Lấn biển phát triển điện gió ngoài khơi xa Bến Tre

Giai đoạn 2020 – 2025, Bến Tre lấn biển phát triển chiến lược hướng Đông – nơi có biển Đông giàu tiềm năng chưa khai mở nhiều, trong đó: phát triển năng lượng tái tạo là một trong các nội dung không thể thiếu của chiến lược hướng Đông, ưu tiên phát triển điện gió ngoài khơi và đang tiến đến quy mô điện gió ngoài khơi xa.

 

Điện gió Bến Tre

 

Quy hoạch phát triển điện gió tỉnh Bến Tre giai đoạn đến 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã quy hoạch khu vực tiềm năng phát triển dự án điện gió với 03 vùng quy hoạch, cụ thể như sau:

 

Vùng 1 có khu vực phân bố: bãi bồi, ven biển huyện Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú với diện tích là 32.340 ha, công suất dự kiến 1.250 MW, vận tốc gió trung bình/năm 6,6 m/s.

 

Vùng 2 thuộc phần đất liền huyện Thạnh Phú, diện tích 3.710 ha, công suất 150 MW, vận tốc gió trung bình/năm 6,4 m/s.

 

Vùng 3 khu vực phân bố là phần đất liền huyện Bình Đại có diện tích là 3.300 ha, công suất dự kiến 1.20 MW, vận tốc gió trung bình/năm 6,6 m/s.

 

Tổng diện tích 3 vùng là 39.350 ha với công suất dự kiến 1.520 MW.

 

Thủ tướng Chính phủ đã có Công văn số: 795/TTg-CN ngày 25/6/2020 của Về việc bổ sung danh mục các dự án điện gió vào quy hoạch phát triển điện lực, trong đó tỉnh Bến Tre có 13 dự án.

 

Theo https://www.eia.gov, nhiên liệu hóa thạch phát thải trung bình 500 tấn CO2, 1,1 tấn sulphur dioxide (SO2) và 0,7 tấn nitrogen oxides (NOx) trên mỗi GWh điện được sản xuất ra; trong khi đó, một trang trại gió 1 GW giúp cắt giảm được hơn 2,2 triệu tấn CO2 mỗi năm.

 

Hiện nay, các công trình điện gió Bến Tre lắp đặt có khoảng cách xa bờ 50 km, có độ sâu mặt nước biển nông đến trung bình. Trong khi đó, tiềm năng kỹ thuật điện gió ngoài khơi của Bến Tre trong vùng biển cách đường mép nước biển thấp nhất trung bình nhiều năm với khoảng cách xa bờ từ 0 - 200 km còn rất lớn.

 

Điện gió ngoài khơi xa

 

Với hiện hữu 65 km bờ biển cùng khoảng cách xa bờ 200 km, Bến Tre có quy mô hải vực tiềm năng phát triển điện gió có diện tích lên đến 1.300.000 ha, trong khi đó quy hoạch hiện nay là 39.350 ha; Bến Tre còn 1.260.650 ha diện tích hải vực; hơn nữa vùng biển nước sâu 60 – 1.000 m, cách bờ 200 m, ở độ cao 100m đạt hơn 7-10m/s, mật độ năng lượng gió có thể đạt 12 – 27 GWh/km2. Cho nên Bến Tre còn rất nhiều dư địa để phát triển điện gió, nhất là điện gió ngoài khơi xa và để đảm bảo phát triển bền vững rất cần quy hoạch tổng thể sử dụng không gian biển.

 

Ngày 16/12/2020, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định 2117/QĐ-TTg về việc ban hành Danh mục công nghệ ưu tiên nghiên cứu, phát triển và ứng dụng để chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0) nhằm mục đích định hướng, ưu tiên bố trí nguồn lực cho hoạt động nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ, trong đó có công nghệ tua bin gió tiên tiến (Advanced Wind turbine technologies) và lưới điện thông minh (Smart grids); đặc biệt hơn là 02 công nghệ này thuộc Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển theo Quyết định 38/2020/QĐ-TTg ngày 30/12 Thủ tướng Chính phủ. Với chính sách công nghệ cao nêu trên sẽ tạo động lực cho nhà đầu tư triển khai các dự án điện gió trên địa bàn tỉnh.

