Vai trò của khoa học và công nghệ trong chương trình đồng khởi khởi nghiệp

 

Ngày 11/3/2022, TS. Lâm Văn Tân-Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tham dự Hội nghị tổng kết 05 năm thực hiện Chương trình Đồng Khởi khởi nghiệp và Phát triển doanh nghiệp tỉnh Bến Tre; triển khai kế hoạch thực hiện Chương trình Đồng khởi khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp giai đoạn 2021 - 2025.

 

Chủ trì Hội nghị.

 

Trong 05 năm thực hiện Chương trình, kết quả thực hiện đã xây dựng hoàn thiện hệ sinh thái khởi nghiệp tỉnh Bến Tre. Chương trình đã tạo nên sự chuyển biến nhận thức, tạo được tiền đề cơ bản để thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh. Các ngành, các cấp tập trung thực hiện với nhiều hoạt động thiết thực; hoạt động truyền thông tạo được hiệu ứng sâu rộng, đã thu hút được các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh tham gia đồng hành cùng hỗ trợ thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp; công tác đào tạo, nâng cao năng lực được tổ chức có hiệu quả; hoạt động tư vấn, hỗ trợ được triển khai rộng khắp; việc hỗ trợ, kết nối nguồn vốn cho khởi nghiệp doanh nghiệp nhỏ và vừa được thực hiện khá tốt, đảm bảo vốn cho phát triển sản xuất, kinh doanh và triển khai các dự án, ý tưởng khởi nghiệp khả thi. Các hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp được chú trọng tổ chức gắn với hoạt động tại Không gian đổi mới sáng tạo Mekong (Mekong Innovation Hub).

 

Tại Hội nghị này, Sở Khoa học và Công nghệ đã được vinh danh và nhận Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh với thành tích xuất sắc trong thực hiện Chương trình Đồng Khởi khởi nghiệp và Phát triển doanh nghiệp giai đoạn 2016-2020.

 

Sở KH&CN nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh 

 (TS. Lâm Văn Tân người nhận Bằng khen đứng giữa).

 

Theo TS. Lâm Văn Tân-Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, thực hiện Chương trình Đồng khởi khởi nghiệp và Phát triển Doanh nghiệp, Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của tỉnh; Trong thời qian qua, ngành KH&CN Bến Tre đã có nhiều cố gắng, tạo nhiều thành công trong nghiên cứu ứng dụng, góp phần tạo luận cứ khoa học cho việc xây dựng các chính sách, phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu và xâm ngập mặn. KH&CN gắn bó với sản xuất và đời sống, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả ở hầu hết các ngành và trên các lĩnh vực.

 

KH&CN Bến Tre, từng bước thể hiện vai trò là động lực quan trọng trong phát triển kinh tế tỉnh nhà. Giai đoạn 2011-2020, năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP) tăng từ 24,23% (2011-2015) lên 36,1% (2016-2020). Trong năm 2021, tỷ trọng giá trị sản phẩm công nghệ cao và ứng dụng công nghệ cao trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh đạt 32,7%; Năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) đóng góp vào tăng trưởng đạt 42,5%. Tổng vốn huy động thông qua các nhiệm vụ KH&CN là 169.461 triệu đồng; Tỷ lệ ngân sách Nhà nước/ngoài ngân sách Nhà nước là 60.270/109.191 đạt 1:1,81; Năng lực thu hút nguồn lực tài chính từ ngân sách sự nghiệp KH&CN địa phương 43.000/126.461 triệu đồng, tương đương 1:2,94.

 

Năm 2021, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 tác động đến mọi mặt của đời sống KTXH, hoạt động KHCN&ĐMST tỉnh đạt được 1 số kết quả đáng khích lệ. Thực hiện quản lý và triển khai 63 nhiệm vụ KH&CN, trong đó có 04 nhiệm vụ cấp Nhà nước, nhằm giải quyết các vấn đề cấp thiết của địa phương; đã góp phần vào thành công của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; hỗ trợ theo chuỗi giá trị cho các sản phẩm quốc gia, sản phẩm địa phương (OCOP); thúc đẩy sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ.

 

Đổi mới mạnh mẽ về cơ chế, chính sách đã góp phần nâng cao tiềm lực và trình độ KH&CN của tỉnh. Hiện toàn tỉnh có 09 doanh nghiệp KH&CN đang hoạt động hiệu quả và 15 tổ chức KH&CN. Trong 05 năm, Quỹ phát triển KH&CN tỉnh đã xét hỗ trợ 16 dự án KH&CN đổi mới, chuyển giao công nghệ tạo ra sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao; hỗ trợ 03 doanh nghiệp tham gia Giải thưởng Chất lượng Quốc gia và tiếp tục triển khai đăng ký xác lập quyền bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm đặc thù của tỉnh. Kết quả này đã góp phần tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp hoạt động và phát triển cả về chất và lượng, nâng cao năng lực khoa học và công nghệ, xúc tiến thị trường; đóng góp nhiều hơn cho giá trị sản xuất, tăng trưởng kinh tế. Điển hình như sản phẩm từ dừa của tỉnh Bến Tre được xuất khẩu đi gần 90 quốc gia và trở thành nhóm hàng xuất khẩu chủ yếu trong tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh.

