Thạnh Phú tập trung phát triển khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

“Chuyển trọng tâm từ khởi nghiệp thoát nghèo, khởi nghiệp làm giàu sang khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; khởi nghiệp bằng “trí tuệ” kết hợp sức mạnh “công nghệ” dựa trên “tài nguyên bản địa”. Tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới, sáng tạo để bứt phá nhanh, bền vững” – Đây là một trong những mục tiêu thực hiện Chương trình “Đồng Khởi khởi nghiệp và Phát triển doanh nghiệp” tại huyện Thạnh Phú trong giai đoạn 2021-2025.

 

Ứng dụng khoa học công nghệ phát triển các sản phẩm chủ lực, lợi thế của huyện

 Ảnh: Minh Mừng.

 

Để phát triển khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong giai đoạn này, huyện đang tập trung thực hiện nhiều mục tiêu quan trọng. Trọng tâm là tiếp nhận, hỗ trợ và chuyển tiếp cho tỉnh ít nhất 06 dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong các lĩnh vực, trong đó ưu tiên hỗ trợ thành công ít nhất 01 dự án trọng điểm, 50% dự án khởi nghiệp thương mại hóa thành công. Hỗ trợ nâng cao năng lực, nền tảng ban đầu về đổi mới sáng tạo cho ít nhất 80 doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực như du lịch, nông nghiệp công nghệ cao, logistic, sản phẩm OCOP…, trong đó có 10% doanh nghiệp công nghệ số.  Hỗ trợ 05 lượt doanh nghiệp tham gia xây dựng, áp dụng và chứng nhận các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, chứng nhận sản phẩm hữu cơ, hệ thống truy xuất nguồn gốc; 05 doanh nghiệp xây dựng tiêu chuẩn, cơ sở thử nghiệm, giám định, kiểm định, chứng nhận chất lượng sản phẩm, hàng hóa; hỗ trợ để hình thành và phát triển được 01 doanh nghiệp khoa học công nghệ.

 

Theo đó, trong giai đoạn 2021-2025, huyện sẽ tập trung thúc đẩy khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trong hoạt động của doanh nghiệp thông qua việc đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về vai trò, vị trí của khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo; phổ biến thành tựu, kiến thức khoa học công nghệ, các mô hình ứng dụng hiệu quả; thí điểm, nhân rộng kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ cho các doanh nghiệp. Đẩy mạnh hợp tác công - tư trong việc thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ. Tăng cường liên kết giữa các tổ chức khoa học công nghệ với doanh nghiệp, lấy doanh nghiệp làm trung tâm. Thực hiện tốt chính sách khuyến khích, thúc đẩy doanh nghiệp gắn kết với các viện, trường để đưa nhanh kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ vào phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh. Thúc đẩy phong trào lao động sáng tạo của các tổ chức xã hội, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, hỗ trợ các hội thi, cuộc thi về sáng tạo khoa học kỹ thuật. Ứng dụng khoa học công nghệ phát triển các sản phẩm chủ lực, lợi thế của huyện. Ứng dụng công nghệ cao, công nghệ bảo vệ môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu. Ứng dụng thành tựu công nghệ 4.0 phát triển hạ tầng khoa học công nghệ số. Nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn phục vụ xây dựng chính sách, phát triển du lịch.

 

Huyện tập trung triển khai có hiệu quả chính sách hỗ trợ, khuyến khích các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, kinh doanh; Phổ biến thông tin, tư vấn chuyển giao, đánh giá công nghệ, các dịch vụ khoa học công nghệ; phát triển doanh nghiệp, tổ chức khoa học công nghệ. Phát huy sáng kiến, sáng tạo, sáng chế và giải pháp hữu ích. Hỗ trợ hình thành các tổ chức trung gian của thị trường khoa học công nghệ. Phát huy thế mạnh của các đối tác vùng, tiếp tục hợp tác tích cực với các viện, trường trên lĩnh vực nghiên cứu, chuyển giao và đào tạo nhân lực khoa học công nghệ, triển khai thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ gắn với các chương trình khoa học công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tăng cường kết nối với các doanh nghiệp để cùng tham gia phát triển khoa học công nghệ, thu hút nguồn vốn thực hiện các dự án phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.  