 

Bến Tre ngoài việc triển khai thực hiện ngay các chính sách của Trung ương về hỗ trợ công nghệ cũng đã kịp thời ban hành chính sách thu hút công nghệ của địa phương để đón đầu làn sóng đầu tư. Đó là Nghị quyết 31/NQ-HĐND của HĐND tỉnh ngày 09/12/2020 Về việc ban hành quy định một số chính sách hỗ trợ đổi mới, chuyển giao, ứng dụng công nghệ thông qua thực hiện nhiệm vụ KH&CN trên địa bàn tỉnh. Đối tượng áp dụng các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đổi mới, chuyển giao, ứng dụng công nghệ trên địa bàn tỉnh. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước trên địa bàn tỉnh thực hiện đổi mới, chuyên giao, ứng dụng công nghệ. Hỗ trợ thực hiện dự án hợp tác để triển khai các dự án đầu tư đổi mới công nghệ, bao gồm: đổi mới công nghệ, đào tạo, thuê chuyên gia hướng dẫn vận hành, sản xuất sản phẩm theo công nghệ mới với mức hồ trợ: 30% tổng kinh phí thực hiện dự án, tối đa 02 (hai) tỷ đồng/dự án. Hỗ trợ dự án chuyển giao công nghệ (Bí quyết kỹ thuật. Kiến thức kỹ thuật về công nghệ được chuyển giao dưới dạng phương án công nghệ, quy trình công nghệ, giải pháp kỹ thuật, công thức, thông số kỹ thuật, bản vẽ, sơ đồ kỳ thuật, chương trình máy tính, thông tin dữ liệu. Giải pháp hợp lý hóa sản xuất, đổi mới công nghệ. Mức hỗ trợ: 30% kinh phí của dự án chuyển giao công nghệ, tối đa 01 (một) tỷ đồng/dự án chuyển giao công nghệ.

 

Nguyễn Văn Cảnh - Trung tâm Thông tin sở hữu công nghiệp, trên bản đồ công nghệ năng lượng gió thế giới, có thể thấy rõ rằng đứng đầu trong lĩnh vực này là GENERAR ELECTRIC có 1.104 họ sáng chế, VESTAS WIND SYSTEMS có 592 họ sáng chế, STATE GRID CORPORATION OF CHINA có 590 họ sáng chế (cụ thể là động cơ, tua bin, máy móc, thiết bị, năng lượng; vận chuyển, kết cấu, điều khiển, công nghệ môi trường, đo đạc). Do đó việc chuyển giao, áp dụng công nghệ năng lượng gió vào tỉnh nhà hoàn toàn có thể.

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Công nghệ IOT cho hệ thống chiếu sáng thông minh
• Trí tuệ nhân tạo tạo sinh
• Bến Tre triển khai thực hiện Chiến lược phát triển năng lượng hydrogen của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
• Công nghệ bán dẫn và ngành công nghiệp bán dẫn
• Công nghệ vũ trụ ảo-metaverse
• Các lĩnh vực công nghệ tối quan trọng, cuộc chạy đua giữa các cường quốc
• Công nghệ năng lượng xanh
• Công nghệ mới nổi: Hydro xanh
• Xu hướng các công nghệ mới nổi
• Tiềm năng phát triển nền kinh tế nông nghiệp tuần hoàn ở Bến Tre
• Tiềm lực ngành tôm năm 2022
• Phát triển nông nghiệp tích hợp đa giá trị từ vườn dừa
• Kinh tế sông gắn phát triển đô thị
• Cải tiến máy xay tàu lá dừa góp phần vào chuỗi liên kết nâng cao giá trị nông sản theo hướng hữu cơ bền vững
• Ba Tri Tổ chức Chương trình tuyên truyền thông điệp và Phát động hưởng ứng Ngày chuyển đổi số quốc gia năm 2022