kinh tế số chiếm khoảng 30% GDP; năng suất lao động tăng bình quân trên 7,5%/năm; phổ cập dịch vụ mạng Internet băng rộng cáp quang; phổ cập dịch vụ mạng di động 5G; hoàn thành xây dựng Chính phủ số; hình thành một số chuỗi đô thị thông minh tại các khu vực kinh tế trọng điểm phía Bắc, phía Nam và miền Trung; từng bước kết nối với mạng lưới đô thị thông minh trong khu vực và thế giới. Định hướng của Chiến lược là nâng cao chất lượng thể chế và năng lực xây dựng chính sách; phát triển hạ tầng kết nối, xây dựng và khai thác cơ sở dữ liệu; phát triển nguồn nhân lực; xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số; phát triển và nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo quốc gia; đầu tư, nghiên cứu, phát triển một số công nghệ ưu tiên để chủ động tham gia 4.0; mở rộng hợp tác quốc tế và hội nhập về KH&CN, nhất là trong các lĩnh vực công nghệ ưu tiên để chủ động tham gia 4.0.

 

Đây là các văn bản quan trọng làm cơ sở pháp lý cho Bến Tre thu hút, huy động các nhà đầu tư có tiềm lực tài chính lớn và công nghệ cao đầu tư vào lĩnh vực có thế mạnh, lợi thế của tỉnh tạo động lực lõi để Bến Tre tăng trưởng, phát triển bắt đầu từ năm 2021 và các năm tiếp theo.

 

Hỗ trợ DN


Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016-2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 1062/QĐ-TTg ngày 14/6/2016. Một trong những mục tiêu của Chương trình là đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ về sở hữu trí tuệ cho khoảng 1.000 cá nhân, tập trung vào các viện nghiên cứu, trường đại học và doanh nghiệp. Chương trình cũng hướng đến mục tiêu nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân về tài sản trí tuệ trong hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam; hỗ trợ khai thác, áp dụng vào thực tiễn cho ít nhất 50 sáng chế/giải pháp hữu ích của Việt Nam; hỗ trợ bảo hộ, quản lý và phát triển quyền sở hữu trí tuệ cho ít nhất 70 sản phẩm đặc thù của địa phương, sản phẩm làng nghề mang địa danh; hỗ trợ ít nhất 100 doanh nghiệp, tổ chức KH&CN trong việc xây dựng và triển khai mô hình quản lý và phát triển tài sản trí tuệ; hỗ trợ đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở trong và ngoài nước đối với các sản phẩm quốc gia được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Để đạt được mục tiêu trên, Chương trình sẽ hỗ trợ thiết kế, xây dựng bộ công cụ tra cứu, các gói thông tin sở hữu trí tuệ chuyên ngành và hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tiếp cận, khai thác thông tin sở hữu trí tuệ; hỗ trợ xây dựng và triển khai mô hình quản lý và phát triển tài sản trí tuệ trong các doanh nghiệp và tổ chức KH&CN: Tổ chức bộ phận chuyên môn về tài sản trí tuệ; xây dựng và triển khai quy trình phát hiện, thống kê, đánh giá, quản lý tài sản trí tuệ. Chương trình cũng hỗ trợ đăng ký bảo hộ, quản lý và bảo vệ tài sản trí tuệ. Theo đó, đăng ký bảo hộ trong và ngoài nước đối với các sản phẩm, dịch vụ, ưu tiên các đối tượng là kết quả nghiên cứu khoa học, sản phẩm chủ lực, sản phẩm quốc gia, kiểu dáng sản phẩm và giống cây trồng mới; quản lý và phát triển tài sản trí tuệ đối với các sản phẩm đặc thù của địa phương mang địa danh đã được bảo hộ chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể; tổ chức triển khai các biện pháp bảo vệ và nâng cao hiệu quả hoạt động thực thi quyền sở hữu trí tuệ. Đồng thời, Chương trình sẽ giới thiệu, quảng bá và triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại khác cho các tài sản trí tuệ của Việt Nam ở trong và ngoài nước; hỗ trợ khai thác, nâng cao giá trị và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm, dịch vụ được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; hỗ trợ thành lập và vận hành các DN, tổ chức khai thác, thương mại hóa tài sản trí tuệ...

 

