Thạnh Phú phát triển sản phẩm OCOP từ các mặt hàng tiềm năng

Ngay từ đầu năm 2022, Ủy ban nhân dân huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre đã xây dựng và triển khai kế hoạch số 815 về thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) huyện Thạnh Phú năm 2022. Đến nay, huyện có 4 sản phẩm được tỉnh công nhận sản phẩm OCOP là sản phẩm Ruốc Tuyết Hồng của công ty TNHH QT Hải Sản Xanh đạt 3 sao; 3 sản phẩm của công ty TNHH chế biến thủy sản Phát Huy gồm khô cá đù đỏ 1 một nắng, khô các rô phi 1 nắng và khô cá bông lau 1 nắng đạt 4 sao. Huyện đang tập trung chỉ đạo các ngành có liên quan, các xã, thị trấn triển khai thực hiện chương trình.

 

Các sản phẩm OCOP 4 sao của Công ty chế biến thủy sản Phát Huy, xã Thạnh Phong. Ảnh: Minh Mừng.

 

Qua thống kê danh sách các mặt hàng có tiềm năng phát triển sản phẩm OCOP tại huyện, các xã, thị trấn đăng ký 20 sản phẩm để phát triển OCOP gồm: nước màu dừa, bánh dừa, hủ tiếu, lạp xưởng, cốm gạo, bánh mì, dưa muối, mức dừa non, tắc xí muội, cơm cháy ngọt, cơm cháy chà bông, kẹo đậu phộng, tôm càng xanh, bánh tráng rế, xoài tứ quí, nghêu, bánh trung thu, yến xào, ốc mỡ, ốc cà na.

 

Phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch được huyện đánh giá là tiềm năng mới để người dân nâng cao thu nhập, nâng cao giá trị sản phẩm nên huyện cũng đang tập trung cho nội dung này. Khi đạt tiêu chuẩn OCOP sẽ tạo cơ hội để sản phẩm phát triển thương hiệu, mở rộng quy mô sản xuất, tăng giá trị sản phẩm gắn với phát triển du lịch, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.

 

Tuy nhiên, do đây là chương trình mới nên việc triển khai thực hiện còn gặp khó khăn trong việc hướng dẫn các chủ thể tham gia thực hiện các tiêu chí, tiến độ thực hiện còn chậm; một số địa phương chưa thật sự quyết liệt trong thực hiện chương trình nên sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên của huyện còn thấp; việc xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP còn gặp khó khăn...

 

Theo lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, từ nay đến cuối năm đơn vị sẽ tham mưu xây dựng và thực hiện kế hoạch kiểm tra, hỗ trợ, hướng dẫn các xã và chủ thể xây dựng và phát triển sản phẩm OCOP năm 2022. Kiến nghị các sở, ngành tỉnh liên quan, xem xét giảm thủ tục, hồ sơ sản phẩm OCOP.

 

Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Đào Công Thương yêu cầu mỗi xã, thị trấn quyết tâm phát triển ít nhất 1 sản phẩm OCOP dựa vào các sản phẩm tiềm năng trong năm 2022. Các ngành huyện có liên quan hướng dẫn quy trình, hồ sơ đăng ký sản phẩm OCOP. Tập trung tuyên truyền, vận động người dân phát triển sản phẩm theo thị trường hàng hóa, mở rộng sản xuất để đáp ứng yêu cầu thị trường....

 

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Kết nối giao thương sản phẩm OCOP tỉnh Bến Tre
• Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt dự khai giảng tại Trường THCS An Thới (Mỏ Cày Nam)
• Thạnh Phú: Tập huấn kỹ thuật canh tác lúa theo hướng hữu cơ
• Hội thảo khoa học tiềm năng ứng dụng thạch dừa trong sản xuất gạc cầm máu
• Tập huấn hướng dẫn phương pháp tính chỉ số năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) tỉnh Bến Tre
• Các công nghệ ứng dụng trong du lịch thông minh
• TP.HCM phối hợp Bến Tre kết nối Không gian Thương hiệu với thị trường công nghệ
• Ðẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học
• Hội thảo chỉ dẫn địa lý “Bến Tre” cho 02 sản phẩm bò và gà của tỉnh Bến Tre
• Giám sát việc triển khai thực hiện 1.500 ha nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn huyện Thạnh Phú
• Đoàn công tác Cục Sở hữu trí tuệ thăm làm việc tại Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bến Tre
• Thạnh Phú tập trung thực hiện Nghị quyết xây dựng huyện nông thôn mới giai đoạn 2020-2025
• Hội thảo đề tài “Sưu tầm, nghiên cứu và số hóa các tư liệu về hoạt động của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc ở Bến Tre”
• Quán triệt Nghị quyết số 36-NQ/TW của Bộ chính trị về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới
• Thạnh Phú tập huấn kiến thức về Chương trình OCOP cho các hợp tác xã