 

Một số sản phẩm từ dừa. Ảnh: Theo https://www.luongquoi.vn.

 

Cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 cho tất cả các thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực KH&CN (60/60); kiểm định 27.012 phương tiện đo; kiểm nghiệm 151 mẫu với 712 chỉ tiêu; cung cấp 840 thiết bị đo các loại; Tư vấn xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015 cho 18 doanh nghiệp, công bố TCCS (vàng, trang sức, mỹ nghệ) cho 10 doanh nghiệp; kiểm định 24 thiết bị (máy), kiểm xạ 35 phòng X-quang...

 

Thực hiện tư vấn và hỗ trợ trên 3.000 lượt cá nhân, doanh nghiệp khởi nghiệp. Hỗ trợ gần 2.000 lượt học viên tham gia các khóa tập huấn, đào tạo nâng cao năng lực khởi nghiệp, thúc đẩy kinh doanh; Tổ chức 20 lớp đào tạo trực tuyến về thiết kế bao bì nhãn hiệu sản phẩm, ứng dụng công nghệ số. Đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, tổ chức mô hình vận hành, sản xuất kinh doanh “mở” trong liên kết hợp tác, để tạo ra giá trị mới, cách làm mới, hiệu quả mới, tiếp cận nhanh với tốc độ phát triển của cuộc Cách mạng 4.0 hiện nay.

 

Mekong Innovation Hub trực tiếp hỗ trợ 07 dự án khởi nghiệp; thu hút 11 đơn vị đến làm việc tại không gian làm việc chung; phối hợp Trung tâm Kỹ thuật Điện toán - Đại học Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh thực hiện lắp đặt mô hình trình diễn trí tuệ nhân tạo nhận dạng đối tượng khi ra vào khu vực cố định; Tham gia 09 sự kiện về khởi nghiệp.

 

Kinh tế hợp tác, toàn tỉnh có 167 HTX, 10557 THT. Trong thời gian qua, ngành KH&CN đã tích cực hỗ trợ cho hoạt động của HTX, THT như chuyển giao KHKT vào sản xuất, xây dựng thương hiệu, truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm, hỗ trợ xây dựng sản phẩm OCOP, xây dựng chuỗi giá trị sản phẩm gắn với chuỗi giá trị của tỉnh, hỗ trợ xây dựng tiêu chuẩn hàng hóa, xác lập quyền sở hữu công nghiệp. Đặc biệt là hỗ trợ công nghệ cho hoạt động sản xuất chế biến. Kết quả các HTX, THT đã phát huy tốt vai trò xây dựng và phát triển các mối liên kết, gắn sản xuất với phát triển kinh doanh hiệu quả.

 

Ngoài ra, Sở KH&CN đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược về thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu khoa học với Viện KH&CN Việt Nam - Hàn Quốc (VKIST) trực thuộc Bộ KH&CN, tạo điều kiện 05 chuyên gia Hàn Quốc có trình độ khoa học kỹ thuật cao đến làm việc với tỉnh. Hợp tác với 20 trường đại học đào tạo 470 lượt người tham gia chuyên sâu, ứng dụng KH&CN.

 

Từ kết quả đó, đã góp phần thành công trong thực hiện Chương trình Đồng khởi khởi nghiệp và Phát triển Doanh nghiệp, Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của tỉnh Bến Tre; đã đóng góp cho hoạt động KHCN&ĐMST của cả nước, với sự thăng hạng trong bảng xếp hạng chỉ số ĐMST toàn cầu của Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới (WIPO), Việt Nam thăng hạng vượt bậc lên vị trí thứ 42/131 quốc gia được xếp hạng. Cũng trong bảng xếp hạng này, Việt Nam xếp thứ nhất về sự tiến bộ theo thời gian và thuộc top 50 nền kinh tế đạt được nhiều tiến bộ đáng kể nhất.

 

Trong năm 2021, ngành KH&CN đã đạt nhiều kết quả trong Chương trình Đồng khởi khởi nghiệp và Phát triển Doanh nghiệp, Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của tỉnh. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế như nguồn lực đầu tư cho KHCN, ĐMST còn ít; chưa ngan tầm với tốc độ phát triển xã hội và đổi mới công nghệ thế giới hiện nay. Các chính sách, quỹ khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của tỉnh còn hạn chế; chưa thu hút được các doanh nghiệp tham gia. Sự kết nối của Hệ sinh thái khởi nghiệp và Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của vùng và quốc gia chưa mạnh; chưa tạo được mô hình kiểu mẫu để nhân rộng.