Mục tiêu chung Chương trình nhằm hỗ trợ DN nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa (năng suất chất lượng) theo Quyết định 1322 ngày 31/8/2020 của Thủ tướng trên cơ sở áp dụng các giải pháp về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng, góp phần nâng tỷ trọng đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp vào tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Giai đoạn 2021-2025, tỷ lệ hài hòa của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia với tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực đạt khoảng 65%; đào tạo, chứng nhận đạt tiêu chuẩn cho khoảng 600 chuyên gia năng suất chất lượng tại các bộ, cơ quan, địa phương và DN. Giai đoạn 2026-2030, tỷ lệ hài hòa của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia với tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực đạt khoảng 70-75%; đào tạo, chứng nhận đạt tiêu chuẩn cho khoảng 1.000 chuyên gia năng suất chất lượng, trong đó có khoảng 200 chuyên gia được chứng nhận đạt trình độ khu vực và quốc tế. Giai đoạn 2021-2030, số DN được hỗ trợ các giải pháp nâng cao năng suất và chất lượng hàng năm tăng từ 10-15%, trong đó, số giấy chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 và số giấy chứng nhận Hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 cấp cho DN tăng ít nhất 10% so với giai đoạn 2011-2020; có ít nhất 100 DN được hướng dẫn áp dụng đồng bộ các giải pháp nâng cao năng suất chất lượng, trở thành mô hình điểm để chia sẻ, nhân rộng trên toàn quốc. Để đạt được các mục tiêu trên, Chương trình đề ra nhiệm vụ và giải pháp hoàn thiện cơ chế, chính sách thúc đẩy hoạt động nâng cao năng suất chất lượng. Nghiên cứu đề xuất cơ chế, chính sách, các giải pháp về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo thúc đẩy, nâng cao năng suất quốc gia, ngành, địa phương và DN trong quá trình tái cấu trúc nền kinh tế. Đồng thời, tăng cường công tác thông tin, truyền thông về năng suất chất lượng. Đẩy mạnh phổ biến, hướng dẫn áp dụng các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng, nhất là các công cụ hỗ trợ cho sản xuất thông minh, dịch vụ thông minh vào DN. Tôn vinh, khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích cao trong hoạt động nâng cao năng suất chất lượng. Khuyến khích, hỗ trợ DN tham gia các hoạt động của Giải thưởng chất lượng quốc gia. Bên cạnh đó, hỗ trợ DN áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng cơ bản, đẩy mạnh áp dụng các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng đặc thù cho ngành, lĩnh vực, tiêu chuẩn về các hệ thống quản lý mới được công bố. Hỗ trợ DN áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa, áp dụng thực hành nông nghiệp tốt (G.A.P), thực hành sản xuất nông nghiệp hữu cơ, năng suất xanh...

 

Ngày11/12/2020, Bộ KH&CN đã ban hành Thông tư 07/2020/TT-BKHCN hướng dẫn việc thành lập cơ sở ươm tạo DN nhỏ và vừa, cơ sở kỹ thuật hỗ trợ DN nhỏ và vừa, khu làm việc chung hỗ trợ DN nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo. Cơ sở ươm tạo có chức năng hỗ trợ máy móc, trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật để hoàn thành ý tưởng kinh doanh, hoàn thiện công nghệ, có quy trình ươm tạo DN nhỏ và vừa. Cơ sở kỹ thuật sẽ hỗ trợ các trang thiết bị dùng chung để hoàn thiện sản phẩm, hàng hóa. Khu làm việc chung cung cấp không gian làm việc chung, không gian trưng bày sản phẩm, tiện ích văn phòng…

 

Cơ cấu tổ chức của bộ máy đối với cơ sở ươm tạo phải đáp ứng: Người đứng đầu các cơ sở phải có trình độ đại học trở lên, có kinh nghiệm công tác liên quan tới một trong các lĩnh vực: đầu tư, tài chính, hỗ trợ phát triển DN, ươm tạo DN, ươm tạo công nghệ; Đội ngũ chuyên gia tư vấn có lý lịch khoa học và hợp đồng chuyên gia với cơ sở ươm tạo;

 

Ngoài ra cần phải có đội ngũ nhân lực để vận hành các máy móc, trang thiết bị… cũng như hạ tầng vật chất-kỹ thuật đáp ứng các yêu cầu theo quy định. Cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật, khu làm việc chung báo cáo tình hình hoạt động và gửi về cơ quan chuyên môn về khoa học và công nghệ thuộc UBND tỉnh nơi đặt trụ sở chính trước ngày 5/12 hằng năm. Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12/02/2021.

 

Các văn bản trên mở ra cơ hội lớn để thúc đẩy các DN nhỏ và vừa chiếm đại đa số của Bến Tre đầu tư vào hoạt động ươm tạo DN, ươm tạo KH,CN&ĐMST và phát triển DN của tỉnh nhà.

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Công nghệ IOT cho hệ thống chiếu sáng thông minh
• Trí tuệ nhân tạo tạo sinh
• Bến Tre triển khai thực hiện Chiến lược phát triển năng lượng hydrogen của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
• Công nghệ bán dẫn và ngành công nghiệp bán dẫn
• Công nghệ vũ trụ ảo-metaverse
• Các lĩnh vực công nghệ tối quan trọng, cuộc chạy đua giữa các cường quốc
• Công nghệ năng lượng xanh
• Công nghệ mới nổi: Hydro xanh
• Xu hướng các công nghệ mới nổi
• Tiềm năng phát triển nền kinh tế nông nghiệp tuần hoàn ở Bến Tre
• Tiềm lực ngành tôm năm 2022
• Phát triển nông nghiệp tích hợp đa giá trị từ vườn dừa
• Kinh tế sông gắn phát triển đô thị
• Cải tiến máy xay tàu lá dừa góp phần vào chuỗi liên kết nâng cao giá trị nông sản theo hướng hữu cơ bền vững
• Ba Tri Tổ chức Chương trình tuyên truyền thông điệp và Phát động hưởng ứng Ngày chuyển đổi số quốc gia năm 2022