 

Việc hỗ trợ phát triển doanh nghiệp khoa học công nghệ cũng sẽ được huyện tập trung. Thúc đẩy liên kết viện, trường, các trung tâm nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ và doanh nghiệp nhằm hỗ trợ hình thành và phát triển doanh nghiệp khoa học công nghệ; xây dựng và ban hành cơ chế phù hợp tạo sự gắn kết giữa các viện nghiên cứu, trường đại học và doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp tiếp nhận kết quả khoa học công nghệ mới để hình thành các doanh nghiệp khoa học công nghệ. Đẩy mạnh hoạt động truyền thông về sản phẩm khoa học công nghệ, doanh nghiệp khoa học công nghệ để nâng cao giá trị thương hiệu, tạo uy tín đối với người tiêu dùng, giúp thương hiệu “doanh nghiệp khoa học và công nghệ” trở thành thương hiệu mạnh, nâng cao lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp khoa học công nghệ. Thúc đẩy hình thành doanh nghiệp khoa học công nghệ từ lực lượng doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, phối hợp với các cơ sở ươm tạo, viện/trường và các tổ chức hỗ trợ khác để tuyên truyền, phổ biến chính sách và hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đáp ứng điều kiện để được công nhận thành doanh nghiệp khoa học công nghệ. Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức về đổi mới công nghệ cho cán bộ quản lý doanh nghiệp. Xây dựng mô hình điển hình khởi nghiệp - đổi mới sáng tạo; tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên của huyện (du lịch, nông nghiệp, công nghệ số....) và chuỗi giá trị sản phẩm chủ lực của huyện.

 

Tiếp đến là triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ đối với doanh nghiệp khoa học và công nghệ. Việc triển khai có hiệu quả chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khoa học công nghệ, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo của trung ương và của tỉnh phải gắn với việc tận dụng triệt để hỗ trợ từ Đề án 884 theo hướng tập trung nguồn lực hỗ trợ. Thực hiện các quy định về điều kiện, quy trình chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với kết quả của nhiệm vụ khoa học công nghệ được đầu tư bằng nguồn ngân sách cho các cơ quan chủ trì và các tổ chức, cá nhân khác; đảm bảo nguyên tắc phân chia và hài hòa lợi ích theo quy định của pháp luật và tạo thuận lợi cho quá trình thương mại hóa sản phẩm khoa học công nghệ. Hỗ trợ doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn doanh nghiệp khoa học công nghệ theo quy định tại Nghị định số 13/2019/NĐ-CP ngày 01/02/2019 của Chính phủ.

 

Cùng với đó, huyện tăng cường hỗ trợ hoạt động nghiên cứu, thương mại hóa kết quả khoa học và công nghệ đối với doanh nghiệp khoa học và công nghệ; hỗ trợ các thủ tục có liên quan cho doanh nghiệp khoa học và công nghệ thực hiện chính sách ưu tiên, phát triển doanh nghiệp, cơ sở nghiên cứu khoa học và công nghệ của nhà nước để thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, hỗ trợ công nghệ, sản xuất thử nghiệm sản phẩm mới, phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ; chính sách ưu tiên sử dụng các sản phẩm khoa học công nghệ của doanh nghiệp khoa học công nghệ.

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Tập huấn nâng cao chất lượng tham gia Hội thi sáng tạo kỹ thuật, sáng kiến dành cho cán bộ quản lý, giáo viên cấp trung học
• GII 2023: Việt Nam tăng 2 bậc, xếp thứ 46/132 nền kinh tế
• Xu hướng tự chủ về Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo trong thời kỳ cạnh tranh chiến lược hiện nay
• Mỏ Cày Nam tập trung phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững
• Tổng kết hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Bến Tre lần thứ IX năm 2022-2023
• Thành phố Bến Tre: Khơi dậy sự sáng tạo, nghiên cứu khoa học của học sinh
• Chỉ đẫn địa lý – một trong các yêu cầu của nông nghiệp bền vững
• ChatGPT dùng để làm gì và mối đe dọa của nó đến một số ngành nghề
• Chương trình phát triển tài sản trí tuệ - công cụ quan trọng góp phần nâng cao giá trị, vị thế của sản phẩm địa phương
• Bến Tre triển khai thực hiện chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030
• Thu nhập khá nhờ trồng hoa kiểng
• Trương Văn Dương – Gương mặt trẻ thành đạt
• Gạo giống nàng keo góp phần xây dựng thương hiệu gạo Bến Tre
• Đổi mới sáng tạo và các đặc tính của nó
• Bến Tre có 02 mã vùng trồng và 03 cơ sở đóng gói sầu riêng được xuất khẩu sang Trung Quốc