“Ngày tiêu chuẩn thế giới 14/10/2013-Tiêu chuẩn quốc tế tạo sự thay đổi tích cực”

Với phương châm: “Hướng tới một cuộc sống tốt đẹp hơn”, trong năm 2013, ba tổ chức tiêu chuẩn hoá hàng đầu thế giới là IEC, ISO và ITU đưa ra chủ đề định hướng: “Tiêu chuẩn quốc tế tạo sự thay đổi tích cực” nhằm nêu lên những lợi ích của các tiêu chuẩn quốc tế thông qua việc cụ thể hóa các yêu cầu.

Ngày nay, cộng đồng quốc tế đang phải đối mặt với những thay đổi của thị trường toàn cầu cũng như sự cần thiết của những giải pháp cân bằng trước các thách thức của nền kinh tế vĩ mô, cùng với yêu cầu cấp thiết phải có hành động thỏa đáng trước vấn đề biến đổi của khí hậu. Trong bối cảnh phức tạp này, các tiêu chuẩn quốc tế được xem như là những công cụ mạnh mẽ dẫn đến các thay đổi tích cực bằng cách cụ thể hóa các yêu cầu, từ đó giúp khai mở thị trường toàn cầu, cho phép tạo ra môi trường kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giúp giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Tiêu chuẩn quốc tế là sự thể hiện quan điểm chung của các chuyên gia hàng đầu thế giới thuộc nhiều lĩnh vực công nghiệp khác nhau, từ các ngành sản xuất năng lượng và hiệu quả năng lượng đến giao thông vận tải, các hệ thống quản lý, biến đổi khí hậu, y tế, an toàn và công nghệ thông tin truyền thông (ICT). Với tinh thần tự nguyện mang kiến thức của mình phục vụ cho lợi ích của công đồng, các chuyên gia từ các lĩnh vực này và từ nhiều lĩnh vực khác đã cùng nhau tạo ra các tiêu chuẩn để qua đó chia sẻ sự đổi mới với các quốc gia trên trên thế giới, đồng thời cung cấp cho các doanh nghiệp, chính phủ và xã hội nền tảng vững chắc cho những thay đổi tích cực.

Các tiêu chuẩn đã hỗ trợ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng ở các nước đang phát triển bằng cách đưa ra thực hành tốt nhất có thể giúp họ tránh “lãng phí thời gian để tạo ra những thứ đã có và được tối ưu trước đó bởi người khác rồi”. Sự tương quan chặt chẽ giữa tăng trưởng kinh tế và đô thị hóa, các tiêu chuẩn đang trở nên ngày càng quan trọng trong việc giúp các thành phố phát triển cơ sở hạ tầng theo hướng thông minh và bền vững hơn nhằm trở thành những nơi tốt hơn để sống.

Các tiêu chuẩn quốc tế đảm bảo rằng các sản phẩm, dịch vụ và môi trường trở sẽ trở nên dễ tiếp cận hơn cho những người khuyết tật.

Các tiêu chuẩn cũng được áp dụng như công cụ để giúp làm giảm biến đổi khí hậu bằng cách cải thiện hiệu quả năng lượng, giảm chất thải và phát thải khí nhà kính. Các tiêu chuẩn chia sẻ những phương pháp thực hành tốt nhất trong sản xuất năng lượng tái tạo, cung cấp các quá trình và các yêu cầu tiên tiến đối với việc tái chế và thải bỏ chất thải, và các công cụ để nâng cao hiệu quả và tính bền vững môi trường trong tất cả các lĩnh vực công nghiệp.

Các cơ quan tiêu chuẩn quốc tế như Ủy ban Kỹ thuật điện quốc tế - IEC (International Electrotechnical Commission), Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế - ISO (International Organization for Standardization) và Liên hiệp Viễn thông quốc tế - ITU (International Telecommunication Union) đã tạo ra sự gắn kết giữa hàng ngàn tiêu chuẩn quốc gia và khu vực, từ đó dung hòa được những phương pháp thực hành tốt một cách toàn diện, loại bỏ các rào cản kỹ thuật đối với thương mại và thúc đẩy việc chia sẻ những tiến bộ kinh tế, xã hội.

