Cải tiến phương pháp thu hoạch trái chôm chôm an toàn-hiệu quả

Hiện nay, Chợ Lách có rất nhiều vùng tập trung chuyên canh, sản xuất chôm chôm với sản lượng lớn, chất lượng cao, sản phẩm trái chôm chôm gần đây cũng được bán sang một số thị trường châu Âu, châu Mỹ. Mặc khác, trái chôm chôm được phân phối qua các siêu thị, chợ đầu mối của các thành phố lớn có yêu cầu ngày càng khắc khe hơn về chất lượng sản phẩm. Do vậy, để bán được sản phẩm sang các thị trường khó tính này đòi hỏi việc thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch rất nghiêm ngặt.

 

Theo tập quán, đa phần  nhà vườn thu hoạch trái thải trực tiếp xuống mặt đất đã có lót lá, để thu hoạch được nhanh.  Với phương pháp này, trái chôm chôm dễ bị va đập nhau, đặc biệt khi tiếp đất, lực cơ học tác động rất mạnh, trái tổn thương rất nhiều dẫn đến quá trình bảo quản bị ảnh hưởng, do đó, các thị trường khó tính sẽ không chấp nhận phương pháp thu hoạch này. Vì vậy, trái chôm chôm sau thu hoạch chỉ bán được tại các chợ truyền thống nên giá bán không cao; Ngoài ra, 1 số nhà vườn thu hoạch bằng phương pháp sử dụng cần xé hoặc giỏ treo trên cây, thu trái, cho vào giỏ, đến lúc giỏ đầy, đưa giỏ xuống từ từ bằng 1 sợi dây. Phía dưới cần phải có thêm 1 người phụ việc (xuống giỏ, chất trái ra, lên giỏ). Với phương pháp thu hoạch này, chúng ta thấy sẽ tốn nhiều công đoạn, thời gian thu hoạch lâu, chi phí thu hoạch cao, bên cạnh đó cũng không tránh khỏi va giập trầy xướt trái.

 

Trước tình trạng này, người trồng chôm chôm cải tiến phương pháp thu hoạch trái chôm chôm bằng máng trượt. Phương pháp thu hoạch này giúp trái chôm chôm sau thu hoạch hạn chế tổn thương cơ học, giảm thất thoát và bảo quản tốt sau khi thu hoạch; đồng thời phải giảm chi phí thu hoạch và tăng thu nhập cho người trồng chôm chôm.

 

Cách thực hiện: Thiết kế máng trượt, sau đó hái trái chôm chôm vào máng trượt, chôm chôm sẽ tự trượt theo máng xuống đến nơi mong muốn.

 

Thiết kế máng trượt:

Dùng 1 tấm bạt nhựa khổ 3m x 6m (có thể thay đổi kích thước tùy thuộc vào độ cao của cây). Dùng 1 thanh sắt Ø4 dài khoảng 1,5m tạo hình vòng cung rồi may vào giữa của 1 đầu của tấm bạt, sau đó cột  2 sợi dây dài khoảng 0,5m vào 2 góc của đầu này. 2 góc bạt còn lại cố định vào 2 thanh sắt (Ø6) dài khoảng 0,3m.

 


Hình 1: Hình máng trượt.

 

+ Lưu ý: Nên thiết kế máng trượt sao cho khi thu hoạch người hái ở mọi hướng trên cây có thể cho trái vào máng dễ dàng. Vị trí 2 nhánh cây được chọn có độ tương đồng để khi bạt được căng tạo hình máng nước.


Khi thu hoạch  ta dùng 2 góc bạt có may thanh sắt cột vào 2 nhánh của cây chôm chôm; vị trí chọn vào khoảng 2/3 chiều cao của cây, 2 góc bạt còn lại cắm xuống đất sao cho máng trượt tạo với mặt đất 1 góc 450 . 


Hiệu quả của phương pháp

Qua phân tích hiệu quả các phương pháp thu hoạch đã áp dụng, cho thấy: Thu hoạch theo  phương pháp 1 sẽ  giảm chi phí tiền công thu hoạch  giảm tỉ lệ thất thoát do va đập, trầy xướt từ đó giúp người trồng chôm chôm tăng thu nhập thêm 11.200.000 đồng/ha so với thu hoạch theo phương pháp 2; tăng thêm 121.625.000 đồng/ha so với cách thu hoạch phương pháp 3. (bảng 1).

