Phóng thích ong ký sinh kiểm soát sâu đầu đen hại dừa tại xã Hòa Lợi

Chiều ngày 23/12/2021, tại xã Hòa Lợi, Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp chính quyền địa phương tổ chức phóng thích ong ký sinh kiểm soát sâu đầu đen hại dừa.

 

Đại biểu chụp ảnh lưu niệm trước khi tiến hành phóng thích. Ảnh: Minh Mừng.

 

Theo đó, Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh đã hướng dẫn 19 hộ dân tại 2 ấp Quí Hòa và Quí An Hòa, xã Hòa Lợi có vườn dừa bị sâu đầu đen gây hại tiến hành phóng thích 50.000 ong ký sinh. Việc phóng thích này nằm trong các hoạt động của đề tài “Nghiên cứu đánh giá xác định mức độ gây hại của sâu ăn lá dừa và xây dựng mô hình, đề xuất các giải pháp quản lý và phòng trị theo hướng an toàn sinh học trên địa bàn tỉnh Bến Tre” do Trường Đại học Nông Lâm phối hợp Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Bến Tre thực hiện. Cùng với huyện Thạnh Phú, nhóm nghiên cứu cũng tiến hành việc phóng thích ong ký sinh tại thị trấn Mỏ Cày, huyện Mỏ Cày Nam và xã Tân Phú Tây, huyện Mỏ Cày Bắc, mỗi địa phương 50.000 ong ký sinh.

 

Có 50.000 ong ký sinh được phóng thích tại xã Hòa Lợi. Ảnh: Minh Mừng.

 

Hướng dẫn hộ dân tiến hành phóng thích ong ký sinh. Ảnh: Minh Mừng.

 

Được biết, toàn huyện Thạnh Phú hiện có khoảng 11 ha vườn dừa bị sâu đầu đen gây hại được phát hiện, trong đó xã Bình Thạnh có khoảng 6 ha và Hòa Lợi 4,8 ha vườn dừa bị thiệt hại. Khi phát hiện sâu đầu đen, ngành nông nghiệp đã khẩn trương phối hợp với các xã nắm tình hình, thực hiện tốt việc điều tra, thống kê mức độ, diện tích nhiễm bệnh; thông tin, tuyên truyền về tác hại của dịch bệnh sâu đầu đen trên cây dừa; tổ chức thực hiện các biện pháp kỹ thuật quản lý tạm thời sâu đầu đen hại dừa theo hướng dẫn của ngành nông nghiệp…

 

 

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Nâng cao năng suất nuôi tôm rừng và tôm quảng canh
• Bến Tre nỗ lực thực hiện sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia
• Công nghệ khí hậu-xu hướng công nghệ trong năm 2024
• Thành quả của Trung tâm điều hành thông minh sau một năm vận hành
• Bến Tre tập trung đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong xây dựng nông thôn mới
• Tiêu sợi huyết - phương pháp vàng trong cấp cứu đột quỵ
• Hoa hậu chuyên nuôi tôm công nghệ cao Phan Thị Mỹ Linh
• Hiệu quả từ mô hình phục hồi vườn dừa bị thiệt hại do dịch hại sâu đầu đen
• Quy trình phòng chống hạn mặn trong chăn nuôi
• Đẩy mạnh phát triển vườn dừa hữu cơ, kinh tế hợp tác trong ngành dừa trên địa bàn tỉnh
• Các chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp huyện Thạnh Phú đạt nhiều thành quả nổi bật
• Giồng Trôm xây dựng vùng sản xuất tập trung gắn với hoàn thiện chuỗi giá trị dừa
• Mỏ Cày Nam ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo trong chuyển đổi số và đào tạo nhân lực trong nông nghiệp, nông thôn
• Tăng thu nhập nhờ mạnh dạn đa dạng hóa đối tượng nuôi
• Quản lý bệnh héo xanh trên cúc mâm xôi