Bến Tre triển khai thí điểm tổ chuyển đổi số cộng đồng

Ngày 18/5/2022, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành quyết định số 2919/KH-UBND Triển khai thí điểm Tổ chuyển đổi số cộng đồng tại các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Bến Tre năm 2022 với yêu cầu triển khai có hiệu quả nền tảng số, công nghệ số đến từng ngõ ngách, gắn với cuộc sống của người dân. Các nội dung phải phù hợp với đặc thù của địa phương; người dân được tiếp cận công nghệ theo cách đơn giản, tự nhiên, xuất phát từ nhu cầu và tạo ra giá trị thiết thực. - Mỗi huyện, thành phố chỉ đạo thành lập 01 Tổ chuyển đổi số cộng đồng cấp huyện. - Mỗi xã, phường, thị trấn thành lập 01 Tổ chuyển đổi số cộng đồng cấp xã và lựa chọn thí điểm ít nhất 01 khu phố, ấp để thành lập Tổ chuyển đổi số cộng đồng khu phố, ấp.

 

Thời gian thực hiện thí điểm từ tháng 05/2022 đến hết tháng 10/2022. Thời gian đăng ký và ban hành Quyết định thành lập các Tổ chuyển đổi số cấp huyện, cấp xã và khu phố, ấp trên địa bàn tỉnh phải hoàn thành trước ngày 31/5/2022.

 

Theo đó, Tổ chuyển đổi số cộng đồng cấp huyện do Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố quyết định thành lập, không giới hạn về số lượng; Tổ trưởng là lãnh đạo Phòng Văn hóa thông tin, Tổ phó: Phó Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân huyện, thành phố; Bí thư Thành đoàn, Huyện đoàn. Các thành viên: các phòng, ban chuyên môn trực thuộc huyện, thành phố; Mời đại diện Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam huyện/thành phố, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện/thành phố, Hội Nông dân huyện/thành phố.

 

Tổ chuyển đổi số cộng đồng cấp xã có số lượng tối đa không quá 10 thành viên; Bí thư Đoàn thanh niên cấp xã làm Tổ trưởng. Tổ phó: 01 đồng chí đang công tác trên địa bàn cấp xã có khả năng tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ người dân sử dụng công nghệ số (ví dụ: Công an xã, công chức văn hóa – xã hội, cán bộ, công chức đang công tác tại các đoàn thể trong xã,…). Các thành viên: Là những người hiện đang sinh sống, công tác trên địa bàn cấp xã có lòng nhiệt tình hoạt động cộng đồng, có tư duy muốn chấp nhận và thử nghiệm cái mới, có kỹ năng sử dụng nền tảng số, công nghệ số, có khả năng tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ người dân sử dụng công nghệ số (ví dụ: Công an xã, cán bộ, giáo viên, y tế, đảng viên đương chức đang công tác tại các đoàn thể trong xã, nhân viên của các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin, người dân có khả năng sử dụng các nền tảng số, công nghệ số,…).

 

Tổ chuyển đổi số cộng đồng cấp khu phố, ấp tối đa không quá 10 thành viên; Thành phần: Bí thư khu phố, ấp làm Tổ trưởng; Tổ phó: Trưởng khu phố, ấp, Bí thư Đoàn thanh niên khu phố, ấp. Các thành viên: Là những người hiện đang sinh sống, công tác trên địa bàn khóm, ấp có lòng nhiệt tình hoạt động cộng đồng, có tư duy muốn chấp nhận và thử nghiệm cái mới, có kỹ năng sử dụng nền tảng số, công nghệ số, có khả năng tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ người dân sử dụng công nghệ số (ví dụ như: Giáo viên, nhân viên y tế, nhân viên của các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin, người dân có khả năng sử dụng các nền tảng số, công nghệ số, Đảng viên Chi bộ khu phố, ấp,...).

 

Nhiệm vụ của Tổ chuyển đổi số cộng đồng là tuyên truyền, hướng dẫn người dân các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước về chuyển đổi số đến các hộ gia đình, người dân trong khu phố, ấp; lắng nghe, tổng hợp ý kiến người dân về chuyển đổi số; khảo sát, thống kê thông tin, số liệu trong nhân dân. Báo cáo kết quả triển khai và đánh giá hoạt động của Tổ chuyển đổi số cộng đồng cấp xã và các khu phố, ấp định kỳ trước ngày 30 hằng tháng qua mạng, sử dụng các nền tảng số Việt Nam (ví dụ qua nhóm Zalo, Mocha hoặc các nền tảng số Việt Nam phổ biến khác). Nội dung báo cáo tập trung về kết quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ triển khai việc sử dụng nền tảng số, công nghệ số theo 03 trụ cột chính quyền số, kinh tế số và xã hội số; Đánh giá, rút kinh nghiệm hoạt động của Tổ chuyển đổi số cộng đồng cấp xã và các khu phố, ấp nhằm kịp thời đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động và phát huy tối đa chức năng, nhiệm vụ của các thành viên của Tổ chuyển đổi số cộng đồng; Nhân rộng mô hình điểm, cách làm hay của Tổ chuyển đổi số cộng đồng.

 

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Phát triển sản phẩm du lịch địa phương
• Thạnh Phú phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã theo hướng bền vững
• Giồng Trôm: Tổng kết thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/HU, ngày 11/12/2020 của Huyện ủy về thực hiện chuyển đổi số năm 2022
• Mekong connect 2022 chủ động nâng chất lượng liên kết, tích hợp để phát triển bền vững
• Hội thảo chia sẻ, giới thiệu về các mô hình năng lượng bền vững tại huyện Giồng Trôm
• Hội thảo “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp bổ cấp nguồn nước ngọt vào nước dưới đất (tầng nông) và đánh giá chất lượng nguồn nước phục vụ phát triển nông nghiệp thích ứng với nguy cơ hạn mặn”
• Hội thảo “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ số trong công tác quản lý chuỗi giá trị cây trồng chủ lực trên địa bàn tỉnh Bến Tre”
• Chợ Lách thúc đẩy phát triển kinh tế số
• Chợ Lách: Tổng kết mô hình áp dụng giải pháp canh tác vườn chôm chôm trong điều kiện biến đổi khí hậu theo hướng an toàn, chất lượng
• Bến Tre từng bước xây dựng và phát triển chuỗi giá trị ca cao
• Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất các sản phẩm từ bưởi da xanh”
• Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu tổ chức hội thảo khoa học kĩ thuật lần thứ 18
• Phê duyệt Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới
• Trung tâm Khoa học và Công nghệ tổ chức 14 lớp tập huấn cho nông dân
• Hội thảo “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp kỹ thuật để nâng cao hiệu quả nuôi tôm càng xanh toàn đực tại tỉnh Bến Tre”