Thạnh Phú sơ kết xây dựng chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp chủ lực và chương trình OCOP

Chiều ngày 06/6/2022, Ủy ban nhân dân huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre tổ chức hội nghị sơ kết 1 năm thực hiện nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp và 6 tháng đầu năm thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP).

 

Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Đào Công Thương; Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Mai Văn Hùng; Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lê Văn Tiến chủ trì hội nghị.

 

Đại biểu dự hội nghị. Ảnh: Minh Mừng.

 

Từ cuối năm 2020 đến nay, huyện tập trung xây dựng chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp chủ lực theo Kế hoạch số 06 ngày 18 tháng 8 năm 2020 của Ban Thường vụ Huyện ủy về nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp của huyện theo hướng phát triển bền vững giai đoạn 2020 - 2025 và định hướng đến năm 2030. Hiện nay, các chuỗi giá trị của huyện được hình thành và từng bước phát triển ổn định gồm: cây lúa, dừa, xoài; con bò, gia cầm và tôm biển. Trong đó, các chuỗi cây lúa, dừa và tôm biển đang hoàn thiện và phát triển mạnh, đang tập trung phát triển các loại hình sản xuất phù hợp theo từng vùng sinh thái theo hướng sản xuất hàng hoá, nhằm nâng cao giá trị sản xuất, tăng thu nhập. Công tác phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân được quan tâm hàng đầu, xây dựng, nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế phù hợp, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

 

Việc xây dựng sản phẩm OCOP cũng được huyện tập trung thực hiện, lựa chọn các các sản phẩm có tiềm năng, hỗ trợ các chủ thể xây dựng bộ hồ sơ sản phẩm OCOP. Kết quả, đến nay huyện có 1 sản phẩm OCOP đạt 3 sao, 3 sản phẩm OCOP đạt 4 sao. 6 tháng đầu năm, qua khảo sát tại các xã có 20 sản phẩm có tiềm năng xây dựng sản phẩm OCOP.

 

Cũng tại hội nghị, Ủy ban nhân dân huyện triển khai kế hoạch xây dựng tuyến đường xã, ấp kiểu mẫu. Kế hoạch đề ra các mục tiêu: năm 2022, mỗi xã chọn và xây dựng một tuyến đường ấp kiểu mẫu; năm 2023, mỗi xã có 50% ấp có tuyến đường ấp kiểu mẫu được huyện công nhận; năm 2024, mỗi xã có 100% ấp có tuyến đường ấp kiểu mẫu, chọn và xây dựng một tuyến đường xã kiểu mẫu; năm 2025, mỗi xã có 100% ấp có tuyến đường ấp kiểu mẫu, có 01 tuyến đường xã kiểu mẫu.

 

Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Đào Công Thương đề nghị các ngành, địa phương tập trung thực hiện đạt các chỉ tiêu xây dựng sản phẩm OCOP, chuỗi giá trị sản phẩm nông sản chủ lực, tuyến đường nông thôn mới kiểu mẫu theo kế hoạch đề ra. Trong xây dựng chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp chủ lực huyện, cần tập trung rà soát lại vùng nguyên liệu của các chuỗi sản phẩm chủ lực để tạo ra sản phẩm hàng hóa lớn. Thạnh Phú có các vùng sản xuất tập trung lớn như nuôi tôm biển, sản xuất cây dừa, nuôi bò… nên cần tập hợp người dân sản xuất lớn thông qua việc liên kết hợp tác. Các ngành, địa phương cần tập trung chấn chỉnh củng cố các hợp tác xã, tổ hợp tác; các hợp tác xã, tổ hợp tác đã thành lập nếu nhân sự chưa ổn cần củng cố ngay. Quan tâm vấn đề liên kết thị trường từ người dân đến các tổ hợp tác, hợp tác xã cho đến các doanh nghiệp để tạo đầu ra ổn định…

 

Về xây dựng sản phẩm OCOP, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện yêu cầu đến cuối năm 2022 mỗi xã, thị trấn quyết tâm phát triển ít nhất 1 sản phẩm OCOP dựa vào các sản phẩm tiềm năng. Các ngành huyện có liên quan hướng dẫn quy trình, hồ sơ đăng ký sản phẩm OCOP. Tập trung tuyên truyền, vận động người dân phát triển sản phẩm theo thị trường hàng hóa, mở rộng sản xuất để đáp ứng yêu cầu thị trường... Cùng với đó, tập trung thực hiện Kế hoạch xây dựng Tuyến đường nông thôn mới kiểu mẫu. Sau khi huyện hoàn thiện và ban hành kế hoạch thì từng địa phương cụ thể hóa bằng kế hoạch, triển khai cho cán bộ, đảng viên và vận động nhân dân cùng thực hiện.

 

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Nghiệm thu đề tài “Tạo lập, quản lý, và phát triển chỉ dẫn địa lý “Thạnh Phú” cho sản phẩm gạo của huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo “Góp ý Quy trình kỹ thuật ương thuần dưỡng và nuôi thương phẩm cá bông lau trong ao đất tại Bến Tre”
• Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu thực trạng sụt lún, ngập úng và đề xuất giải pháp thích ứng tại xã đảo Hưng Phong, huyện Giồng Trôm”
• Quy định quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa
• Nghiệm thu đề tài “Khảo sát sự lưu hành của virus và đánh giá đáp ứng miễn dịch sau khi tiêm phòng vaccine viêm da nổi cục trên bò tại Bến Tre”
• Hội thảo “Một số giải pháp xây dựng sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu quy trình công nghệ và hệ thống thiết bị sơ chế, xử lý và bảo quản quả bưởi tươi phục vụ nội tiêu và xuất khẩu”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của kênh, rạch, mương trong chăn nuôi heo tại huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre”
• Công bố quy hoạch mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ công lập thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
• Khác biệt chưa biết về chỉ dẫn địa lý “Bến Tre” cho sản phẩm xoài Tứ Quý
• Phát hành hóa đơn điện tử ngay sau từng lần bán hàng xăng dầu
• Bến Tre: Tập huấn về cơ chế chi trả dựa vào kết quả - RBF và hướng dẫn nghiệm thu công trình khí sinh học trong chăn nuôi cho cán bộ kiểm tra chất lượng và thợ xây, thợ lắp đặt tại địa phương
• Hội thảo “Giải pháp khai thác hiệu quả các bãi bồi, cồn nổi ven sông trên địa bàn tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo “Nghiên cứu thực trạng sụt lún, ngập úng và đề xuất giải pháp thích ứng tại xã đảo Hưng Phong, huyện Giồng Trôm”
• Sản phẩm gạo “Thạnh Phú” được bảo hộ chỉ dẫn địa lý