Thạnh Phú quan tâm phát triển khoa học và công nghệ

Qua 01 năm triển khai thực hiện Kế hoạch số 67 của Ban Thường vụ Huyện ủy Về thực hiện Đề án số 04 ngày 29/01/2021 của Tỉnh ủy Về phát triển khoa học và công nghệ tỉnh Bến Tre giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến năm 2030; huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

 

Hoạt động khoa học và công nghệ được Huyện ủy; Hội đồng nhân dân huyện; UBND huyện; các phòng, ban, ngành; địa phương quan tâm thực hiện, qua đó cụ thể trong lĩnh vực nông nghiệp có sự tham gia của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trạm Khuyến nông, Trạm Chăn nuôi và Thú y và Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tham gia xây dựng, thực hiện các mô hình. Ngoài ra, các ngành có liên quan còn tạo thuận lợi cho việc đăng ký đề xuất các nhiệm vụ khoa học và công nghệ phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội huyện. Các tiến bộ kỹ thuật được ứng dụng chuyển giao cơ bản đã phát huy hiệu quả tốt trong sản xuất và đời sống, mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

 

Mô hình nuôi cá Hồng Mỹ thương phẩm của ông Võ Ngọc Bé ở xã Thạnh Phong, huyện Thạnh Phú. Ảnh: Văn Minh.

 

 Huyện còn chú trọng xây dựng hệ thống tổ chức bộ máy và phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ, đã thành lập 01 Hội đồng khoa học và công nghệ cấp cơ sở có nhiệm vụ tham mưu giúp UBND huyện trên lĩnh vực hoạt động khoa học và công nghệ.

 

Bên cạnh, tập trung triển khai, thực hiện các đề tài, dự án có liên quan đến hoạt động khoa học và công nghệ như: Đề tài Quản lý, phát triển nhãn hiệu chứng nhận cho sản phẩm xoài Tứ Quý huyện Thạnh Phú; Đề tài Nghiên cứu hiện trạng, tiềm năng và đề xuất giải pháp phát triển kinh tế - xã hội huyện Thạnh Phú đến năm 2030 và tầm nhìn 2050. Thực hiện Đề tài Đánh giá thực trạng sản xuất và xây dựng chuỗi giá trị xoài Tứ Quý tại huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre. Đề tài Nghiên cứu phát triển chuỗi giá trị đặc sản bản địa từ con ruốc tỉnh Bến Tre. Phối hợp thực hiện Đề tài Nghiên cứu nguyên nhân sạt lở, giải pháp công nghệ phòng chống và dự báo hành lang an toàn bờ sông trong điều kiện biến đổi khí hậu ở khu vực cồn Phú Đa, cồn Hưng Phong và rạch Vàm Rỗng. Nghiên cứu thử nghiệm mô hình nuôi cá Hồng Mỹ thương phẩm bằng thức ăn công nghiệp tại tỉnh Bến Tre.

 

Hiện nay huyện có 02 sản phẩm là chỉ dẫn địa lý của tỉnh là cua biển Bến Tre và tôm càng xanh Bến Tre. Nhãn hiệu chứng nhận “Giồng Luôngˮ cho các sản phẩm từ dừa của huyện Thạnh Phú đã được Cục Sở Hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận.

 

UBND huyện đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược về thúc đẩy các hoạt động khoa học và công nghệ với Trường Đại học Nguyễn Tất Thành và Công ty Cổ phần Nha đam Sài Gòn hợp tác thực hiện các hoạt động liên quan đến nghiên cứu phát triển và thương mại hóa sản phẩm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

 

Trong thời gian tới, huyện tiếp tục triển khai, quán triệt và tổ chức thực hiện tốt Kế hoạch số 67 về thực hiện Đề án số 04 của Tỉnh ủy Về phát triển khoa học và công nghệ tỉnh Bến Tre giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến năm 2030 cho cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và nhân dân trên địa bàn nhằm tạo sự đồng thuận, thống nhất cùng thực hiện. Triển khai các ứng dụng khoa học và công nghệ có hiệu quả vào lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản, y tế, bảo vệ môi trường và công nghiệp chế biến, sản xuất để tạo ra được một số sản phẩm chủ lực, đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội.

 

Đồng thời, tập trung đẩy mạnh chuyển giao các tiến bộ khoa học và công nghệ phù hợp với nông thôn, nhất là áp dụng công nghệ giống, công nghệ bảo quản và chế biến nông sản, thủy sản, tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng cho các sản phẩm nông nghiệp. Thay đổi máy móc, trang thiết bị hiện đại trong sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tạo ra nhiều sản phẩm mới có tính cạnh tranh cao trong nước và xuất khẩu.

 

Đẩy mạnh chuyển giao các tiến bộ khoa học và công nghệ phù hợp về các vùng nuôi trồng thủy sản, xử lý môi trường chăn nuôi, bảo vệ môi trường sinh thái trong điều kiện thích ứng với biến đổi khí hậu. Tăng cường thực hiện các đề tài, dự án lĩnh vực văn hóa - xã hội, công tác giảm nghèo. Nâng cao năng lực cạnh tranh của một số sản phẩm, ngành kinh tế ưu tiên,….

 

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Nghiệm thu đề tài “Tạo lập, quản lý, và phát triển chỉ dẫn địa lý “Thạnh Phú” cho sản phẩm gạo của huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo “Góp ý Quy trình kỹ thuật ương thuần dưỡng và nuôi thương phẩm cá bông lau trong ao đất tại Bến Tre”
• Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu thực trạng sụt lún, ngập úng và đề xuất giải pháp thích ứng tại xã đảo Hưng Phong, huyện Giồng Trôm”
• Quy định quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa
• Nghiệm thu đề tài “Khảo sát sự lưu hành của virus và đánh giá đáp ứng miễn dịch sau khi tiêm phòng vaccine viêm da nổi cục trên bò tại Bến Tre”
• Hội thảo “Một số giải pháp xây dựng sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu quy trình công nghệ và hệ thống thiết bị sơ chế, xử lý và bảo quản quả bưởi tươi phục vụ nội tiêu và xuất khẩu”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của kênh, rạch, mương trong chăn nuôi heo tại huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre”
• Công bố quy hoạch mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ công lập thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
• Khác biệt chưa biết về chỉ dẫn địa lý “Bến Tre” cho sản phẩm xoài Tứ Quý
• Phát hành hóa đơn điện tử ngay sau từng lần bán hàng xăng dầu
• Bến Tre: Tập huấn về cơ chế chi trả dựa vào kết quả - RBF và hướng dẫn nghiệm thu công trình khí sinh học trong chăn nuôi cho cán bộ kiểm tra chất lượng và thợ xây, thợ lắp đặt tại địa phương
• Hội thảo “Giải pháp khai thác hiệu quả các bãi bồi, cồn nổi ven sông trên địa bàn tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo “Nghiên cứu thực trạng sụt lún, ngập úng và đề xuất giải pháp thích ứng tại xã đảo Hưng Phong, huyện Giồng Trôm”
• Sản phẩm gạo “Thạnh Phú” được bảo hộ chỉ dẫn địa lý