Những lợi ích đó cuối cùng sẽ được đưa đến cho người tiêu dùng với nhiều hình thức lựa chọn hơn, chất lượng cao hơn và giá thấp hơn. Hiện nay, IEC, ISO và ITU đang sử dụng những lợi ích đã được trải nghiệm qua thời gian của việc tiêu chuẩn hóa để tạo cầu nối cho việc đạt được sự đồng thuận toàn cầu về phương pháp tiếp cận tốt nhất trước những thách thức hiện tại về kinh tế, xã hội và môi trường. Các nguyên tắc được vận dụng trong các tiêu chuẩn quốc tế ngày nay thực sự phù hợp hơn bao giờ hết. Các tiêu chuẩn tiếp tục đảm bảo mang lại sự thay đổi tích cực bằng cách loại bỏ các rào cản trong trao đổi thông tin và hợp tác, và các hoạt động của IEC, ISO và ITU vẫn là trung tâm cho sự phát triển của các tiêu chuẩn nhằm chia sẻ kiến thức giữa các nước trên thế giới và cũng xây dựng nền tảng cho sự thịnh vượng toàn cầu.

Ba tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế hàng đầu:

- Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế-ISO (International Organization for Standardization): Là liên đoàn quốc tế của các cơ quan tiêu chuẩn hóa quốc gia và là tổ chức tiêu chuẩn hóa lớn nhất hiện nay. Mục tiêu của ISO là thúc đẩy sự phát triển của công tác tiêu chuẩn hóa và các hoạt động có liên quan nhằm tạo thuận lợi cho việc trao đổi hàng hóa và dịch vụ trên phạm vi toàn thế giới cũng như góp phần vào việc phát triển sự hợp tác trong lĩnh vực trí tuệ, khoa học, công nghệ và kinh tế.

- Ủy ban Kỹ thuật Điện Quốc tế-IEC (International Electrotechnical Commission): là tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa được thành lập sớm nhất (năm 1906). Mục tiêu của IEC là thúc đẩy sự hợp tác quốc tế về tiêu chuẩn hóa trong lĩnh vực điện, điện tử và các vấn đề có liên quan như: chứng nhận sự phù hợp tiêu chuẩn điện và hỗ trợ thông hiểu quốc tế.

- Liên minh Viễn thông Quốc tế-ITU (International Telecommunication Union): Liên minh được thành lập với mục tiêu ban đầu là tạo điều kiện thuận lợi cho việc bổ sung, sửa đổi thường xuyên những điều khoản của Công ước và những hiệp định quốc tế được ký kết trong lĩnh vực điện báo.

Kim Chi (Tổng hợp)

Tin tức khác cùng chuyên mục
• EU thông qua dự luật mới giảm rác thải bao bì, cấm đồ nhựa dùng một lần
• Chanh leo Việt Nam đang tiến gần hơn đến thị trường Australia
• Thông tin về Giấy Chứng thư khi xuất khẩu thủy sản sang Israel
• Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bến xe hàng
• Dụng cụ, hộp đựng và bao bì thực phẩm
• Công nghệ thực phẩm
• Thức ăn thủy sản
• Các chất khử trùng dùng để làm sạch thực phẩm
• EU thay đổi quy định về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật đối với nông sản
• Xuất khẩu nông sản sang Hàn Quốc cần lưu ý quy định mới
• Trung Quốc đồng ý xem xét hồ sơ cho Việt Nam xuất khẩu thịt gia cầm
• Quy định mới về kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường của Bộ Khoa học và Công nghệ
• Sản phẩm thịt chế biến
• Thực phẩm đóng gói sẵn
• Sản phẩm thực phẩm