 

 

Ngoài ra, thu hoạch theo phương pháp 1 dễ làm, nâng cao được nhận thức cho người trồng chôm chôm trong quá trình thu hoạch, tạo niềm tin cho các cơ sở thu mua trong quá trình bảo quản; Giảm thất thoát số trái bị loại trước khi đóng vào thùng, đảm bảo tốt trong khâu bảo quản sau thu hoạch; Nâng cao năng suất lao động, giải quyết được tình trạng thiếu công thu hoạch, an toàn cho người thu hoạch.

 

Phương pháp thu hoạch này đã được người dân trồng chôm chôm tại huyện Chợ Lách sử dụng khi được yêu cầu để đáp ứng thị trường về phương pháp thu hoạch trái chôm chôm vừa an toàn vừa mang lại hiệu quả cao.

 

Hình 2: Trái chôm chôm đã theo máng trượt xuống nơi mong muốn (nhân công chỉ trực tiếp lặt trái và đóng thùng, không phải thực hiện việc xuống giỏ, chất trái, lên giỏ.

 

Ghi chú:

(*)Các phương pháp thu hoạch: Phương pháp 1: Thu hoạch bằng máng trượt (phương pháp cải tiến); Phương pháp 2: Thu hoạch bằng giỏ treo; Phương pháp 3: Thu hoạch bằng cách hái và thải trực tiếp xuống nền đất có lót lá; 

(a)Tiền công hái trái cho 1 hecta= (tiền công 1 giờ) / (số kg trái thu được trong 1 giờ x (năng suất)

Trong đó:

+ Tiền công hái trong 1 giờ: 30.000 đồng;

+ Số kg trái hái trong 1 giờ: 43kg (thu hoạch bằng phương pháp 2); 59kg (thu hoạch bằng phương pháp 1,phương pháp 3) theo thực tế;

+ Năng suất: 25.000 kg/ha.

(b)Tiền công phụ việc = (tiền công 1 giờ) / (số kg trái thu được trong 1 giờ x (sản lượng) x 26,7%.

Trong đó:

+ Tiền công phụ việc trong 1 giờ: 20.000 đồng;

+ 26,7% là phần trăm thời gian người phụ việc (xuống giỏ, chất trái ra, lên giỏ) trong 1 giờ hái (tức khoảng 16 phút/giờ hái trái).

(c)Số tiền bị thất thoát do va giập, trầy xướt = (số kg trái bị loại) x (15.000 đồng - giá bán/kg trái bị loại).

Trong đó:

+ Số kg trái bị loại khi thu hoạch bằng phương pháp 1, 2 được tính bằng công thức:  (tỷ lệ va giập, trầy xướt) x (sản lượng); Số kg trái bị loại khi thu hoạch bằng phương pháp 3 là 100% năng suất (do tỷ lệ va giập, trầy xướt quá lớn).

+ Giá bán/kg trái bị loại khi thu hoạch của phương pháp 1, 2 là: 1.500 đồng/kg; và của phương pháp 3 là:10.000 đồng/kg (do tỷ lệ va giập, trầy xướt quá lớn nên tất cả sản lượng đều được bán với giá trị trung bình (hàng xô)).

+ 15.000 đồng là giá bán 1kg trái chôm chôm đạt tiêu chuẩn tại thời điểm tính toán).

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Nâng cao năng suất nuôi tôm rừng và tôm quảng canh
• Bến Tre nỗ lực thực hiện sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia
• Công nghệ khí hậu-xu hướng công nghệ trong năm 2024
• Thành quả của Trung tâm điều hành thông minh sau một năm vận hành
• Bến Tre tập trung đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong xây dựng nông thôn mới
• Tiêu sợi huyết - phương pháp vàng trong cấp cứu đột quỵ
• Hoa hậu chuyên nuôi tôm công nghệ cao Phan Thị Mỹ Linh
• Hiệu quả từ mô hình phục hồi vườn dừa bị thiệt hại do dịch hại sâu đầu đen
• Quy trình phòng chống hạn mặn trong chăn nuôi
• Đẩy mạnh phát triển vườn dừa hữu cơ, kinh tế hợp tác trong ngành dừa trên địa bàn tỉnh
• Các chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp huyện Thạnh Phú đạt nhiều thành quả nổi bật
• Giồng Trôm xây dựng vùng sản xuất tập trung gắn với hoàn thiện chuỗi giá trị dừa
• Mỏ Cày Nam ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo trong chuyển đổi số và đào tạo nhân lực trong nông nghiệp, nông thôn
• Tăng thu nhập nhờ mạnh dạn đa dạng hóa đối tượng nuôi
• Quản lý bệnh héo xanh trên cúc mâm xôi