Những vấn đề cần lưu ý trong chăm sóc vườn cây ăn trái đầu mùa mưa

Thời điểm bắt đầu mùa mưa thường gây một số bất lợi cho đất trồng như hiện tượng xì phèn làm giảm pH đất giảm đột ngột khiến cây trồng giảm sự sinh trưởng phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại nấm bệnh hại phát sinh. Để giúp cây trồng tăng tính chống chịu với điều kiện bất lợi cần thực hiện một số biện pháp chủ động trong giai đoạn này như sau.

1. Bón vôi nông nghiệp (CaCO3) để giúp hạn phèn cho đất trồng giúp cải thiện cấu trúc đất, tạo điều kiện cho các vi sinh vật đất có ích và cây trồng sinh trưởng, phát triển thuận lợi, giảm thiểu vi sinh vật có hại.

Bón vôi trên vườn sầu riêng.

 

- Cách bón: Bón vôi đều trên mặt liếp, dùng cào răng xới sâu 5-10cm để trộn vôi đều vào đất, sau đó, tưới làm nhiều lần để vôi tan thấm vào đất.

2. Kiểm tra và khai thông hệ thống kênh, mương nội đồng nhằm duy trì tưới tiêu chủ động, chống ngập úng làm nứt trái hoặc rụng trái non; chống ô nhiễm, rửa phèn mặn góp phần giảm chua cho đất.

 

3. Bón phân hữu cơ vi sinh 3-5 kg hoặc 10-15 kg phân hữu cơ ủ hoai, kết hợp với phân vô cơ với số lượng và tỉ lệ N:P:K phù hợp với tuổi và giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây. Chia lượng phân bón làm nhiều lần để giảm thất thoát do bay hơi, rửa trôi hoặc bị đất cố định.

 

4. Dùng phụ phế phẩm nông nghiệp có sẵn đậy liếp để giữ ẩm, chống xói mòn và đóng váng như tàu dừa khô, cỏ khô; phủ đất bằng cây họ đậu ngoài tán cây trồng.

 

5. Tỉa bỏ các cành vượt trong tán, cành bị sâu bệnh, cành đan chéo, cành ốm yếu bị che khuất không có khả năng quang hợp và cành bị suy yếu hoặc đã chết. Việc tỉa cành giúp cho cây có tỉ lệ cân đối giữa rễ và thân cành giúp cây phục hồi và phát triển mạnh trong vụ mới.

 

6. Kiểm tra vườn thường xuyên để phát hiện kịp thời sâu, bệnh hại nhằm phòng trị và quản lý với hiệu quả cao theo nguyên tắc quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) và sử dụng phân bón, thuốc BVTV theo nguyên tắc 4 đúng. Ưu tiên sử dụng vi sinh trong quản lý dịch hại.

 

Trên đây là một số biện pháp chăm sóc vườn cây ăn trái trong giai đoạn đầu mùa mưa nhằm cung cấp cho bà con nông dân những thông tin cần thiết để có thể áp dụng một cách hợp lý trên cơ sở hiện trạng vườn nhà của mình.

 

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Một số điểm đặc trưng trong quá trình sinh trưởng, phát triển cây mít ruột đỏ lá bầu
• Tỉa cành, tạo tán đối với cây ăn trái có thật sự cần thiết?
• Trồng ớt trong mùa mưa – những điều cần lưu ý để đạt năng suất và chất lượng
• Kỹ thuật trồng chanh dây theo hướng an toàn
• Phòng trừ sâu bệnh hại xoài trong mùa nắng
• Kỹ thuật trồng na Thái đạt năng suất và chất lượng
• Một số vấn đề cần lưu ý để có vườn đu đủ năng suất cao
• Lưu ý sâu bệnh gây hại cây bòn bon Thái vào đầu mùa mưa
• Một số giải pháp canh tác cây có múi trong điều kiện hạn mặn
• Một số ghi nhận từ việc xử lý ra hoa bòn bon
• Kỹ thuật ghép mãng cầu xiêm trên gốc cây bình bát và phòng trừ một số sâu hại trên mãng cầu xiêm
• Một số sâu hại phổ biến trên cây Sapô trong mùa nắng nóng
• Chăm sóc vườn cây có múi trong mùa mưa lũ
• Quản lý một số bệnh thường gặp trên đu đủ
• Phòng trừ rầy phấn trắng và bọ xít muỗi gây hại trên cây ổi