Sản phẩm đạt giải ba Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên Nhi đồng toàn quốc năm 2021

Đó là đề tài nghiên cứu của nhóm tác giả: Lê Đăng Quang, Nguyễn Phan Tuấn Duy, Trường THPT Chê Ghê-va-ra; Trương Huỳnh Đạt, Nguyễn Thị Kim Ngân, Trường THPT Quản Trọng Hoàng; Lê Đăng Kim Ngân Trường THCS Thị trấn Mỏ Cày, huyện Mỏ Cày Nam, tham gia Cuộc thi Sáng tạo Thanh, thiếu niên, Nhi đồng tỉnh Bến Tre năm 2021.

 

Nhóm tác giả đã “Vận dụng giáo dục STEM để chế tạo mô hình tái hiện phong trào Đồng Khởi Bến Tre”, đây là mô hình đồ dùng dạy học, rất cần thiết cho giáo viên trong quá trình giảng dạy các môn lịch sử, giáo dục công dân, ngữ văn…, nhằm góp phần thực hiện thành công đổi mới phương pháp giáo dục, trong ngành giáo dục hiện nay.

 

Để thực hiện được đề tài, nhóm đã tập hợp các bạn có cùng sở thích đam mê nghiên cứu khoa học kĩ thuật. Mỗi thành viên trong nhóm sẽ đảm nhận từng công việc thuộc thế mạnh của mình, cả nhóm sẽ được nghiên cứu, trải nghiệm, chế tạo dưới sự hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn. Các em thành lập nhóm Zalo để thuận tiện cho việc trao đổi, nghiên cứu, học tập.

 

Mô hình thể hiện rõ nét về STEM: S:(Science-Khoa học), T:(Technology-Công nghệ), E:(Engineering-Kĩ thuật), M:(Mathematics-Toán học).

 

Việc nghiên cứu chế tạo ra mô hình của các tác giả, từ việc vận dụng các kiến thức đã học trong nhà trường, cũng như kết hợp với các kiến thức thực tế từ việc thực hành trải nghiệm và nghiên cứu trên các lĩnh vực khác như dựa trên một số nghiên cứu việc ứng dụng công nghệ tự động trong dạy học và thực tế cuộc sống (mô hình động cơ đốt trong, hệ thống khởi động động cơ đốt trong, gia công tự động trong trong cắt gọt kim loại-Môn công nghệ lớp 11; đi tham quan nhà bảo tàng truyền thống Đồng Khởi, được các hướng dẩn viên trực tiếp giới thiệu về những chiến tích lịch sử vẻ vang của người dân Bến tre trong Đồng Khởi năm 1960, đây là những tư liệu quan trọng để các tác giả thiết kế ra sản phẩm.

 

Mô hình tái hiện phong trào Đồng Khởi Bến Tre.

 

Mô hình được thiết kế gồm các bộ phận như: Mô hình sản phẩm; vị trí lắp đặt thiết bị điện tử (động cơ, bo mạch); vị trí gắn đèn; lập trình cho mạch điều khiển (Arduino) và các linh kiện khác; thiết kế hộp và nguyên vật liệu chế tạo vỏ hộp.

 

Hoạt động của Mô hình: mô hình được vận hành thông qua mạch điều khiển đã được lập trình sẳn. Mạch điều khiển sẽ điều khiển động cơ xoay đến hình ảnh chỉ định và điều khiển mạch âm thanh phát ra đoạn thuyết minh nội dung ghi âm đúng với hình ảnh minh họa bố trí trên họp được gắn trên trục của động cơ. Nguồn điện cung cấp cho hệ thống là nguồn điện một chiều, đảm bảo được độ an toàn cho người sử dụng.

 

Mô hình đã góp phần làm phong phú các dụng cụ đồ dùng dạy học; giúp giáo viên và học sinh nâng cao hiệu quả, chất lượng trong các tiết dạy lịch sử địa phương; mang lại cho du khách thích thú hơn, hiểu rõ hơn về phong trào Đồng Khởi Bến Tre khi đến tham quan tại các khu di tích, bảo tàng lịch sử của tỉnh. 

 

Đây là một mô hình mới lạ, có sự kết hợp kiến thức từ nhiều môn học để chế tạo, các chi tiết phần lớn được các em sử dụng từ vật liệu đã qua sử dụng. Sản phẩm đáp ứng rất tốt cho nhu cầu dạy và học trong nhà trường, phục vụ cho nhiều môn học.

 

Kết quả Ban tổ chức Cuộc thi Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên Nhi đồng toàn quốc đã trao giải ba cho nhóm tác giả nêu trên.

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Tập huấn nâng cao chất lượng tham gia Hội thi sáng tạo kỹ thuật, sáng kiến dành cho cán bộ quản lý, giáo viên cấp trung học
• GII 2023: Việt Nam tăng 2 bậc, xếp thứ 46/132 nền kinh tế
• Xu hướng tự chủ về Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo trong thời kỳ cạnh tranh chiến lược hiện nay
• Mỏ Cày Nam tập trung phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững
• Tổng kết hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Bến Tre lần thứ IX năm 2022-2023
• Thành phố Bến Tre: Khơi dậy sự sáng tạo, nghiên cứu khoa học của học sinh
• Chỉ đẫn địa lý – một trong các yêu cầu của nông nghiệp bền vững
• ChatGPT dùng để làm gì và mối đe dọa của nó đến một số ngành nghề
• Chương trình phát triển tài sản trí tuệ - công cụ quan trọng góp phần nâng cao giá trị, vị thế của sản phẩm địa phương
• Bến Tre triển khai thực hiện chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030
• Thu nhập khá nhờ trồng hoa kiểng
• Trương Văn Dương – Gương mặt trẻ thành đạt
• Gạo giống nàng keo góp phần xây dựng thương hiệu gạo Bến Tre
• Đổi mới sáng tạo và các đặc tính của nó
• Bến Tre có 02 mã vùng trồng và 03 cơ sở đóng gói sầu riêng được xuất khẩu sang Trung Quốc