 

Để triển khai thực hiện tốt Chương trình ĐKKN&PTDN, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo giai đoạn 2021-2025, TS. Lâm Văn Tân-Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ đề xuất 05 mục tiêu và giải pháp thực hiện cụ thể như sau:

 

1-Năm 2022 và những năm tiếp theo, dự báo bối cảnh trong nước và trên thế giới vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức do dịch COVID-19 vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, trước tình hình trên phát triển KHCN&ĐMST được coi là nhân tố quyết định để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, là yếu tố thúc đẩy phát triển nhanh và bền vững. Trong đó, nâng cao năng suất dựa trên KHCN&ĐMST, góp phần tạo động lực để các doanh nghiệp bức phá, phát triển mạnh mẽ sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tỉnh nhà.

 

2-Ngành KH&CN sẽ tiếp tục phát huy tối đa việc thực thi các chính sách, tạo điểm nhấn trong phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo như là một bộ phận trong hệ sinh thái đổi mới sáng tạo. Phối hợp nghiên cứu ứng dụng, nghiên cứu triển khai theo hướng doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác,…là đơn vị trực tiếp liên kết tiếp nhận và chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học.

 

3-Phát huy vai trò thúc đẩy, dẫn dắt hoạt động đổi mới sáng tạo tại Không gian đổi mới sáng tạo Mekong (Mekong Innovation Hub) với các nhiệm vụ trọng tâm: Xây dựng trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp - đổi mới sáng tạo và thúc đẩy văn hóa sáng tạo; Hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản phẩm và thị trường; Xây dựng trung tâm đổi mới sáng tạo kiểu mẫu liên kết các địa phương trong khu vực và kết nối quốc gia.

 

4-Phối hợp phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo để phát triển mạnh lực lượng doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo có tiềm năng tăng trưởng nhanh, tạo điểm sáng trong hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo tỉnh nhà. Hiện cả nước có trên 3.000 DN khởi nghiệp sáng tạo, Việt Nam được các tổ chức quốc tế đánh giá xếp thứ 3 trong nhóm ba hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo năng động nhất khu vực Đông Nam Á (sau Indonesia và Singapore).

 

5-Kết nối chặt chẽ HST khởi nghiệp sáng tạo quốc gia nhằm tranh thủ sự hỗ trợ góp phần thúc đẩy tính đổi mới sáng tạo, tính mở và tính liên kết nhất là các nguồn lực từ đội ngũ chuyên gia, trí thức, doanh nhân... trong và ngoài nước. Đồng thời, có thể hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong vấn đề mở rộng thị trường, hỗ trợ vốn, gọi vốn và đặc biệt là sự cộng hưởng nguồn trí tuệ toàn cầu.

 


Phát động kế hoạch thực hiện Chương trình Đồng khởi khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp giai đoạn 2 và Ngày hội đổi mới sáng tạo tỉnh Bến Tre (TS. Lâm Văn Tân-Giám đốc Sở KH&CN đứng thứ nhất từ phải sang).

 

Cũng trong Hội nghị này, TS. Lâm Văn Tân-Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ cùng với Lãnh đạo tỉnh đã tiến hành nghi thức phát động kế hoạch thực hiện Chương trình Đồng khởi khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp giai đoạn 2 và Ngày hội đổi mới sáng tạo tỉnh Bến Tre.

 

 

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Nghiệm thu đề tài “Tạo lập, quản lý, và phát triển chỉ dẫn địa lý “Thạnh Phú” cho sản phẩm gạo của huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo “Góp ý Quy trình kỹ thuật ương thuần dưỡng và nuôi thương phẩm cá bông lau trong ao đất tại Bến Tre”
• Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu thực trạng sụt lún, ngập úng và đề xuất giải pháp thích ứng tại xã đảo Hưng Phong, huyện Giồng Trôm”
• Quy định quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa
• Nghiệm thu đề tài “Khảo sát sự lưu hành của virus và đánh giá đáp ứng miễn dịch sau khi tiêm phòng vaccine viêm da nổi cục trên bò tại Bến Tre”
• Hội thảo “Một số giải pháp xây dựng sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu quy trình công nghệ và hệ thống thiết bị sơ chế, xử lý và bảo quản quả bưởi tươi phục vụ nội tiêu và xuất khẩu”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của kênh, rạch, mương trong chăn nuôi heo tại huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre”
• Công bố quy hoạch mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ công lập thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
• Khác biệt chưa biết về chỉ dẫn địa lý “Bến Tre” cho sản phẩm xoài Tứ Quý
• Phát hành hóa đơn điện tử ngay sau từng lần bán hàng xăng dầu
• Bến Tre: Tập huấn về cơ chế chi trả dựa vào kết quả - RBF và hướng dẫn nghiệm thu công trình khí sinh học trong chăn nuôi cho cán bộ kiểm tra chất lượng và thợ xây, thợ lắp đặt tại địa phương
• Hội thảo “Giải pháp khai thác hiệu quả các bãi bồi, cồn nổi ven sông trên địa bàn tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo “Nghiên cứu thực trạng sụt lún, ngập úng và đề xuất giải pháp thích ứng tại xã đảo Hưng Phong, huyện Giồng Trôm”
• Sản phẩm gạo “Thạnh Phú” được bảo hộ chỉ dẫn địa lý